Thần Học Tân ước Phần 1

THẦN HỌC TÂN ƯỚC- George E. Ladd- Bùi Quý Đôn
(sao nguyên sách, thứ tự trang của Nhà Xuất Bản)

Chương 2

GIĂNG BÁP-TÍT

MỘT NHÀ TIÊN TRI MỚI. Ý nghĩa của chức vụ của Giăng Báp-tít chỉ có thể được đánh giá đúng khi xét đến bối cảnh lịch sử đương thời. Trong nhiều thế kỷ trước ông, đã lặng đi những lời tiên tri sống động. Thượng Đế đã không nói trực tiếp nữa với dân sự Ngài, thông qua tiếng nói loài người, để công bố ý chỉ của Ngài, để giải thích lý do mà dân Y-sơ-ra-ên bị dân ngoại đàn áp, để lên án cội lỗi của họ để kêu gọi cả dân tộc ăn năn, để khẳng định sẽ có đoán phạt nếu không chịu ăn năn, và để hứa giải cứu cho họ nếu họ biết đáp lời.
Thay vào những lời tiên tri sống động là hai dòng sinh hoạt tôn giáo có cùng nguồn gốc: Do Thái giáo và Khải Thị giáo. Do Thái giáo giải thích ý chỉ của Thượng Đế là con người phải nghiêm túc tuân theo các Luật lệ đã được ghi chép và được giải thích theo kiểu các nhà thần học Do Thái. Còn các nhà khải thị học thì bổ sung thêm, ngoài Luật Lệ của Chúa, những niềm hy vọng của họ về cự cứu rỗi mai sau, được ghi lại trong các bản điêu khắc. (l) Chúng ta không có bằng chứng rằng những nhà khải thị học, người đã làm những bản sao nguyên văn đồ sộ, đã từng đi vào nhân dân rao truyền như những người giảng đạo vệ sự cứu rỗi ờ ngày tận thế, nghĩa là bằng tiếng nói tiên tri báo tin cho quần chúng theo kiểu "Đức Chúa Trời phán như vậy”. Cũng không có bằng chứng rằng các bản chép tay này đã gây nên một phong trào quần chúng về ngày tận thế khuấy động họ chờ đón sự can thiệp sắp đến của Chúa để tạo nên vương quốc của Ngài. Những phong trào đó đã là kết quả tất yếu nếu các nhà biểu thị học đã biểu hiện tinh thần tiên tri chân chính. Những người Qum-ra đã tìm kiếm tuyệt đỉnh ước mơ của sự khải thị, nhưng họ đã bỏ cuộc và nít vào sa mạc.
Chúng ta lại có bằng chứng về khá nhiều phong trào chính trị hoặc quân sự chống lại chính quvền La Mã. Đánh vào chính quyền La Mã tức là chiến đấu cho Vương quốc của Chúa. Đông đảo quần chúng đã kế tiếp nhau đứng lên cầm vũ khí, không phải chỉ để đòi độc lập dân tộc, mà còn để đạt được Vương Quốc của Chúa, trong đó chỉ có Chúa (chứ không phải người La Mã) mới có quyền "'Cái trị nhân dân.(2)
 Mộc số học giả coi cộng đồng Qum-ran như một phong trào ngày tận thế đã được tiên tri. Quả thật là những người bè phái này rất tin họ đã được Đức Thánh Linh hà hơi. Nhưng sự hà hơi này giúp họ tìm thấy ý nghĩa mới của Cựu Ước chứ không phải để nói tiên tri: “Đức Chúa Trời phán như vậy”. Theo nghĩa thực của chữ này, cộng đồng Qum-ran là một phong trảo hợp pháp. Hơn nữa họ chẳng có lời tiên báo nào cho Y-sơ-ra-ên. Chính họ đã rút vào sa mạc, tuân giữ các Luật Lệ của Thượng Đế và chờ đợi Nước Trời sắp đến.
Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện bất ngờ của Giăng sẽ được đánh giá đúng dựa trên cơ sở này. Nhân dân Do Thái đang tức giận vì bị một dân tộc đa thần cai trị, tước đoạt mất đặc quyền thuộc về Chúa duy nhất. Họ đang khao khát đón chờ Vương Quốc của Chúa, nhưng lại cảm thấy Ngài vẫn lặng thinh, thì đột nhiên xuất, hiện một tiên tri mới, báo cho biết “Nước Trời đang đến gần”.
Khi tất cả đã chín mùi. Giăng cảm thấv một sự thôi thúc từ bên trong, buộc ông phải rời khỏi các trung tâm dân cư để đi vào sa mạc (Lu-ca 1: 80).(3)  Sau nhiều năm suy gẫm và chờ đợi Chúa, ‘'Lời của Chúa đã đến với Giăng" (Lu-ca 3:2). Tuân lệnh Ngài, ông đã xuất hiện ở thung lũng sông Giô- đanh công bố theo kiểu tiên tri rằng Nước Trời đã đến gần.
Y phục của Giăng - áo choàng bằng lông, thắt lưng da - có vẻ như cố tình bắt chước hình thức bên ngoài của một tiên tri (Xa-cha-ri 13:4;  II Các Vua 1:8). Do đó. một số học giả nghĩ rằng Giăng tự cho mình là Ê-li. (4) Nhưng Giăng đã từ chối phỏng đoán nàv (Giăng 1 :21).
Toàn bộ cách ăn mặc của Giăng là theo truyền thống tiên tri. Ông cống bố rằng Thượng Đế sắp hành động để thực hiện vương quyền của mình, biết trước được biến cố vĩ đai đó con người phải ăn năn. Bằng chứng của sự ăn năn là phải chịu báp-tem. Ông đã làm báp-tem cho nhân dân với thẩm quyền của một tiên tri vì đã nhận được Lời của Thượng Đế. Dễ dàng hình dung được những lời tuyên bố giật gân của nhà tiên tri mới này đã gây xôn xao dư luận như thế nào. Theo cách suy nghĩ của người Do Thái bấv giờ, Thượng Đế đã không [phán- BQĐ] trong nhiều thế kỷ qua, cuối cùng đến lúc này Ngài đang hoàn thành lời hứa của mình thông qua các tiên tri và thiết lập Nước Trời trên đất. Rõ ràng là tin về sự xuất hiện một tiên tri mới đã lan rất nhanh như một chất cháy qua khắp xứ Giu-đa và dẫn dắt nhiều đám đông đến tụ tập bên sông Giô-đanh để nghe những lời tiên tri và chịu làm theo yêu cầu của ông (Mác 1:5). Cuối cùng, sau một thời gian dài, Thượng Đế đã dấy lên một tiên tri để công bố ý thánh của Ngài (Mác 11:32; Ma-thi-ơ 14:5).
CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐANG ĐẾN GẦN. Lời công bố của Giăng về nếp sinh hoạt thánh sắp tới trong Nước Trời bao gồm hai khía cạnh. Sẽ có báp-tem hai lần: bằng Thánh Linh và bằng lửa (Ma-thi-ơ 3:11; Lu-ca 3:16). Trong một phân đoạn rất cô đọng về chức vụ của Giăng, Mác chỉ nêu báp-tem bằng Thánh Linh (Mác 1:8).
Có nhiều cách giải thích khác nhau về lời công bố này của Giăng. Đa số cho rằng Giăng chỉ thông báo về báp-tem bằng lửa. Ông công bố về cuộc phán xét sắp tới bằng lửa thanh lọc. Ý tuởng về  báp-tem bằng Thánh Linh được nhìn nhận như một sự thêm vào của Cơ Đốc nhân sau khi đã nếm trải Lễ Ngũ Tuần đầu tiên.(5) Một quan điểm khác: báp-tern tinh thần thì không phải bằng Thánh Linh mà bằng hơi  thở nóng cháy của Đấng Mết-si-a để đập tan mọi kẻ thù của Ngài(6) (Ê-sai 11 :8), hoặc bằng ngọn gió của sự phán xét thánh sẽ quét sạch mọi thứ rơm rác ra khỏi sân đạp lúa.(7)
Quan điểm thứ ba là Giăng công bố chỉ một phép báp-tem duy nhất bao gồm hai việc: trừng phạt kẻ ác nhưng lọc ra và tinh luyện những người công chính.(8)
Một quan điểm nữa được nêu lên xuất phát từ chính văn cảnh. Đẫng Sắp Đến sẽ làm báp-tem cho người công chính bằng Thánh Linh và cho kẻ ác bằng lửa. Như Dunn khẳng định, Giăng công bố chỉ một báp-tem duy nhất, nhưng đó báp-tem gồm hai thành phần. Dĩ nhiên, từ báp-tem mang nghĩa tượng trưng, và không liên quan gì với báp-tem bằng nước. Đúng là Cựu Ước và Do Thái giáo không chờ đợi Đấng Mết-si-a ban cho Thánh Linh.(9) nhưng không có lý do để phủ nhận một yếu tố mới ở Giăng.(10)
Niềm hy vọng tràn đầy Thánh Linh trong ngày tận thế có cơ sở vững chắc trong Cựu Ước. Trong một lời tiên tri của Ê-sai, Thượng Đế đã hứa sẽ đổ tràn Thánh Linh cho con cháu Gia-cốp để được tăng nhanh và tràn đầy sức sống (Ê-sai 44:3-5). Sự đổ tràn Thánh Linh cảa Đức Chúa Trời sẽ là yếu tố cơ bản có tác dụng biến đổi thời đại của Đấng Mết-si-a, khi đó Vua Mết-si-a sẽ trị vì trong sự công bình và thịnh vượng; công lý và hòa bình sẽ thắng thế (Ê-sai 32:15). Ê-xê-chi-ên đã hứa về
sự phục sinh của dân tộc khi nào Thương Đế đặt Thánh Linh của Ngài vào họ và cho họ cuộc sống (Ê-xê-chi-ên 37:14). Rồi Chúa sẽ cho dân sự Ngài tâm hồn và trí tuệ mới bằng cách đặt Thánh Linh của Ngài vào trong họ, tạo khả năng cho họ bước đi trên con đường tuân theo ý chỉ của Thượng Đế (Ê-xê-chi-ên 36:27). Một lời hứa tương tự được lặp lại trong Giô-ên [đoạn] 2:28-32. Cái Ngày vĩ đại và khủng khiếp ấy của Thượng Đế sẽ [kéo] theo sự đổ tràn Thánh Linh và những dấu hiệu trên trời và dưới đất như đã được khải thị. Giăng thông báo rằng những lời hứa này sắp được thưc hiện, không phải thông qua ông, mà là thông qua Đấng đến sau ông. Đấng sắp đến sẽ làm báp-tem bằng Thánh Linh. Công cuộc đổ tràn Thánh Linh Mết-si-a vĩ đại sắp diễn ra. Không có lý do xác đáng để khẳng định rằng Giăng chỉ công bố một báp-tem phán xét. Điều đó mâu thuẫn với nền tảng của niềm hy vọng đã được tiên tri.
Giăng cũng thông báo về một báp-tem bằng lửa. Từ vãn cảnh của lời tiên tri, điều này rõ ràng có liên quan tới sự phán xét. Ý nghĩa của báp-tem hai lần, bằng Thánh Linh và bằng lửa, được giải thích tiếp trong việc làm sạch 'sân đạp lúa: các hạt lúa sẽ được thu vào vựa, còn rơm rác, vỏ trấu sẽ được đốt sạch trong ngọn lửa không hề tắt (Ma-thi-ơ 3:12; Lu-ca 3:17).(11) Cách mô tả ngọn lửa “không hề tắt" chỉ cho ta thấy đó là sự phán xét trong ngày tận thế, vì nó đã mở rộng nghĩa thông thường của chữ rơm rác (Ê-sai 1:31: 66:24; Giê-rê-mi 7:20). Sự đến của Nước Trời, sự trừng phạt thần thánh sắp tới sẽ tác động lên tất cả mọi người. Sẽ có sự tách riêng ra: một số được thu góp vào vựa lúa thánh - họ sẽ được báp-tem bằng Thánh Linh; số khác sẽ bị quét đồn vào nơi trừng phạt và phải chịu báp-tem bằng lửa. Viễn cảnh này của này phán xét sắp tới còn được nhấn mạnh hơn trong lời cảnh cáo của Giăng: “Ai đã báo cho các ông chạy trốn khỏi cơn thạnh nộ sắp tới?” Sự phán xét đang đến gần và những cây không ra trái sẽ bị đốn đi và quăng vào lửa (Ma-thi-ơ 3:7-10; Lu-ca 3:7-9). Lời thông báo này có tác động rất mạnh mẽ vì ở một nước nghèo như Palestine, những cây không sinh trái thường không bị thiêu hủy mà được tiết kiệm để dùng vào những việc trong nhà hoặc sản xuất.(12) Trong thông báo của Giăng, những cây này sẽ bị đốt trong ngọn lửa phán xét không hề tắt.
Thông báo của Giăng về Nước Trời đã cho thấv trước những điều mong đợi trong Cựu Ưc sẽ được hoàn thành theo hai hướng. Bằng vương quyền. Thượng Đế sẽ thực hiện công cuộc cứu rỗi đối với người công chính và trừng phạt kẻ ác - hai chủ đề trung tâm xuyên suốt Cựu ước. Tính chất của sự đoán phạt thuộc loại đã khải thị. Sự đoán phạt bằng lửa không phải như cuộc trừng phạt lịch sử bằng chiến tranh đối với dân tộc Y-sơ-ra-ên, thông qua một tôi tớ đã được xức dầu (Ê-sai 45:1) mà là một sự đoán phạt các cá nhân trong ngọn lửa đã được khải thị, do Đấng Mết-si-a thực hiện. Cuộc đoán phạt ấy đã được báo trước trong Cựu Ước (Ma-la-chi 4: 1: Na-hum 1:6; Ê-sai 30:33),(13) và được phân tích kỹ trong suốt Kinh Thánh.
Giống như các tiên tri trong Cựu Ước, rõ ràng Giãng đã hình dung hai việc làm của Đấng Mết-si-a như hai mặt của một sự trừng phạt duy nhất, mặc dầu điều này không được xác định cụ thể. Không nghi ngờ gì nữa, Giăng đã nghĩ rằng chúng sẽ xảy ra đồng thời(14) Chúng sẽ được thực hiện bởi Đấng Mết-si-a, người mà Giăng đã chỉ mô tả bằng những nét bình thường, không tô son vẽ phấn: Đấng Sắp Đến (Ma-thi-ơ 3:11). Đó không phải là đanh hiệu của Đấng Mết-si-a thời bấy giờ. Tính chất của Đấng giải phóng Mết-si-a và công cuộc xét xử đã không được thể hiện rõ trong tư tưởng của Giăng. Giăng không dùng các từ "Đấng Mết-si-a”, "Con Loài Người”, 'Tôi Tớ Chúa” để gọi Ngài. Vì là Đấng Phán Xét đã được khải thị, nên Ngài phải là một bậc siêu nhiên, khác xa vua dòng Đa-vít. Các Thi Thiên của Sa-lô-môn, được viết không đầy một trăm năm trước đó đã báo trước một vị vua dòng dõi Đa-vít, Đấng đã được xức dầu của Thượng Đế, sẽ tiêu diệt hết kẻ ác bằng “Lời từ miệng Ngài” để thiết lập Nước Trời (Thi Thiên Sa-lô-môn 17:27), nghĩa là bằng
quvền năng siêu nhiên. Giăng còn báo trước những gì kỳ diệu hơn thế. Cuộc đoán phạt bằng lửa sẽ đưa dến biến cố kết thúc kỷ nguyên này và mở ra Kỷ Nguyên Đang Đến. Đáng chú ý rằng thông báo của Giăng vượt quá sự mong đợi thông thường trong Cựu Ước. Ở đây Đấng Mết-si-a vừa là Đấng Cứu Thế, vừa là Đấng Phán Xét. Trong khi đó, Cựu Ước chỉ nêu Ngài là vua dòng dõi Đa-vít mà không phải tôi tớ của Chúa để thiết lập Nước Trời.
BÁP-TEM CỦA GIĂNG. Để chuẩn bị cho nhân dân đón Nước Trời đang đến. Giăng kêu gọi họ ăn năn và chịu báp-tem bằng nước. Ăn năn (metanoia) là một ý tưởng trong Cựu Ước và chỉ có nghĩa là từ tội lỗi quay trở về (shub) với Chúa. Chúa đã kêu gọi những người Y-sơ-ra-ên bỏ đạo “hãy trở lại, xây bỏ thần tượng các ngươi, xây mặt khỏi mọi sự gớm ghiếc của các ngươi” (Ê-xê- chi-ên 14:6; xem 18:30; Ê-sai 55:6-7). Ý tưởng về sự biến đổi được biểu thị bằng thành ngữ quay về với Chúa (Ê-sai 19-22; 55:7; Ê-xê-chi-ên 33:11; Ô-sẻ 14:1; Gin-ên 2:13). Sự biến đổi biểu thị ý tưởng tốt hơn sự ăn năn. Sự ăn năn gợi ý trước hết là buồn về tội lỗi: meianoir biểu thị một sự thay đổi tâm trí; theo tiếng Hê-bơ-rơ nó có nghĩa là quay toàn bộ người lại với Chúa.
Sách Khải Thị ít nhấn mạnh đến sự biến đổi. Y-sơ-ra-ên là dân của Chúa, bởi vì chỉ có họ là dân tộc duy nhất nhận được Bô Luật của Chúa (). Chúa đã tạo nên thế giới này vì dân tộc Y-sơ-ra-ên ( ) và trao cho họ bộ luật để họ có thể được cứu ( ). Khi Chúa thiết lập Nước Trời, người Y-sơ-ra-ên sẽ được tập trung lại để hưởng ơn Cứu Chuộc của Đấng Mết-si-a ( ) và làm chứng về sự trừng phạt đối với người ngoại đạo (). Tuyển dân của Chúa đã vâng giữ Luật của Ngài, nhưng vẫn phải chịu nhiều tai họa đau khổ. Đó là một vấn đề đối với người viết khải thị.
Trong các bản chép tay của các giáo sĩ Do Thái (ra-bi), có sự mâu thuẫn bên ngoài khi nói về ăn năn. Một mặt, con cháu Áp-ra-ham tin rằng Đức Tin của ông đã làm cho tất cả người Do Thái đều được cứu chuộc.  (15) Mặt khác các ra-bi lại đánh giá rất cao sự ăn năn đến nỗi nó được gọi là học thuyết Do Thái về sự cứu-rỗi.  Lý do là sự ăn năn được hiểu dưới ánh sáng của Luật Chúa. Quan điểm teshuba, đang thịnh hành hồi bấy giờ, là hợp pháp. (17)  Sự biến đổi có nghĩa là quay trở vể với Luật Chúa, vâng giữ những ý chỉ đã được bày tỏ của Ngài. Vì vậy nó có nghĩa là phải làm những việc thiện. Sự biến đổi có thể được tái lập, khi người ta lại vi phạm những điều răn nhưng sau đó biết quay lại vâng lời.(18)
Ý tưởng về sự ăn năn cũng được nhấn mạnh trong các sách Qumran, trong đó những người bè phái này tự gọi họ là “những người đã biến đổi Y-sơ-ra-ên" (), và nhấn mạnh cả sự làm sạch bằng nghi lễ cũng như sự biến đổi nội tâm. "Đừng cho kẻ ác bước vào trong nước để đụng đến sự thánh khiết, bởi vì con người sẽ không tinh sạch nếu không được biến đổi, không thoái ra khỏi sự hiểm độc vẫn còn vi phạm Lời Ngài”. Những người bè phái tẩy uế  thânn thể hằng ngày để được tinh sạch theo nghi lễ. Nhưng nước tẩy rửa này chỉ có ý nghĩa với nhũng người có tư tưởng đúng đắn tương ứng ( ). Tuy nhiên, nhìn về toàn bộ, sự biến đổi Qumran có nghĩa là tách xã hội khỏi "những đứa con của bóng tối" và triệt để tuân theo cách giải thích Luật Chúa của những người bè phái này. Quan điểm của họ được tổng kết lại là "cách hiểu hợp pháp về sự biến đổi,” khi con người quay lưng lại tội lỗi và về căn bản tự tách mình khỏi những người có tội để tuân giữ Luật Chúa dưới hình thức trong sáng nhất của nó.”(l 9)
Báp-tem của Giăng phủ nhận mọi tư tưởng dân tộc hẹp hòi và “sự công chính hợp pháp", nhưng đòi hỏi con người phải thực tâm quay về với Chúa. Ông không chấp nhận một sự công chính giả tạo. Chỉ những ai ăn năn, những ai biểu thị sự ăn năn của mình bằng sự  thay đổi nếp sống và đạo đức mới thoái khỏi sự trừng phạt sắp tới. Thật là vô ích tin rằng mình là con cháu Áp-ra-ham nên sẽ được Đấng Mết-si-a cứu chuộc. Cây nào không ra quả thì phài chặt đi và thiêu hủy, mặc dầu,


theo lòng tin đương thời, chúng ta đã được Chúa trồng. (20) Cơ sở của sự cứu chuộc Mết-si-a là nếp sống đạo vững chắc, chứ không mang tính dân tộc. Bằng ngôn từ mạnh mẽ, Giăng đã báo trước cho các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái phải chạy trốn cơn thịnh nộ của Chúa, như bầy rắn trước đám lửa (Ma-thi-ơ 3:7). Một lần nữa, đây chính là ngôn ngữ nói về ngày tận thế được dùng trong Cựu Ước. (21) Cách nghĩ phổ biến của người Do Thái là cơn thịnh nộ của Thượng Đế chỉ giáng xuống dân ngoại (không phải Do Thái). Giăng chuyển cơn thịnh nộ sang những người Do Thái không biết ăn năn.
Lu-ca đã đưa ra những minh họa về sự đổi mới mà Giăng yêu cầu. Người giàu phải giúp đỡ người thiếu thốn. Người thu thuế phải không được thu nhiều hơn số qui định, thay vì ra tay đục khoét nhân dân. Đòi hỏi này sẽ làm cho họ bớt chênh lệch hơn trong cấu trúc kinh tế và xã hội mà họ là một thành phần. (22) Những người lính được khuyên phải thỏa mãn với tiền lương và không tham gia vào những cuôc cướp bóc bất chính.
Một câu hỏi được đặt ra: mối quan hệ chính xác giữa báp-tem của Giăng và sự tha tội là như thế nào? Nhiều học giả đưa ý nghĩa ban phước vào báp-tem; đó là “một cách ban phước của Chúa để tẩy sạch, có cả ý nghĩa tha tội và đổi mới". (23) Mác (1:4) và Lu-ca (3:3) nói về "một báp-tem ăn năn để (eis) được tha tội.” Lu-ca (3:3) chỉ ra rằng "ăn năn để (eis) được tha tội” là một mệnh đề hoàn chỉnh. Chúng ta hiểu mệnh đề này như là mộc sự diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của báp-tem. Chữ "để được" (eis) ở đây chỉ phụ thuộc vào sự ăn năn. Không phải “báp-tem” ăn năn làm cho được tha tội, mà báp-tem của Giăng là một sự biểu hiện của “sự ăn năn”, và nhờ đó được tha tội. (24)
 NGUỒN GỐC PHÉP BÁP-TEM CỦA GIĂNG. Các học giả không nhất trí với nhau về nguồn gồc của báp-tem của Giăng. Một số (Ro-bin-xơn, Brao, Xcô-bi) cho rằng Giăng đã phỏng theo lễ tẩy uế của người Qum-ran để làm báp-tem ăn năn của ông. Xcô-bi đã trích dẫn nhiều đoạn trong “sách về kỷ luật”, liên quan đến phép tẩy uế đầu tiên (báp-tem). (25) Tuy nhiên có phải người Qum-ran đã thực hiện phép báp-tem đầu tiên hay không, đó là điều hoàn toàn không rõ ràng. Văn cảnh trong những đoạn đó mô tả sự tẩy uế hằng ngày của những người thuộc giáo phái này. (26) Cũng có thể Giăng đã phỏng theo phép rửa hằng ngày của người Qum-ran để làm thành một nghi lễ báp-tem tận thế, duy nhất, không được phép lặp lại.
Một số học giả khác quan niệm báp-tem là nền tảng đẩu tiên cho người mới nhập đạo. Khi những người ngoại đạo muốn theo Do Thái giáo, họ phải chịu một nghi lễ tắm rửa (báp-tem), lễ cắt bì và dâng của lễ. Vấn đề là báp-tem nhập đạo này có tồn tại trước Tân Ước không? điều này đôi khi bị phủ định, (27) trừ một số chuyên gia về văn học Do Thái. (28) Vì phép nhúng nước cho người mới nhập đạo đã được bàn đến trong cuốn The Mishnah của trường phái HiHel và Shammai, (29) nên chúng ta có cơ sở để cho rằng nghi lễ này đã có rất gần thời Tân Ước.
Một vài học giả chứng tỏ có sự quá nghịch lý khi Giăng đánh giá người Do Thái là những người theo tà giáo, (30) trừ khi ta công nhận điều sau đây lả mấu chốt trong báp-tem của Giăng. Sự đến gần của Nước Trời có nghĩa rằng người Do Thái có thể thấy không an toàn dù cho họ là con cháu Áp-ra-ham, rằng những người Do Thái không ăn năn sẽ không có gì chắc chắn hơn dân ngoại trong việc được vào Nước Trời, rằng cả người Do Thái và dân ngoại đều phải ăn năn và phải thể hiện sự ăn năn ấy qua việc chịu báp-tem.
Có một số điểm tương tự giữa báp-tem của Giăng và báp-tem cho người mới nhập đạo. Trong cả hai nghi lễ, người chịu báp-tem tự nhúng mình hay được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Cả hai báp-tem đều bao gồm yếu tố đạo đức trong đó người được báp-tem đã đoạn tuyện hoàn toàn với nếp sống cũ và tự dâng mình cho đời sống đi. Cả hai nghi lễ đều mang ý nghĩa kết nạp người
được báp-tem vào một hội đoàn mới: một bên là hội đoàn của người Dn Thái, bên là hội của những người đã được chuẩn bị để dự phần cứu chuộc trong vương quốc của Đấng Mết- si-a. Khác với lễ tẩu uế thông thường của người Do Thái, hai nghi lễ này chỉ được làm một lầu trong đời cho mỗi người.
Tuy nhiên, có một vài sự khác nhau căn bản giữa hai báp-tem. Báp-tem của Giăng mang tính chất tận thế, nghĩa là lý do hiện hữu của nó là để chuẩn bị vào Nước Trời sắp đến. Chính vì thế mà báp-tem của Giăng không được lặp lại. Sự khác nhau rõ rệt nhất là báp-tem nhập đạo chỉ dành cho dân ngoại, còn báp-tem của Giăng được thực hiện cả cho người Do Thái.
Cơ sở báp-tem của Giăng có thể không phải từ người Qum-ran, đã không phải từ lễ báp-tem cho người nhập đạo Do Thái, mà chỉ đơn giản là từ những nghi thức tẩy uế trong Cựu Ước. Các thầy tế lễ phải tự tắm rửa để chuẩn bị cho chức vụ của mình trong nhà thờ, còn nhân dân phải tiến hành tẩy uế trong nhiều dịp khác nhau (Lê-vi ký 11 - 15; Dân số ký 19). Có nhiều lời tiên tri khuyên làm sạch đạo đức dưới hình thức rửa sạch bằng nước (Ê-sai 1:16; Giê-rê-mi 4:14) và báo trước về phép làm sạch của Chúa vào thời kỳ sau cùng (Ê-xê-chi-ên 36:25; Xa-cha-ri 13:1).  Hơn nữa, Ê-sai 44: 3 còn kết hợp quà tặng của Đức Thánh Linh với phép tinh lọc trong tương lai. Dù dựa trên cơ sở nào đi nữa, Giăng cũng đã cho một ý nghĩa mới đối với nghi lễ nhúng nước khi ông kêu gọi ăn năn vì Nước Trời gần đến.
CHÚA GIÊ-XU VÀ GIĂNG. Ý nghĩa của chức vụ của Giăng đã được Chúa Giê-xu giải thích tronsg một đoạn khó hiểu (Ma-thi-ơ 11:2). Sau khi bị tù, Giăng cho các môn đệ của mình đến hỏi Chúa Giê-xu xem có phải Ngài là Đấng Cứu Thế không. Nhiều người đã giải thích điều này có nghĩa rằng trong khi bị Hê-rối An-ti-pha tống giam, Giăng đã nản lòng và bắt đầu nghi ngờ tính xác thực trong lời kêu gọi và tiên tri của chính ông. Tuy nhiên đầu mối của vấn đề tìm thấy trong Ma- thi-ơ 11 :2. “Khi Giăng ở trong ngục nghe nói về các công việc của Đấng Christ” vấn đề là ở chỗ đấy không phải những việc làm mà Giăng mong đợi. Đã không có báp-tem nào bằng Thánh Linh hay bằng lửa cả. Nước Trời đã không tới. Thế giới vẫn nguyên như cũ. Chúa Giê-xu chỉ giảng về tình yêu thương và chữa lành bệnh cho nhân dân mà thôi. Đó là những điều Giăng không mong đợi ở Ngài. Ông không bao giờ hoài nghi về những lời kêu gọi và tiên tri của mình, mà ch thắc mắc có phải Chúa Giê-xu đúng là người mang Nước Trời đến với quyền năng đã được khải thị không.
Trong câu trả lời, Chúa Giê-xu đã khẳng định lời tiên tri của Ê-sai về Đấng Mết-si-a đang được thực hiện trong chức vụ của Ngài. Thời đại hoàn thành lời tiên báo tiên tri đã tới. Rồi Ngài mở một dấu ngoặc ngợi khen Giăng: Chưa có ai ở đời này lớn hơn Giăng, nhưng người nhỏ nhất trong Nước Trời cũng lớn hơn ông ta. “Từ khi Giăng truyền giảng và làm báp-tem đến nay, Nước Trời đã bị bạo lực xâm lấn (biazeta’i). Vì tất cả luật pháp và lời liên tri đều đã được công bố cho đến những ngày của Giăng" (Ma-thi-ơ 11:11-13). Rồi Chúa Giê-xu khẳng định Giăng chính là Ê-li, người có nhiệm vụ rao truyền Thời Đại của Đức Chúa Trời (Ma-la-chi 4:5). Không thể xác định chắc chắn cụm từ “những ngày của Giăng" có ý nghĩa bao hàm hay ngoại trừ: bắt đầu với nhng ngày của Giăng hay là từ sau Giăng. Wink đã phân tích rất chi tiết và kết luận rằng giới từ apo trong cách nói đó luôn luôn có ý nghĩa bao hàm. Nói cách khác, Giăng cũng nằm trong Thời Đại Nước Trời.(31)  Tuy nhiên, điều này dường như không chính xác. Trong Ma-thi-ơ 1:17, giới từ “từ” trong mệnh đề “từ vua Đa-vít cho đến thời kỳ lưu đày" lại có ý nghĩa loại trừ, tức là không kể đời vua Đa-vít. Ông thuộc về giai đoạn trước "Từ Ap-ra-ham đến Đa-vít. Mệnh đề “và từ ngày đó không ai dám hỏi Ngài nữa’’ (Ma-thi-ơ 22:46) có nghĩa là "sau ngày đó”. Chữ “từ” ở đây mang tính chất loại trừ vì trong ngày đó họ vẫn còn đang hỏi Chúa Giê-xu. Hơn nữa, theo văn cảnh, nếu người nhỏ
nhất trong Nước Trời còn lớn hơn Giăng (Ma-thi-ơ 11:11), thì Giăng không thể trong Nước Trời được mặc dù ông là nhà tiên tri lớn nhất. (32) Thực tế, ông là nhà tiên tri sau cùng: Ông là người chấm dứt kỷ nguyên Luật Pháp và tiên tri. Từ sau Giăng, Vương Quốc của Thượng Đế đang được hình thành trên thế giới này và người nhỏ nhất trong thời đại mới cũng nhận biết được những ơn phước lớn hơn Giăng đã biết vì tự họ cảm nhận được niềm vui theo Đấng Mết-si-a và những ơn lành khi đi theo Ngài. Giăng là người rao truyền, bật tín hiệu kết thúc thời đại cũ và mở đầu cho bình minh của thời đại mới.
GIĂNG TRONG SÁCH PHÚC ÂM THỨ TƯ. Chức vụ của Giăng được ghi lại trong sách Phúc Âm thứ tư hoàn toàn khác với các bản Phúc Âm Cộng Quan (Synoptics). Giăng mô tả Đấng sắp Đến là Chiên Con của Thượng Đế, người gánh hết tội lỗi cho nhân loại (Giăng 1:29). Ngày nay người ta thường cho rằng qua bản tường trình của Giăng, có thể thấy được nhà thờ Cơ Đốc đã giải thích lại chức vụ của Giăng dưới ánh sáng của những việc Chúa Giê-xu đã làm. () Vì vậy bản tường trình của Giăng không phải là một chuyện lịch sử mà là một cách giải thích lại có tính chất thần học. (33) Tuy nhiên kết luận này hoàn toàn không cần thiết và đã bỏ qua một số thực tế quan trọng. (? Phúc Âm Giăng bao hàm cả những biến cố trong các Phúc Âm Cộng quan. Điều này được thấy rõ trong Giăng 1: 32-33, sau khi Chúa Giê-xu chịu báp-tem, (?) Phúc Âm thứ tư không ngụ ý đưa ra một câu chuyện khác đối với các Phúc Âm Cộng Quan, mà giới thiệu một truyền thuyết độc lập.
Giăng Báp-tít đã công bố rõ ràng hơn về chức vụ của Mết-si-a (Giăng 1:32.33). Điều đó được coi là cách giải thích riêng của ông sau khi đã thấy các hiện tượng xảy ra khi Chúa Giê-xu chịu báp- tem, và đối chiếu với những dấu hiệu đã được Đức Chúa Trời soi dẫn. Cần nhớ rằng chức vụ của Giăng Báp-tít, được ghi trong các sách Phúc Âm Cộng Quan, có một số điểm phản ánh ý tưng khải thị và tận thế hồi bấy giờ, nhưng cũng có những yếu tố khác biệt rõ rệt hơn.  “Sự bí mật thuộc về bản chất của những hiểu biết tiên tri và sự thần cảm” không thể giải thích được theo phương pháp luận tự nhiên, rết bị hạn chế. (34) Vì vậy các sử gia Cơ Đốc không phủ nhận tính hiện thực của nó, một trong những yếu cố căn bản của truyện tích Kinh Thánh. Sự thần cảm tiên tri ấy, dưới ánh sáng kinh nghiệm trong cuộc gặp Chúa Giê-xu, đã bảo Giăng công bố về những việc siêu phàm sắp diễn ra để thực hiện sự cứu chuộc Mết-si-a, và thôi thúc ông nói thêm những điều khác nữa. Khi Chúa Giê-xu đến với Giăng để chịu báp-tem, ông nhận ra rằng Ngài đang đứng trong tư thế khác hẳn người trần tục. Chúa Giê-xu không có tội để thú, cũng chẵng có gì để ăn năn. Giăng đã nhận biết sự vô tội của Chúa Giê-xu nhờ trao đổi với Ngài hay chỉ do sự soi dẫn tiên tri? Chúng ta không thể khẳng định được. Có thể là do cả hai yếu tố. Dù sao đi nữa, Giăng cũng cảm thấy con người đầy tội lỗi của mình bị lên án khi so sánh với sự vô tội của Chúa Giê-xu. Nhưng Chúa đã động viên.Giăng làm phép báp-tem cho Ngài: “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy." (Ma-thi-ơ 3: 15). Khi đang làm báp-tem, Thượng Đế đã chỉ cho Giăng thấy Chúa Giê-xu không những chỉ vô tội mà còn là chính là Đấng Sắp Đến mà ông đã rao truyền (Giăng 1:31 -33).  Khi suy gẫm sâu sắc hơn về ý nghĩa những biến cố này, ông đã được thần cảm để đưa thêm đặc điểm mới cho lời tiên tri của mình: Đấng Sắp Đến chính là Chiên Con của Thượng Đế, gánh hết tội lỗi cho nhân loại. (35)
Đấng Sắp Đến là Con của Thượng Đế (Theo RSV?). Đó là một yếu tố khác trong cách mô tả của Giăng về Ngài (Giăng 1:34). Tuy nhiên, theo NEB (?) ''đấy là Đấng Được Chọn của Thượng Đế”. Cách nói này đã được Brawn và Morris đều đúng. (36) Cơ sở của nó là một sự biến thể câu văn đã được tìm thấy, có thể là trong bản thảo viết trên giấy cỏ chỉ thế kỷ thứ ba và chắc chắn có trong nguyên bản của người Si-nai, trong các bản dịch tiếng La Tinh và tiếng Sy-ri cổ, và trong tay một số cha cố. Như cả Brawn và Morris đã chỉ ra, có thể dễ dàng giải thích sự chuyển từ “Đấng Được
Chọn của Thượng Đế” sang “Con của Thượng Đế", nhưng ngược lại thì không dễ. Nếu chúng ta chấp nhận ý kiến này, thì có nghĩa Giăng nói rằng Chúa Giê-xu là đối tượng của tiếng gọi thần thánh và không có vấn đề thần học nào ở đây cả.



























CHƯƠNG 3

SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ NƯỚC TRỜI

THẾ GIỚI LOÀI NGƯỜI
Không lâu sau khi chịu lễ báp-tem do Giăng Báp-tít thực hiện, Đức Chúa Giê-xu bước vào chức vụ công bố Nước Trời. Mác đã mô t sự khởi đầu chức vụ của Chúa như sau: “Sau khi Giăng bị tù, Chúa Giê-xu quay về xứ Ga-li-lê truyền giảng Phúc Âm của Thượng Đế. Ngài tuyên bố: “Thời kỳ đã đến, Nước Trời đã gần! Phải ăn năn tội lỗi và tin nhận Phúc Âm!” (Mác 1:14,15).  Ma-thi-ơ đã tổng kết chức vụ của Ngài bằng những câu: “Đức Chúa Giê-xu đi khắp xứ Ga-li-lê, dạy dỗ trong các nhà hội, giảng Tin Lành của nước Đức Chúa Trời và chữa lành mọi thứ bệnh tật trong nhân dân.” (Ma-thi-ơ 4:23). Lu-ca đã ghi lại một tình tiết ở Na-xa-rét khi Chúa Giê-xu đọc lời tiên tri của Ê-sai về sự đến của Đấng được Thánh Linh Đức Chúa Trời xức dầu, người công bố năm Đức Chúa Trời đã ban ân lành. Rồi Chúa nói tiếp: “Hôm nay, đã được ứng nghiệm lời Kinh Thánh mà các ngươi mới vừa nghe đó” (Lu-ca 4:18-21). Chúng ta không thể hiểu được những li phán và các phép lạ của Chúa Giê-xu trừ khi chúng được giải thích theo thế giới quan và nhân sinh quan của Ngài cũng như nhu cầu phải đến của Nước Trời.
TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA NGÀY TẬN THẾ. Các tiên tri Cựu Ước chờ đón Ngày của Đức Chúa Trời và một cuộc trừng phạt thần thánh để loại bỏ thế giới độc ác và tội lỗi, đồng thời thiết lập một chế độ hoàn hảo của Thượng Đế trên trái đất. Rồi chúng ta tìm thấy trong Cựu Ước một sự trái ngược của chế độ xã hội hiện nay và chế độ sau khi đã được cứu chuộc của Nước Trời.(i) Sự khác nhau giữa các chế độ cũ và mới được mô rả bằng những thuật ngữ khác nhau, với những mức độ liên tục và gián đoạn khác nhau:  A-mốt mô tả Nước Trời bằng chính những thuật ngữ của thế giới này (A-mốt 9:13-15), nhưng Ê-sai nhìn thấy chế độ mới như ở trong trời mới và đất mới (Ê-sai 65:17).
Ý tưởng về một chế độ mới đã được cứu chuộc được mô tả bằng những thuật ngữ khác nhau trong các sách Do Thái giáo sau này. Đôi khi Nước Trời được mô tả bằng chính những từ ngữ của thế giới này, tựa như chế độ mới chỉ có nghĩa đơn giản là sự hoàn thiện chế độ cũ.(2) Đôi khi nó đòi hòi phải biến hóa hoàn toàn chế độ cũ, đến mức phải được mô tả bằng ngôn ngữ trừu tượng. (3) Theo một vài khải thị sau này, trước hết sẽ hình thành một vương quốc tạm thời trên trái đất, sau đó mới chuyển thành chế độ xã hội mới vĩnh cửu.(4)
Đâu đó trong quá trình lịch sử, xuất hiện một thành ngữ mới: Đời Này và Đời Sau. (5) Chúng ta không thể tìm thấy dấu vết chính xác của lịch sử thành ngữ này. Bằng chứng đầu tiên [hoặc – BQĐ] có là Enoch(?) 71:15, trong đó có đề cập tới "Đời Sau”. Thành ngữ này có thể là từ tiếng Hê-bơ-rơ “Olam haba” - kỷ nguyên sắp đến. (6) Nó được biểu hiện trọn nghĩa trong văn học Do Thái chỉ vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, trong các sách IV Erra (?) và Khải Thị của Baruch.(7)
Thành [ngữ] về hai đời được dùng phổ biến trong các sách của các giáo sĩ Do Thái (Rabi), bắt đầu từ sách của Pirke A both, trong đó có nhiều châm ngôn của các rabi từ thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. (8) Những tài liệu có sớm nhất dường như cũng không trước cuối thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.(9)
Dù nguồn gốc thành ngữ này là gì đi nữa, trở lại Cựu Ước, ta cũng thấy nó biểu thị một sự đối lập giữa thế giới hiện tại và chế độ xã hội tương lai đã được cứu chuộc. Đó chính là toàn bộ nội dung

những lời truyền dạy và chức vụ của Chúa Giê-xu, được ghi lại trong các sách Phúc Âm. Toàn bộ thành ngữ đó xuất hiện trong Ma-thi-ơ 12:32 “Song nếu ai nói phạm đến Đức Thánh Linh, thì dầu đời này hay đời sau cũng sẽ chẳng được tha.” Thành ngữ này được dùng trong cách diễn đạt của Ma-thi-ơ, (10) nhưng cũng xuất hiện trong lời yêu cầu của chàng trai giàu có xin Chúa chỉ cho con đường đến sự sống vĩnh cửu. Tiếp theo đó khi nói chuyện với các môn đồ, Chúa Giê-xu đã đối chiếu tình trạng của họ ở “thời này" với cuộc sống vĩnh cửu mà họ sẽ được nếm trải ở đời sau (Mác 10:30).  ‘Thời này" (en to kairo touto) là một từ đồng nghĩa với “đời này” (xem Rôma 8:18).
Cullmann đã giải thích đúng quan điểm cho rằng tính chất hai mặt của ngày tận thế là nền tảng của câu chuyện cứu chuộc. (11) Không có từ nào trong Tân Ước dành cho “sự vĩnh cửu” cả, và chúng ta không được nghĩ rằng sự vĩnh cửu là một cái gì đó khác với thời gian, như người Hy Lạp đã từng nghĩ. Theo Kinh Thánh, sự vĩnh cửu nghĩa là thời gian không kết thúc. Thời cổ Hy Lạp, con người mong mỏi được giải phóng khỏi vòng thời gian lẩn quẩn để sang thế giới bên kia không còn thời gian nữa. (12) Nhưng Kinh Thánh cho biếi thời gian là một phạm trù tồn tại của con người, cả hiện tại và tương lai. Ấn tượng được AV(?) ghi trong Khải Thị 10: 6 “thời gian không còn nữa” đã được hiệu chỉnh lại trong RSV (?) "không được chậm trễ hơn nữa”. Toàn bộ Tân Ước biểu thị khái niệm vĩnh cửu bằng thành ngữ "eis lon aiona" được dịch là “mãi mãi" (Mác 3:29). hoặc eis toas aiona” (Lu-ca 1:33.35), và đôi khi “eis tnus aionas ton aionorv’ (Ga-la-ti 1: 5; I Phi 4:1; Khải 1: 18) được dịch là "mãi mãi và mãi mãi".
Đôi khi hai thuật ngữ “Đời Sau" và "Nước Trời” được dùng thay thế cho nhau. Đối với câu hỏi của chàng trai trẻ giàu có về con đường dẫn tới cuộc sống vĩnh cửu. Chúa Giê-xu đã trả lời rằng cuộc sống vĩnh cửu là cuộc sống Đời Sau (Mác 10:30). Đời Sau là dành cho mục tiêu cứu chuộc của Thượng Đế, chứ không phải cho những kẻ không công chính. Được sống ở Đời Sau là một ơn phước dành riêng cho những người của Chúa. Nó sẽ bắt đầu bằng sự sống lại của những ngời đã chết (Lu-ca 20:35), và là kỷ nguyên không có sự chết nữa. Những người đạt tới kỷ nguyên ấy sẽ sống như các thiên thần, và trở thành bất tử. Chỉ đến lúc bấy giờ họ mới kinh nghiện được ý nghĩa của từ ngữ "Con Cái Chúa” (Lu-ca 20: 34-36).  Vì vậy cuộc đời sau khi sống lại là cuộc đời vĩnh cửu - cuộc đời của Đời Sau - cuộc đời trong Nước Trời.
Không phải chỉ sự sống lại mới đánh dấu sự chuyển dịch từ đời này sang Đời Sau; Ngày Chúa Cứu Thế trở lại sẽ đánh dấu sự kết thúc của đời này (Ma-ihi-ơ 24:3). Con Loài Người sẽ đến với quyền năng và niềm vinh quang vĩ đại. Ngài sẽ cử các thiên thần đi tập hợp những người đã được chọn từ bốn phương quả đất để đưa vào Nước Trời (Ma-thi-ơ 24:30-31). Ma-thi-ơ đã nói ba lần về ngày tận thế khi thuật lại các ẩn dụ của Chúa về Nước Trời (Ma-thi-ơ 13: 39,40.49). Khái niệm đó rất thống nhất trong các sách Phúc Âm. Ẩn dụ "cỏ dại" (Ma-thi-ơ 13: 36-43) đã cho một sự tương phản giữa đời này và Đời Sau. Trong đời này, lúa và cỏ dại - con cái Chúa và con của ma quỉ - cùng sống với nhau trong một xã hội pha tạp. Chỉ đến ngày mùa gặt - ngày phán xét - thì kẻ ác mới bị tách khỏi người công chính. Bấy giờ “tất cả những kẻ gây ra tội và những người gian ác” sẽ bị tống khứ khỏi Nước Trời'; và chịu sự phán xét của Chúa; còn 'những người công chính sẽ chiếu sáng như mặt trời trong Nước ca Cha họ” (Ma-thi-ơ 1 3:42-43).
Tính chất của Đời Này đối lập với Đời Sau và Nước Trời. Điều đó được thể hiện qua ẩn dụ “Gieo Giống”. Người gieo giống gieo các hạt giống, tức là ‘'Phúc Âm Nước Trời” (Ma-thi-ơ 13:19). Phúc Âm như đã bén rễ trong nhiều người, nhưng bị sự lo lắng về Đời Này ngăn trở nên không kết quả được (Mác 4:19; Ma-thi-ơ 13:22). Theo quan điểm đó, chính bản thân Đời Này không phải là tội
lỗi. Nhưng khi sự lo lắng cho cuộc sống Đời Này trở thành đối tượng quan tâm chính, đến nỗi người ta bỏ qua những lời dạy của Phúc Âm Nước Trời, thì những sự lo lắng ấy trở thành tôi lỗi.
Phao-lô đã nói mạnh hơn những ngụ ngôn của Chúa Giê-xu. Ông đã dùng đến cụm từ “cuộc đời gian ác này” (I Cô-rinh-tô 2:6). Ông kêu gọi những người La Mã đừng làm theo đời này nhưng phải được biến hóa nhờ một nguồn sinh lực mới tác động lên những người biết tin nhận Chúa Cứu Thế (Rô-ma 12:2). Tất cả những điều đó hoàn toàn phù hợp với quan niệm về “hai đời” trong các sách Phúc Âm Đồng Quan.
Bằng tính chất hai mặt trong ngày tận thế, Chúa Giê-xu và Phao-lô đã chia xẻ cùng một thế giới quan thịnh hành trong Do Thái giáo. Đó chính là quan điểm của phái khải thị về lịch sử. Một vài học giả bảo vệ quan điểm cho rằng đây không phải là sự phát triển tự nhiên của niềm hy vọng thật sự đã được khải thị cho người Hê-bơ-rơ: đi tìm Nước Trời trên trái đất trong quá trình lịch sử. Tuy nhiên có thể tranh luận rằng niềm hy vọng được tiên tri trong Cựu Ước về Nước Trời sẽ đến luôn luôn bao hàm sự không tránh khỏi những tai họa khủng khiếp của Đức Chúa Trời, và cả tính liên tục cũng như tính gián đoạn với đời cũ. (13) Vos tin rằng tính chất hai mặt ngày tận thế, được phát triển trong Do Thái giáo, đã được thần cảm cho các tác giả thời Tân Ước.(14) Nếu vậy thì điều này đã là một sự phát triển tự nhiên của niềm hy vọng đã được tiên tri trong Cựu Ước.
Tóm lại, Đời Này, bắt đầu từ khi Chúa sáng tạo muôn loài đến Ngày của Chúa (được Phúc Âm xác định bằng sự trở lại của Chúa Cứu Thế, sự sống lại của thân thể và sự phán xét) là kỷ nguyên tồn tại của con người trong sự mềm yếu, sự hư mất, của gian ác, tội lỗi và sự chết. Đời Sau sẽ hiện thực hóa triều đại của Chúa và sẽ là kỷ nguyên của sự sống lại vĩnh cửu trong Nước Trời. Các Phúc Âm cho thấy rằng cuộc sống Đời Sau trong Nước- Trời sẽ là cuộc sống trên trái đất nhưng đã được biến hóa bởi vương quyền của Chúa, khi mà dân của Ngài đã đủ tiêu chuẩn để được hưởng phước hạnh thiên thượng (Ma-thi-ơ 19:28).
Vì vậy, khi Chúa Giê-xu công bố Nước Trời đang đến, Ngài  đã chống lại nền tảng của tư tưởng Do Thái Hê-bơ-rơ, cho rằng con người đang sống trong tình trạng bị tội lỗi, sự gian ác và sự chết thống trị nên họ cần phải được cứu. Lời công bố của Ngài về Nưc Trời bao hàm niềm hy vọng đối với những lời tiên tri trong Cựu ước: báo trước một thời đại mới sẽ đến, trong đó mọi sự gian ác của thời đại này sẽ bị Chúa quét sạch khỏi xã hội loài người trên trái đất.
THẾ GIỚI THẦN LINH
SA-TAN. Sau khi chịu báp-tem, Chúa Giê-xu được Thánh Linh đưa vào sa mạc để chịu sự cám đỗ của ma quỉ (Ma-thi-ơ 4:1). Một trong những cám dỗ đó là chúng đưa Chúa lên một miền núi rất cao - có thể là tưởng tượng - và chỉ cho Chúa thấy tất cả các vương quốc rực rỡ vinh quang trên thế giới. Rồi ma quỷ nói với Chúa: “Nếu thầy quì lạy tôi, tôi sẽ cho thầy cai trị các nước vinh quang rực rỡ đó! Tất cả đều thuộc về tôi, tôi muốn cho ai tùy ý” (Lu-ca 4:6). Qua các sách Phúc Âm, Sa-tan được hình dung là một tên ác thần siêu nhiên đứng đầu một đạo quần ác thần cấp dưới, được gọi là ma quỉ.(15) Chẳng hạn như trong Mác 3:22, nó được gọi là quỷ vương.
Cơ sở của quan niệm này bắt nguồn từ Cựu Ước, hình dung Chúa như được các thiên sứ vây quanh để phục vụ và làm theo lệnh Ngài (Thi Thiên 82:1; 89:6; Đa-ni-ên 7:10). Nhiều học giả tìm thấy trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:8 một sự phản ánh của ý tưởng Chúa cai trị các quốc gia thông qua các thiên thần cấp dưới.(16) Trong Gióp 1, 2 Sa-tan là một trong “những con trai của Thượng Đế”, đã buộc tội Gióp trước Thượng Đế và được phép của Chúa để thử thách ông. Trong I Sử Ký 21:1 Sa-tan đã xúi giục Đa-vít phạm tội.(17)
Trong Kinh Do Thái giáo đã xuất hiện quan niệm về ác thần.  Ít khi tên đứg đầu được gọi là Sa-tan, mà thường bằng các từ khác như Ma-lê-ma, A-da-den, Xê-ma-da, Bê-li-a, A-mô-da.  Bê-li-an là tên thông thường nhất trong các sách Qum-ran. Người ta thường gọi cụm từ “lũ ác thần” thay cho “lũ quỉ”. Bọn ác thần chịu dưới quyền một tên ác thẩn trưởng. Trong Ê-nóc, những ác thần này là những thần khổng lồ, con cháu của các thiên thần sa ngã, được gọi là những “lính gác”, kết hợp với các phụ nữ (Ê-nóc 15). Những ác thần này là nguồn gốc của mọi tội ác trên Trái Đất. Sự sa ngã của các thiên thần này được mô tả trong Ê-nóc 6 với tên của mười tám vị lãnh đạo. Tất cả đều dưới quyền Xê-mi-a-da. Vì thèm khái phụ nữ Trái Đất, họ đã từ trời xuống để kết hợp. Họ đã dạy cho loài người tất cả những mưu đồ xấu xa, làm cho toàn Trái Đất bị hư hoại. Đặc biệt là A-da- den, đã bị gán cho tất cả mọi tội lỗi (Ê-nóc 10:8). Trong Ê-nóc, các ác thần đôi khi cũng được gọi là các sa-tan. Chúng buộc tội loài người như trong Cựu Ước (Ê-nóc 40:7; 65:6) và cám dỗ loài người phạm tội (Ê-nóc 69:4ff?).( 18) Tên cầm đầu duy nhất của bọn chúng, Sa-tan, được nêu lên hai lần (Ê-nôc 54:3,6).
Trong các sách Phúc âm nhiệm vụ chính của Sa-tan là chống lại mục tiêu cứu chuộc của Thượng Đế. Trong giai thoại cám dồ, Sa-tan đã tự cho mình có quyền lực trên toàn thế giới mà Chúa Giê- xu không nghi vấn. Sự cám dỗ bao hàm sự nỗ lực chống lại thiên lệnh phải làm kẻ nô lệ đau khổ và sự khuất phục Sa-tan để đạt được quyền lực. Phao-lô đã làm cho ý tưởng này trở nên sinh động hơn khi ông gọi Sa-tan là chúa của Đời Này (II Cô-rinh-tô 4:4). Trong Do Thái Giáo có thể tìm thấy cùng những ý nghĩa thần học như vậy về Nước Trời và tội lỗi. Kinh của Đan mô tả thế giới ngày nay là “vương quốc của kẻ thù’- (Kinh của Đan 6:4). "Cẩm Nang về Luật” nói về Đời Này như là thời kỳ "thống trị của Bê-li-an” (IQS 1:17.23; 2:19)?. “Sách về Chiến tranh” cũng nói như vặy IQM 14:19)? Một ý tưởng tương tự cũng được phản ảnh [ánh] trong Ma-thi-ơ 12:29, khi Chúa Giê- xu nói về việc “vào nhà kẻ mạnh" - ý nói Sa-tan ở Đời Này - để cướp của.
Trong Do Thái giáo cũng như trong Tân Ước, không ở đâu nói rằng vương quốc của tội lỗi đối lập với Nước Trời, mang tính chất hai mặt tuyệt đối.  Các thiên thần sa ngã bị ruồng bỏ trước quyền năng của Chúa và của các thiên thần của Ngài. Trong Tân Ước, tất cả các lực lượng thần linh đều là những tạo vật của Chúa, và vì vậy phải chịu dưới quyền điều khiển của Ngài. Trong sách Khải thị, các thiên thần sa ngã sẽ bị kết tội trong ngày phán xét.
Học thuyết về Sa-tan và ma quỉ có một số ý nghĩa thần học rõ ràng. Thượng Đế không trực tiếp gieo rắc tội lồi cho loài người. Tội lỗi cũng không phải là một việc làm mù quáng hay một định mệnh- Tội lỗi bắt nguồn từ chiều sâu cá nhân. Nó lớn hơn chính con người nhưng con người có thể chống lại nó bằng ý chí, mặc dầu nhiều khi thất bại. Tuy nhiên, tội lỗi không phải là một sự xung đột hỗn loạn, vô tổ chức, giữa các quyền lực như trong thuyết duy linh, mà chịu sự điều khiển của một thế lực duy nhất có mục tiêu chống lại ý chỉ của Thượng Đế. Hơn nữa, có nhiều lý do để Thượng Đế sáng tạo ra các thần linh và cho phép họ trở thành thù địch của Ngài. "Một khi bộ trang phục tưởng tượng và thần bí của kế hoạch khải thị đã bị vứt bỏ thì chỉ còn trơ lại một tiền đề trung tâm làm nền tảng cho mọi cố gắng tìm đến một giải đáp thoả đáng cho vấn đề tội lỗi: đó là cái giá phải trả cho tự do(19).
Trong Phúc Âm Đồng Quan, hoạt động của Sa-tan được nhìn dưới nhiều khía cạnh. Nó có thể bắt một phụ nữ bị què suốt mười tám năm (Lu-ca 13:16). Nhưng hoạt động chủ yếu của Sa-tan là trong lãnh vực đạo đức. Trong ngụ ngôn "Cỏ Dại" ta thấy hình ảnh của một xã hội hỗn tạp. Những cây lúa tiêu biểu cho “những đứa con của Nước Trời", còn cỏ dại là "những đứa con của tội lỗi" (Ma- thi-ơ 13:38). Ở đây, xã hội được chia thành hai lớp đối lập: những người nghe và tiếp nhận thông

điệp của Nước Trời, và những người hoặc không biết đến hoặc từ chối các thông điệp này. Hơn nữa, mục đích của Sa-tan là, trong mọi trường hợp có thể, cướp đi Lời Chúa từ những tấm lòng quá cứng cỏi không tiếp nhận được (Mác 4:15). Trong giai thoại cám dỗ, nó đã cố gắng làm cho  đi lệch hướng khỏi sứ mệnh cứu rỗi của mình, thông qua Phê-rơ, nó nói với Chúa rằng Đấng Mết-si-a không thể là người phải chịu khổ và chịu chết (Mác 8:33). Sa-tan nhập vào Giu-đa, dẫn y đến chỗ phản bội Chúa trước các thầy tế lễ (Lu-ca 22:3). Nó cũng muốn đặt tay lên Phê-rơ để chứng tỏ ông không có đức tin (Lu-ca 22:31), để chỉ ra rằng ông chỉ là hạng rơm rác trong Đức Tin. Trong hoàn cảnh đó, Đức Chúa Giê-xu đã chống lại âm mưu của Sa-tan bằng những lời cầu nguyện.
Trên cơ sở hiểu biết này về tội lỗi do Sa-tan gây ra, ta hiểu được sâu sắc hơn sứ mệnh của Chúa Giê-xu và những điều Ngài công bố về Nước Trời. Còn về chuyện một ác thần như vậy có hiện hữu không thì cả khoa học và triết học đều không thể bàn tới. Thật ra tin rằng có hiện hữu một tên ác thần đứng sau các tội lỗi trong lịch sử nhân loại cũng không khó gì hơn tin ở sự hiện hữu của Đấng Toàn Thiện - Thượng Đế. Mục đích của chúng ta là chỉ ra rằng thần học về Nước Trời chủ yếu là sự đối lập và chiến thắng đối với vương quốc của Sa-tan.
Một điều rất có ý nghĩa là toàn bộ Tân Ước đều không quan tâm đến Sa-tan hay ma quỉ như các sách khải thị Do Thái thường làm. Sa-tan được gọi bằng những tên khác nhau trong các sách này. Tân Ước thừa nhận quyền lực siêu nhiên của tội ác, và quan tâm đến kế hoạch cứu rỗi của Thượng Đế, thông qua Đấng Christ, giải phóng cho nhân loại khỏi những thế lực tội ác này.
MA QUỈ. Trong các sách Phúc Âm Đồng Quan, bằng chứng đặc trưng nhất cho quyền lực Sa-tan là hiện tượng quỉ ám. Rõ ràng ma quỉ được thể hiện như những ác thần siêu nhiên. Ngay từ buổi đầu chức vụ tại Ca-bê-na-um, Chúa Giê-xu đã đối điện với quyền lực ma quỉ. Bằng trực giác, quỉ đã nhận ra Ngài ngay và nói: “Giê-xu gười Na-xa-rét! Ngài định làm gì chúng tôi? Có phải Ngài đến để tiêu diệt chúng tôi không? Tôi biết Ngài là Con Thánh của Thượng Đế!” (Mác 1:24). Trong Do Thái giáo, người ta hy vọng ngày diệt vong của quyền lực Sa-tan sẽ là cuối đời này khi Nước Trời đến. Ma quỉ nhận ra rằng Chúa Giê-xu có quyền lực siêu nhiên, có thể diệt tan quyền Sa-tan ở đây và nay lúc này.
Quỉ ám được biểu hiện bằng nhiều cách. Đôi khi nó gắn với một khuyết tật của cơ thể như câm (Ma-thi-ơ 9:32), mù và câm (Ma-thi-ơ 12:22), động kinh (Ma-thi-ơ 17:15,18). Chỉ có một chỗ nói về quỉ ám dẫn tới bệnh tinh thần. Rõ ràng người bị quỉ ám ở vùng Ga-đa-ren là một người điên. Kinh Thánh nói rằng sau khi được chữa lành anh ta ăn mặc tươm tất, đầu óc tỉnh táo (Mác 5:15). Điều này chứng tỏ rằng trước đây anh ta đã bị điên. Chúng ta không cần phải khẳng định đây là một trường hợp điên thông thường. Mọi sự trục trặc về tinh thần đều do sai sót của trung ương thần kinh dưới sự ảnh hưởng của những sức mạnh bên ngoài. (20)
Tuy nhiên, sẽ không chính xác nếu cho rằng quỷ ám chỉ là một cách giải thích từ ngày xưa cái mà ngày nay chúng ta biết là các dạng điên khác nhau. Trong Sách Phúc Âm, bệnh quỉ ám thường được phân biệt với các bệnh khác. Chúa Giê-xu chữa lành cả những người ốm lẫn những người bị quỉ ám (Mác 1:32). Bệnh quỉ ám được phân biệt với bệnh động kinh và bệnh bại liệt (Ma-thi-ơ 4:24), với bệnh phong cùi, với sự đau ốm (Ma-thi-ơ 10:8). Nhưng phép trừ quỷ là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của quyền năng Chúa Giê-xu. Chắc chắn đã có nhiều người dùng tà thuật, bùa phép rồi bảo là họ đang đuổi quỉ. Họ là [làm] được như vậy vì ngày xưa lòng tin của con người vào ma quỷ và sự đuổi quỷ gắn liền với các ma thuật loại sơ đẳng. Trái lại, điều đáng ngạc nhiên trong khi Chúa Giê-xu thừa  [thi] hành chức vụ là sức mạnh của những lời nói bình thường của Ngài: "Đạo mới này là đạo gì đây? Lạ thật! cả đến ác quỷ cũng phải tuân theo lệnh Ngài” (Mác 1:27).
Vai trò phép trừ quỉ trong chức vụ của Chúa chúng ta đã là vật chướng ngại cho các nhà giải kinh hiện đại. Bởi vì thần học Kinh Thánh trước hết là một môn học diễn giải, nên nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta là nêu lên sứ mệnh của Chúa Giê-xu trong bối cảnh lịch sử bấy giờ. Như sẽ thấy sau này, chúng ta không thể tránh kết luận rằng lời tiên tri về Nước Trời sẽ đến bao hàm cuộc đấu tranh kịch liệt và sự chiến thắng đối với vương quốc của bọn ác thần. Tuy nhiên chúng ta không thể thờ ơ với sự phù hợp của thần học Tân Ước trong chính thời đại chúng ta.
Một số học giả cho rằng Chúa Giê-xu dường như đã tin ở Sa-tan và ma quỉ. Tuy nhiên điều đó chỉ phản ánh những quan niệm thời bấy giờ, chứ không phải là nội dung những lời dạy của Chúa. Nếu Ngài không công nhận sự hiện hữu của ma quỷ thì quyền năng giáo sư của Ngài cũng không bị giảm đi. Mục đích của Chúa Giê-xu là giảng dạy về đạo lý, và Ngài đã dùng những quan niệm đương thời như những hình ảnh tượng trưng để phục vụ cho mục đích ấy. Ngài không dụng ý đưa thông tin về sự hiện hữu hay sự điều khiển của những lực lượng siêu nhiên. (22) cách nhìn nhận nêu trên là không đầy đủ. (23)
Quan niệm thứ hai cũng tương tự như vậy. Chúa Giê-xu đã từng là mội đứa trẻ ở thời đại ấy, nên cũng phạm sai lầm tin ma quỉ. Cái mà người ngày xưa gọi là quỉ ám chẳng phải gì khác mà chính là sự loạn trí, người ngày nay gọi là bệnh tinh thần. (24) Mác Casland đi xa hơn và khẳng định sự thông minh và đặc tính siêu phàm của Chúa Giê-xu. Ngài là con người với quyền năng vĩ đại, nhận lãnh từ Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, nếu đúng như vậy thì lại nảy sinh một khó khăn nghiêm trọng trong khi thừa nhận rằng Chúa Giê-xu đã phạm sai lầm tin ma quỷ: bởi vì phép trừ quỷ không chỉ làm một hoạt động bên ngoài trong chức vụ của Chúa Giê-xu, mà còn là sự thể hiện mục đích chính khi Nước Trời đến trong thời đại gian ác này. Ta phải thừa nhận rằng trong lúc trừ quỷ, Chúa Giê-xu đã bước và  [vào] cuộc xung đột trong thế giới thần linh, một cuộc xung đột nằm trong trung tâm chức vụ của Ngài. Nói rằng "ma quỷ và thiên thần trong Phúc Âm của Chúa Giê-xu chỉ là chuyện nhỏ nhặt không có chức năng rõ rệt trong việc giảng dạy của Chúa về toàn bộ" (25) là không phản ảnh thực tế của Phúc Âm. Hiện tượng ma quỷ là hết sức cơ bản để hiểu được cách giải thích của Chúa về bức tranh tội lỗi và nhu cầu của con người về Nước Trời. Con người sống trong nô lệ đối với một quyền lực cá nhân mạnh hơn chính nó. Trung tâm chức vụ của Chúa chúng ta chính là cứu nhân loại khỏi vòng nô lệ của vương quốc Sa-tan và đưa họ vào phạm vi Nước Trời. Bất cứ cách nói nào khác không phản ánh được ý tưỏng này đều là sự giải thích lại những thực tế cơ bản của Phúc Âm.
Cách giải thích thứ ba còn đi xa hơn hai cách trên. Nó tìm thấy một chân lý cơ bản trong quan niệm của Kinh Thánh về ma qu: có một nhân tố ma quỉ trong kinh nghiệm của con người. "Nhìn vào lịch sử cái mà chúng ta thấy thường không chỉ là khách quan và vô nghĩa mà còn là bất hợp lý và điên rồ. Bộ mặt nhìn vào chúng ta thường giống với người điên. Khi nhìn vào nhân loại, Chúa Giê-xu chắc chắn không luôn thấy họ là những đơn vị có lý trí hay những bộ óc biết tự kiềm chế mình; Ngài nhìn thấy linh hồn họ như một bãi chiến trường, một vũ đài hay những sân khấu của những xung đột bi thảm giữa các quyền lực đối lập của Thánh Linh Đức Chúa Trời và Sa-tan.” (26)
Chắc chắn niềm tin tôn giáo về ma quỉ và các phép thuật đã  bị những người mê tín lợi dụng để đưa đến tội lỗi và đau khổ. Cả khoa học và triết học đều dèm pha khái niệm ma quỉ, nhưng đều không thể chứng minh hay đưa ra được bằng chứng hợp lý để khẳng định rằng các lực lượng thần linh không hiện hữu. Nếu vì lý do duy lý- priori? Mà chúng ta cho rằng Chúa Giê-xu không tin vào sự hiện hữu của vương quốc ác thần, thì khó có thể hiểu được tại sao niềm tin của Đấng Christ vào chính Thượng Đế không thể bị loại trừ, hay tại sao một quá trình evaropation như thế không thể được áp dụng có kết quả cho mọi tác phẩm đương thời.(27) Nếu lưu ý đến cả thuyết thích nghi,
bệnh thần kinh và ảnh hưởng của một nhân vật đầy năng quyền, “thì chúng ta còn bỏ lại cả một kho bí mật với nhiều câu hỏi chưa được trả lời.”(28)
THẾ GIAN. Trong khi Chúa Giê-xu chia sẻ quan điểm chung của Tân Ước cho rằng Đời Này là vi phạm hoạt động của Sa-tan, Ngài không nhìn nhận thế giới đã được sáng tạo là tội lỗi. Tính chất hai mặt của tiếng Hy Lạp đã đối lập thế giới vô hình (neumenal), trong đó có linh hồn con người, với thế giới hữu hình, bao gồm cả thể xác con người. Người khôn ngoan là người biết rèn luyện ý chí và điều khiển được lòng tham dục để linh hồn được giải phóng khỏi gông cùm và những ảnh hưởng tai hại của thế giới vật chất. Theo nghĩa gnostic?, thế giới vật chất chính là ipso facto - vương quốc của tội ác. Mặt khác, theo nghĩa Hê-bơ-rơ, thế giới này được coi là công trình sáng tạo của Chúa, mặc dầu đã bị tội lỗi làm tổn thương, về bản chất vẫn là tốt.
Chúa Giê-xu đã chia sẻ quan điểm Hê-bơ-rơ về thế giới. Ngài xác định rõ ràng Thượng Đế là Đấng Sáng Tạo, đã làm nên cả loài người và thế giới này (Mác 13;19; Ma-thi-ơ 19:4). Coi trật tự và tính quy luật của tự nhiên là bằng chứng về tính kiên định và sự quan tâm chăm sóc không hề thay đổi của Thượng Đế đối với tạo vật của Ngài, Chúa Giê-xu luôn luôn dùng những hình ảnh lấy trong tự nhiên để minh họa cho lời giảng của mình.(29) Thượng Đế không những chỉ sáng tạo mà còn duy trì thế giới này. Ngài mặc hoa huệ cho đồng ruộng, và nuôi cả những con quạ (Lu-ca 12:22-28). Thậm chí Ngài chăm sóc cả loài chim sẻ, một trong những giống chim tầm thường nhất (Lu-ca 12:4-7). Thượng Đế ban mặt trời cho cả người thiện và kẻ ác, ban mưa cho cả người công chính và người không công chính (Ma-thi-ơ 5:45). Ngài là Chúa của trời và đất. (Lu-ca 10:21). Trong khi giảng dạy hay xử thế, Chúa Giê-xu không bao giờ có ý phủ nhận thế giới này hoặc theo cách sống khổ hạnh. Thật vậy, Ngài đã chịu cơn thịnh nộ của những người theo đạo thuần túy sách vở thời đó, chỉ vì có thói quen ăn chung với những người bị coi là vô đạo (Ma-thi-ơ 9:10; Lu-ca 15:1-2) Ngài thường dùng ngụ ngôn ‘Tiệc Lớn” để minh họa cho niềm vui của Nước Trời ngày tận thế.(30) Thậm chí Ngài bị buộc tội là “kẻ rượu chè, kẻ tham ăn” (Ma-thi-ơ 11:19). Rõ ràng, trong khi Sa-tan còn là kẻ thống trị Đời Này, thế giới vẫn là thế giới của Chúa. Trong công trình sáng tạo, không có gì là xấu về mặt đạo đức. Con người là một tạo vật của Chúa, có những thèm muốn xác thịt. Điều đó không có nghĩa sự phạm tội của con người là vốn có. Chúa Giê-xu dạy các môn đồ phải tin cậy Thượng Đế để được Ngài ban cho mọi nhu cầu của cuộc sống.
Đồng thời, cái cao đẹp nhất của con người không thể tìm thấy được ở các tạo vật khác. “Nếu một người chiếm được cả thế gian nhưng mất linh hồn thì có ích gì?” (Mác 8:36). Trong văn cảnh này, từ "thế giới” (kosrnos) không có nghĩa là thế giới vật chất, hay thế giới loài người mà là tổng hợp mọi kinh nghiệm của con người trên Trái Đất. Mong muốn đạt được mọi thứ ở mức độ con người không phải là tội lỗi. Nhưng điều đó không đưa người ta đến cuộc sống thực, một cuộc sống chỉ tìm được trong mối tương giao với Thượng Đế. Khi của cải trở thành mục tiêu quan tâm chính đến mức Lời Chúa bị gạt bỏ, thì chúng sẽ trở thành công cụ của tội lỗi và sự chết (Lu-ca 12:16-21,30). Ai yêu của cải nhiều thì dễ bị như vậy. Chỉ những người biết nghe Lời Chúa, đặt Chúa trước hết, mới có thể thắng được lòng tham muốn thếgiổi này (Mác 10:27).
CON NGƯỜI. Cách định nghĩa đầy đủ trước đây về con người đã có ảnh hưởng rộng lớn trong giới Mục sư cũng như thần học. "Toàn bộ Phúc Âm đã thể hiện một sự kết hợp các ý tưởng sau đây: Đức Chúa Cha là Thượng Đế, loài người ở địa vị làm con của Thượng Đế, linh hồn con người là vô giá.” (31) ‘Toàn bộ khái niệm gia đình - địa vị làm cha, làm con, làm anh em - là một thể thống nhất trong học thuyết về bản chất con người. Chúng ta sẽ cố gắng làm sáng tỏ, kể cả toàn bộ ý tưởng về Nước Trời.” (32) Robinson đã phân biệt các yếu tố tạm thời, bên ngoài các yếu tố vĩnh
cửu trong lời dạy của Chúa Giê-xu. Ngày tận thế thuộc về những yếu tố tạm thời. Hạt nhân vĩnh cửu là mối quan hệ làm con cùa con người đối với Thượng Đế. Có bốn bài dạy của Chúa tạo nên cốt lõi hạt nhân vĩnh cửu. Thứ nhất, con người có giá trị cao nhất vì được coi là con của Thượng Đế. Trước mắt Chúa, sự sống con người là vô song, vô giá. Thứ hai, con người phải làm bổn phận con đối với Thượng Đế, phải tin cậy và vâng lời như con đối với cha. Thứ ba, mọi người đều là anh chị em. Đó là hệ quả tất nhiên, vì Thượng Đế là Cha chung. Thứ tư, tội lỗi đã làm con người mất quan hệ làm con, nhưng không thể làm suy yếu địa vị làm cha của Thượng Đế. Sứ mệnh của Chúa Giê-xu là khôi phục lại mối quan hệ lý tưởng đó cho loài người.(33)
Tuy nhiên, điều này không nói lên quan điểm của Chúa Giê-xu về con người. Như sẽ thấy sau này(34), trong khi ý tưởng Thượng Đế ở địa vị làm cha là một trong những đặc trưng quan trọng nhất cho quan điểm của Chúa Giê-xu về Thượng Đế, thì Ngài lại không bao giờ nói rằng Thượng Đế là cha của bất cứ ai, trừ các môn đồ của Ngài. Được Thượng Đế làm cha là một quà tặng của Nước Trời. Thực vậy, Chúa Giê-xu quan niệm con người quý giá hơn nhiều so với thế giới loài vật. Con người cũng là một tạo vật của Chúa nhưng giá trí hơn hẳn các loài chim trên trời, hoa huệ nơi đồng nội (Ma-thi-ơ 6:26-30; 10:31). Thượng Đế chăm sóc con người thật chu đáo. Ngài đã đếm cả số tóc trên đầu của mỗi người rồi (Ma-thi-ơ 10:30).
Vì là một tạo vật của Thượng Đế, con người phải phục vụ Ngài, không được yêu sách [với] Chúa Thánh. Dù đã làm hết sức mình, con người cũng chưa làm nhiều hơn yêu cầu của nhiệm vụ một tôi tớ Chúa (Lu-ca 17:7-10). Vì là một tạo vật của Thượng Đế, con người phải hoàn toàn phụ thuộc vào Ngài. Con người không thể làm cho tóc bạc hay đen, không thể tăng chiều cao, biết tuổi thọ cùa mình (Ma-thi-ơ 5:36; 6:27). Con người thường đi tìm sự an toàn trong của cải, nhưng Thượng Đế có thể lấy đi cuộc đời của người giàu trước khi anh ta có thể hưởng thụ của cải của mình (Lu-ca - 12:16-21). Thượng Đế có thể tống con người vào hỏa ngục (Ma-thi-ơ 10:28) và xét xử nó phù hợp với mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao (Ma-thi-ơ 25:41 -45).
Chúa Giê-xu quan niệm tất cả mọi người đều có tội.(35) Bằng chứng là Ngài đã gởi "trát” đến mọi người yêu cầu ăn năn và trở thành môn đệ Ngài. Số bi kịch mà mỗi người gặp phải không tỉ lệ với số tội lỗi gây ra. Mọi người đều phải ăn năn nếu không sẽ bị diệt vong (Lu-ca 13:1-5). Ngay cả người Do Thái, tuyển dân của Chúa cũng vậy. Chúa Giê-xu đến để tìm và cứu họ (Ma-thi-ơ 10:6;  15:24; Lu-ca 19:10). Khi Chúa Giê-xu nói rằng Ngài cần đến trần gian không phải để kêu gọi người công chính mà là người có tội (Mác 2:17), hoặc khi Ngài nói về những người con chính không cẩn ăn năn (Lu-ca 15:7), thì Ngài không dụng ý nói rằng đã có một số người thật sự công chính, họ không cần ăn năn nữa. Ngài chỉ phản ánh quan điểm của những người Do Thái có đạo cho rằng họ chính là những người công chính và không chú ý đến trát của Ngài. Dụng ý của Ngài là nói cho đối phương, những người tự cho mình là công chính, biết rằng tiếng gọi cứu chuộc là nhằm đúng vào những ai sẵn sàng nghe theo Ngài vì đã nhận biết được tội lỗi ca mình. Sai lầm của đối phương của Ngài là ở chỗ họ tự loại trừ mình ra khỏi những kẻ có tội, trong khi mà Chúa Giê-xu đã báo trước rằng tất cả mọi người, kể cả “những người công chính này”, đều đã phạm tội.
 Con người tìm chân giá trị sau cùng của mình bằng sự tương giao với Thượng Đế. Ngụ ngôn “người giàu dại dột” dạy rằng con người không thể có cuộc sống sung mãn nhờ [vào] của cải và tiện nghi sinh hoạt: nó cần phải có của cải trên Nước Trời (Lu-ca 12:15-21). Được tất cả thế giới này mà mất một cuộc sống vĩnh cửu thì thật là điên rồ (Ma-thi-ơ 16:26). Chỉ có theo Chúa ta mới nhận thức được cuộc sống thật đó. Như vậy, con người được tạo ra để giữ cương vị làm con Thượng Đế. Thượng
Đế vui mừng về con người không phải vì những cái mà chính con người đang có, vì nó chỉ là một tội nhân hư mất. Tuy nhiên mỗi người đều có thể đáp lại tình yêu thương của Thượng Đế và trở thành con cái Ngài. Chỉ khi nào một tội nhân biết ăn năn thì thiên đàng mới vui mừng (Lu-ca 15:7).



























CHƯƠNG 4- NƯỚC TRỜI

Các học giả hiện đại hoàn toàn không thống nhất ý kiến rằng Nước Trời là sứ điệp trung tâm của Chúa Giê-xu. Mác đưa vàn sứ mệnh của Chúa Giê-xu bằng những câu, “Sau khi Giăng bị tù, Chúa Giê-xu quay về xứ Ga-li-lê truyền giảng Phúc Âm của Thượng Đế. Ngài tuyên bố: "Thời kỳ đã đến, Nước Trời đã gần! Phải ăn năn tội lỗi và tiếp nhận Phúc Âm!” (Mác 1:14,15). Ma-thi-ơ tổng kết chức vụ của Ngài bằng những câu: “Chúa Giê-xu đi khắp xứ Ga-li-lê, dạy dỗ trong các hội trường, công bố phục sinh Nước Trời và chữa lành mọi bệnh tật cho nhân dân" (Ma-thi-ơ 4:23). Đoạn mở đầu Lu-ca không nêu lên Nước Trời nhưng thay vào bằng cách trích dẫn lời tiên tri Êsai về sự đến của Nước Trời rồi ghi lại lời khẳng định của Chúa Giê-xu, “Hôm nay, lời Thánh Kinh đó được ứng nghiệm" (Lu-ca 4:21).
NHỮNG QUAN NỆM VỀ NƯỚC TRỜI. Có nhiều cách quan niệm về Nước Tròi rất khác nhau về chi tiết. Từ Augustin đến các nhà cải cách, quan điểm thắng thế là Nước Trời, theo cách này hay cách khác, đồng nhất với giáo hội. Quan điểm ngày nay ít được bảo vệ ngay cả trong hàng ngũ các học giả công giáo. Người trong giáo hội là con dân Nước Trời chứ không thể đồng nhất với Nước Trời. Quan điểm thịnh hành cũ được giới thiệu trong cuốn "Cơ Đốc giáo là gì" của Hamack, coi Nước Trời là một tôn giáo hay thuần túy tiên tri mà Chúa Giê-xu đã dạy: Quyền là Cha của Thượng Đế, quyền làm anh em với nhau của tất cả mọi người, sự bất tử của linh hồn, và đạo lý về tình yêu. Yếu tố khải thị rõ rệt trong những lời dạy của Chúa Giê-xu chỉ là cái vỏ có điều kiện thời gian, chứa trong nó một hạt nhân sứ điệp tôn giáo thực thụ của Ngài. Những quan niệm Nước Trời không tận thế thì nhiều vô kể. Nhiều học giả đã hiểu Nước Trời trước hết là sự kinh nghiệm được của cá nhân rằng Chúa đang trị vì trong linh hồn mình. (1)
Năm 1892, Johannes Weiss đã cho xuất bản cuốn sách mỏng nhan đề “Những lời dạy của-Chúa Giê-xu về Nước Trời,”(2) trong đó ông cho rằng quan điểm của Chúa Giê-xu về Nước Trời giống như trong các sách khải thị Do Thái: có cả yếu tố tương lai và tận thế. Nước Trời đã thắng Sa-tan trên thiên đàng rồi, vì vậy Chúa Giê-xu công bố Nước Trời sẽ đến trên trái đất. Nước Trời sẽ bao gồm mọi hoạt động siêu nhiên của Thượng Đế và khi nó đến, Chúa Giê-xu sẽ là con thành của loài người. Albret Schweitzer đã dùng ý tưởng này để giải thích toàn hộ sự nghiệp của Chúa Giê- xu theo quan điểm Nước Trời có tận thế, mà Chúa Giê-xu hy vọng sẽ đến trong một tương lai gần – một cách giải thích mà ông gọi là konsequerie Eschatologie (Consistent Eschatology). Những lời dạy về đạo đức của Chúa Giê-xu chỉ được dành cho một giai đoạn ngắn trước ngày tận thế (interim ethics), chứ không phải cho cuộc sống hằng ngày của con người trong xã hội. Nước Trời đã không đến và Chúa Giê-xu đã chết trong tuyệt vọng và vỡ mộng. Đối với Schweitzer, đó là một Giê-xu lịch sử, một nhà khải thị bị đánh lừa của thế kỷ thứ nhất. Từ sau Weiss và Schweitzer phần lớn các học giả đã nhận ra rằng yếu tố khải thị thuộc về cái [cá] nhân chứ không phải vô trong những lời dạy của Chúa Giê-xu. Như một vài học giả hiện đại quan niệm Nước Trời như không có yếu tố tận thế. Richard Hiers là một ngoại lệ. Rudolf Bultmann đã thừa nhận sự đến gần của Nước Trời tận thế như là một cách giải thích lịch sử đúng đắn về thông điệp của Chúa Giê-xu, nhưng ý nghĩa thật của nó phải được hiểu theo những từ cốt tử: sự gần và yêu cầu của Thượng Đế.
Ở Anh, cách giải thích có ảnh hưởng sâu rộng nhất là ở trong cuốn "Tận Thế Học Đã Hiện Thực Hóa" của C. H. Dodd. Dodd không những chỉ vứt bỏ ngôn ngữ khải thị như Hamack đã làm; mà

còn coi nó như một loạt dấu hiệu nói lên thực tế rằng đầu óc con người không thể hiểu biết trực tiếp được tất cả. Nước Trời, được mô tả trong ngôn ngữ khải thị, thực ra là một trật tự xã hội siêu việt nằm ngoài thời gian và không gian, và đã đi vào lịch sử trong sứ mệnh của Chúa Giê-xu. Trong Ngài, “cái hoàn toàn lạ đời” đã đến. Theo Dodd, đó là vấn đề của triết học Platon hơn là ca Kinh Thánh. Với sự kiện này, mọi hy vọng của các tiên tri đã trở thành sự thật trong lịch sử. Đó ý nghĩa của cụm từ “tận thế học đã hiện thực hóa” mà Dodd đã dùng.  
Dodd đã bị-phê bình là coi nhẹ khía cạnh tương lai của Nước Trời, (3) và trong lần xuất bản sau cùng, ông đã thừa nhận rằng một Nước Trời hoàn thiện sẽ “'nằm ngoài lịch sử*”.(4) Tuy vậy, một số học giả vẫn theo quan điểm của Dodd cho rằng điều nổi bật nhất trong những lời dạy của Chúa Giê-xu là sự đang hiện diện của Nước Trời.
Điều mà đa số các học giả đã gần đến nhất trí là Nước Trời thực chất bao gồm cả hiện tại và tương lai. W.G.Kummel cho rằng Nước Trời là eschaton?- kỷ nguyên mới, tương tự như sách khải thị Do Thái, Chúa Giê-xu đã công bố k nguyên mới đã gần. Nhưng Kummel cho rằng nó cũng đang hiện hữu, nhưng chỉ ở trong con người Chúa Giê-xu, chứ không phải trong các môn đệ Ngài. Nước Trời tận thế tương lai đã bắt đầu hoạt động trong chức vụ của Chúa Giê-xu. Vấn đề chưa hoàn toàn sáng tỏ là làm cách nào, theo quan đểm của Kummel, Nước Trời có thể vừa là kỷ nguyên mới tương lai, lại vừa là những hoạt động đương thời của Chúa Giê-xu. Để giải quyết vấn đề này, các học giả khác cho rằng Nước Trời là hoàn toàn thuộc về tương lai, nhưng đã rất gần rồi, đến mức ta có thể cảm nhận được quyền năng của nó, như buổi bình minh đến trước buổi mặt trời mọc; (5) hay nói cách khác, những dấu hiệu của Nước Trời đã có trong hiện tại nhưng chưa phải chính Nước Trời(6).
Jeremias đã bảo vệ một quan điểm khác biệt. Trong khi ca ngợi Dodd đã đạt được một bước tiến bộ thực sự và đã nhấn mạnh đến sự xâm nhập của Nước Trời vào hiện tại, ông lại phê bình Dodd đã coi nhẹ khía cạnh tận thế của Nước Trời. Thay cho “tận thế học đã được hiện thực hóa” của Dodd, Jeremias đề nghị dùng 'tận thế học đang được hiện thực hóa”.(7) Jeremias hiểu toàn bộ chức vụ của Chúa Giê-xu là một sự kiện trong đó Nưđc Trời trở thành hiện thực. Thậm chí ông lấy Giăng Báp-tít làm thời điểm thực hiện, bởi vì Thánh Linh đã ngự trên Chúa Giê-xu và thời đại cứu rỗi đã bắt đầu.(8) Với thông điệp của Chúa Giê-xu và những phép lạ đuổi quỉ của Ngài, Nước Trời đã tiến vào lịch sử. Tuy vậy, Chúa Giê-xu vẫn chờ đợi ngày lận thế sắp đến, khi mà Nước Trời được hoàn thành trong đó có sự sống lại và sự trở lại của Ngài. Jeremias tán thành ý kiến của Dodd cho rằng Chúa Giê-xu đã coi sự sống lại, sự trở lại của Ngài và sự hoàn thành Nước Trời như một sự kiện duy nhất, thể hiện chiến thắng của Thượng Đế.(9) Khi thấy Chúa Giê-xu sống lại, các môn đệ đã cảm nhận được sự trở lại của Ngài. ( 10) Sau khi cg [] phục sinh, giáo hội mới tách sự trở lại của Chúa ra khỏi sự sống.( 11) Khó lòng thấy được sự khác nhau căn bản giữa quan điểm của Jeremias và quan điểm của Dodd bị ông phê bình.
Trong một số giáo phái Tin Lành ở Mỹ và Anh, một quan điểm tương đối mới về Nưóc Trời đã có ảnh hưởng rộng lớn. Xuất phát từ tiên đề tất cả mọi lời tiên tri Cựu Ước đều phải được ứng nghiệm  từng chữ những người tầm chương trích cú (dispensationalists) đã phân biệt: rõ ràng giữa Nước Trời và nước thiên đàng. Nước thiên đàng là một sự cai trị của Chúa trên trái đất, có nghĩa nguyên gốc là một vương quốc đầy thần quyền trên trái đất mà Thượng Đế đã hứa cho dân Do Thái. Chỉ có Phúc Âm Ma-thi-ơ cho ta diện mạo Do Thái của vương quốc này. Khi Chúa Giê-xu thông báo nước thiên đàng đã ở trong tầm tay, Ngài muốn ám chỉ vương quốc đầy thần quyền trên trái đất đã hứa cho dân Do Thái. Tuy nhiên người Do Thái đã từ chối món quà tặng này, nên thay vì thiết lập
vương quốc cho dân Do Thái, Chúa Giê-xu đã đưa ra một thông điệp mới ban sự bình yên và giúp đỡ cho tất cả những ai tin nhận Ngài, và khởi xướng việc thành lập một gia đình mới trong đức tin, xóa bỏ mọi ranh giới chủng tộc. Huyền nhiệm về nước thiên đàng trong Ma-thi-ơ 13 là phạm vi của niềm tin Cơ Đốc, một hình thức của Nước Trời trên trái đất giữa hai lần đến của Đấng Cứu Thế. Men là một thứ luôn luôn tiêu biểu cho tội lỗi; trong nước thiên đàng - the professing church? - học thuyết đúng thường bị học thuyết sai xuyên tạc. Bài giảng trên núi là bộ luật của nước thiên đàng - bộ luật chạm khắc đầy thần quyền trong Cựu Ước, đã được Chúa Cứu Thế giảng giải và dành để cai trị vương quốc trên trái đất. Nước thiên đàng bị người Do Thái từ chối sẽ trở thành hiện thực khi Chúa Cứu Thế trở lại. Bấy giờ dân Do Thái sẽ theo Chúa và những lời hứa Cựu Ước sẽ được ứng nghiệm từng chữ. Giáo lý cơ bản của thần học này là có hai dân tộc của Chúa: Do Thái và những người trong Hội Thánh, chịu hai số phận trong hai chương trình thánh (12).
Trong một năm (1963-1964), ba cuốn sách đã xuất hiện độc lập nhau để giải thích Nước Trời, về cơ bản ba cách giải thích đều giống nhau, dựa vào sự mở ra của lịch sử cứu rỗi. Nước Trời là một chế độ vương trị của Chúa có hai giai đoạn: thực hiện những lời hứa Cựu Ước trong sứ mệnh lịch sử của Chúa Giê-xu, và giai đoạn hoàn thiện ở cuối đời này mở đầu cho đời sau (13).
NƯỚC TRỜI TRONG DO THÁI GIÁO. Mặc dầu thành ngữ Nước Trời không có trong Cựu Ước, nhưng tư tưởng về Nước Trời có thể tìm thấy qua các tiên tri. Địa vị làm vua của Thượng Đế đã được nhấn mạnh hai lần, cả của dân Do Thái (Xuất Ê-díp-tô ký 15:18; Dân-số-ký 23:21; Phục Truyền Luật Lệ Ký 33:5; Ê-sai 43:15) và của toàn trái đất (II Các Vua 19:15; Ê-sai 6:5; Giê-rê-mi 46: 18; Thi Thiên 29:10; 99:1-4). Mặc dầu Thượng Đế hiện nay đương là Vua, nhưng nhiều chỗ lại nói đến ngày mà Ngài trở lại trở thành Vua và cai trị dân Ngài (Ê-sai 24:23; 33: 22; 52:7; Sô-phô-ni 3:15; Xa-cha-ri 14:9).(14) Điều đó dẫn tới kết luận rằng trong khi Thượng Đế đang là Vua, Ngài cũng sẽ trở thành Vua, nghĩa là thể hiện cương vị làm Vua của Ngài đối với thế giới loài người và các dân tộc.
Hình thức của Nước Trời tương lai lại được các tiên tri mô tả khác nhau. Nhiều học giả đã tìm thấy hai loại hy vọng trong Cựu Ước và Do Thái giáo. Tiên tri thuần túy Hê-bơ-rơ hy vọng Nước Trời sẽ đến trong lịch sử, và sẽ được con cháu Đa-vít trị vì trong bối cảnh trái đất (Ê-sai 9:11). Sau khi bị lưu đày trở về, hy vọng này bị phai màu, người Do Thái không tin Nước Trời sẽ xuất hiện trong lịch sử. Họ chuyển sang hy vọng về sự hiện đến của Đức Chúa Trời như đã được khải thị, trong thân vị một người Con Thánh của Loài Người với một vương quốc hoàn toàn siêu việt “bên ngoài - lịch sử" (Đa-ni-ên 7). Ngày nay người ta cũng nêu ý kiến mặc dù có sự khác nhau đáng kể về cách mô tả Nước Trời trong Cựu Ước, nhưng điểm thống nhất là sự Chúa sẽ đến trong lịch sử nhân loại khi mục đích cứu rỗi của Ngài đã được thực hiện xong. Nước Trời luôn luôn là niềm hy vọng trên trái đất, một trái đất đã được cứu chuộc khỏi sự rủa sả vì tội lỗi. Tuy nhiên niềm hy vọng Cựu Ước luôn luôn hợp với loài người chứ không phải viểm vông. Nó để cho ánh sáng của tương lai chiếu vào hiện tại khi mà dân tộc Do Thái có thể bị lịch sử chất vấn. Vì lý do đó mà có một sự liên quan mật thiết giữa tương lai gần và xa. Thượng Đế sẽ hoạt động trong tương lai gần để cứu hay xét xử người Do Thái, nhưng Ngài cũng sẽ hoạt động trong một tương lai chưa xác định để làm cho hy vọng về ngày tận thế trở thành sự thật. Các tiên tri không phân biệt rành mạch tương lai gần và xa, vì trong cả hai thời kỳ Chúa sẽ hoạt động cho dân Ngài.
Do Thái giáo khải thị cũng có những hy vọng khác nhau. Một số tác giả nhấn mạnh rằng Nước Trời sẽ đến trên trái đất và trong lịch sử (Ê-nốc 1-36; ? 17-18), trong khi đó thì một số khác lại nhấn mạnh đến những khía cạnh siêu việt hơn (Ê-nốc 37-71). Tuy nhiên cả hai trường phái đều

nhấn mạnh đến ngày tân thế. Thật ra, phải khải thị Do Thái đã làm mất ý nghĩa của những hoạt động của Chúa trong lịch sử hiện nay. Về điểm này, chủ nghĩa khải thị đã trở nên bi quan - không căn cứ vào hoạt động sau cùng của Chúa để thiết lập Nước Trời mà chì căn cứ vào những gì Chúa đang- làm để cứu và ban phước cho dân Ngài. Phái khải thị Do Thái đã thất vọng về lịch sử, vì cảm thấy nó đang ở trong quyền năng của tội lỗi. Trong Đời Này, dân Chúa chỉ có thể chờ đợi đau khổ và tai họa giáng xuống cho đến khi Thượng Đế hành động để thiết lập Nước Trời ở Đời Sau.(15)
Cộng đồng Qumran cũng có những hy vọng tương tự về Nước Trời. Họ chờ đợi các thiên thần xuống, khi tận thế đã hoàn thành, để tham chiến với họ - những đứa con của ánh sáng - chống lại kẻ thù của họ - những đức [đứa] con của bóng tối - và mang lại thắng lợi cho ngườì Qumran đối với mọi dân tộc khác bất kể Do Thái nay ngoại đạo.(l 6)
Sách của các giáo sĩ Do Thái (rabbi) cũng bàn đến tận thế học tương tự như vậy, nhưng sử dụng nhiều hơn cụm từ "Nước Thiên Đàng”. Nước Trời là một sự trị vì của Chúa – thực hiên chủ quyền của Ngài.(l 7) Trong suốt quá trình lịch sử nhân loại, Thượng Đế đã thực thi chủ quyền của Ngài thông qua Bộ Luật. Bất kỳ ai biết tuân theo Bộ Luật tức là đã tự mình chấp nhận sự trị vì của Chúa. Khi một người ngoại đạo trở thành tín đồ Do Thái giáo và chấp nhận Bộ Luật, thì chính người đó đã tự nhận mình thuộc chủ quyền của Chúa hay của Nước Trời. Như vậy sự tuân giữ Luật Chúa tương đương với sự kinh nghiệm được Nước Trời. Điều đó dẫn tới Nước Trời trên trái đất chỉ giới hạn cho người Do Thái. Hơn nữa Nước Trời không đến với nhân loại mà đang ở đây, ngay trong Bộ Luật, và sẵn sàng tiếp nhận tất cả mọi người tuân theo.
Cuối Đời Này, Chúa sẽ thể hiện chủ quyền của mình trên toàn thế giới. Có một lời cầu nguyện rất cổ như sau: “Cầu xin Chúa sớm thiết lập nhanh chóng chủ quyền của Ngài trong suốt cuộc đời anh, trong mỗi ngày anh sống, và trong suốt cuộc đời của mọi nhà Do Thái.” (19) Sách Môi-se Thăng Thiên viết: “Và rồi Vương quốc của Ngài sẽ xuất hiện trong mọi tạo vật của Ngài” (10:1). Trong Đời Này, Nước Trời chỉ dành cho những người thừa nhận Bộ Luật, nhưng ở cuối Đời Này, nó sẽ xuất hiện để chinh phục tất cả mọi người chống lại ý chỉ của Thượng Đế. Sự kinh nghiệm được chủ quyền của Thượng Đế trong hiện tại phụ thuộc vào chủ quan của mỗi người. Nhưng cuối Đời Này, khi nó xuất hiện, “Đấng thánh sẽ hiện ra ở ngai hoàng đế của Ngài” (Môi-se Thăng Thiên 10:3) để trừng phạt kẻ ác và gom dân Do Thái công chính vào khu vực đã được cứu chuộc đầy ơn phước.(21)
Một phong trào khác trong Do Thái giáo có liên quan chặt chẽ vói việc thiết lập Nước Trời: phong trào của những người quá khích. Trong những thập niên đầu cùa thế kỷ thứ nhất sau công nguyên (SCN), liên tiếp nổ ra những cuộc nổi dậy chống lại Rôma, do những người quá khích thúc đẩy. Tân Ước cổ nhắc tới các cuộc nổi dậy của Giu -đa và Thêu-đa (Công vụ 5: 36, 37). Và cuộc nổi dậy khác dưới quyền của người Ai-Cập không được nêu rõ tên (Công vụ 21: 38). Giô-sép có bàn đến những phong trào cách mạng khác không được nêu lên trong Tân Ước. Ông không nêu tên những cuộc cách mạng này, nhưng ở cuộc nổi dậy năm 132 SCN, lãnh tụ Bar Kokhba đã được Akiba, giáo sĩ Do Thái nổi tiếng nhất bấy giờ, gọi là Đấng Mết-si-a (22) những người quá khích là những người gốc Do Thái không chịu ngồi yên chờ Chúa mang nước trời đến, mà muốn dùng gươm để thôi thúc nó đến thật nhanh (23) có lẽ và thậm chí có thể rằng cả loạt cách mạng chống lại Rô-ma này đều là Mết-si-a, nghĩa là chúng không nhằm mục tiêu chính trị hay giải phóng dân tộc, mà còn có mục tiêu tôn giáo, thúc đẩy Nước Trời sớm đến.(24)
Dù sao thì toàn bộ Kinh Do Thái Giáo cũng chờ đợi một hoạt động của Chúa để đưa Nước Trời đến- có lẽ có sử dụng sức mạnh con người- để đánh bại kẻ thù độc ác của dân Do Thái, gom họ về vùng đất hứa, trong thắng lợi và dưới quyền cai trị chỉ của Chúa mà thôi.
Nghĩa là cụm từ Basileia tou theou (tạm địch: Nước của Đức Chúa Trời)
NƯỚC THIÊN ĐÀNG. Cụm từ “Nước Thiên Đàng" chỉ được dùng trong Ma-thi-ơ (ba mươi tư lần).(30) Ở những phần còn lại của Tân Ước và một số lần trong Ma-thi-ơ, cụm từ "Nước Trời" (Vương Quốc của Thượng Đế) được dùng. Nước Thiên Đàng là một thành ngữ Xê-mít, ở đây Thiên Đàng là một từ thay cho lên thánh (xem Lu-ca 15:18). Vì cả Phúc Âm cho thấy Chúa Giê-xu không cố tình tránh từ “Trời", nên có thể cụm từ Nước Thiên Đàng là tiếng địa phương của các tín đồ Cơ Đốc Do Thái đã bảo tồn Phúc Âm Ma-thi-ơ hơn là chính ngôn từ mà Chúa Giê-xu đã dùng.(32) Cũng có thể Ngài đã dùng cả hai cụm từ, nhưng trong cả Phúc Âm được rao giảng cho người ngoại đạo, thành ngữ Xê-mít mà họ không thể hiểu đã bị bỏ.
Thực tế cả hai cụm từ “Nước Trời" và Nước Thiên Đàng" đều rất ít được dùng trong các sách Do Thái trước thời Chúa Giê-xu.(23) Jeremias nhấn mạnh rằng trong các lời giáo huấn của Chúa Giê- xu phần lớn các cụm từ mới về basileia không có tiếng tương đương trong văn học thế giới thời ấy - Đó là điều chưa được lưu ý đầy đủ.(34)
NƯỚC TRỜI CÓ TẬN THẾ. Chúng ta đã thấy ở trên rằng quan điểm cơ bản của Chúa Giê-xu là tính hai mặt tận thế của hai kỷ nguyên (eschatnlosical dualism of the two ages), nghĩa là Nước Trời đến (Ma-thi-ơ 6:10) hay xuất hiện (Lu-ca 19:11) sẽ làm cho kỷ nguyên này (Đời Này) kết thúc và mở đầu kỷ nguyên tới (Đời Sau). Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là từ basileia có thể có nghĩa là sự thể hiện hay sự đến của vương quyền của Chúa và cả vương quốc ngày tận thế mà Chúa trị vì. Do đó, được hưởng cuộc sống vĩnh cửu và vào Nước Trời đồng nghĩa với bước vào Đời Sau. Khi chàng thanh niên giàu có hỏi Chúa Giê-xu anh phải làm gì để có cuộc sống vĩnh cửu, hẳn là anh đang nghĩ đến cuộc sống tận thế trong Đa-ni-ên 12:2. Chúa Giê-xu đã trả lời rằng người giàu vào Nước Trời thật khó.(35) Rồi quay lại các môn đồ, Ngài đảm bảo họ sẽ được hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở Đời Sau vì đã biết từ bỏ nhà cửa, gia đình để theo Ngài (Mác 10:17-31). Nước Trời đến có nghĩa là sự diệt vong hoàn toàn của Sa-tan và bọn quỉ sứ của nó (Ma-thi-ơ 25:41), là sự hình thành một xã hội đã được cứu chuộc, tách hẳn với tội ác (Ma-thi-ơ 13: 36- 43), là một cuộc theo Chúa trọn vẹn bên bàn tiệc Mết-si-a (Lu-ca 13:28-29). Như vậy, Nước Trời đồng nghĩa với Đời Sau.
Tính áp dụng phổ biến cho mọi dân tộc là điểm nổi bật nhất của những lời dạy của Chúa Giê-xu, giúp ta phân biệt giáo huấn của Ngài với Kinh Do Thái giáo. Cả trong Cựu Ước và Kinh Do Thái giáo, Nước Trời luôn luôn được hình dung là dân Do Thái. Trong Cựu Ước, đôi khi những người ngoại đạo bị người Do Thái khuất phục (A-mốt 9:12; Mi-chê 5:9; Ê-sai 45: 14-16; 60:12, 14), đôi khi họ được coi là đã biến đổi (theo đạo) (Sô-phô-ni 3:9, 20; 2:2-4; Xa-cha-ri 8: 20-23). Nhưng Nước Trời thì luôn luôn là của người Do Thái. Do Thái giáo sau này đã trở nên hoàn toàn tách biệt, và sự thiết lập Nước Trời có nghĩa là sự thiết lập quyền thống trị của người Do Thái đối với các kẻ thù dân tộc và chính trị của họ: "Hỡi dân Do Thái, rồi đây ngươi sẽ được hạnh phúc, ngươi sẽ được nâng lên cổ và cánh đại bàng và từ trên cao, ngươi sẽ nhìn và thấy kẻ thù ngươi ở ghehena, ngươi sẽ mừng rỡ nhận ra chúng" (Môi-se Thăng Thiên 10:8-10).
Ta đã thấy Giăng Báp-tít phản đối chủ nghĩa phân biệt này của người Do Thái và dưới con mắt tôn giáo đã cho rằng những người Do Thái cũng cần phải ăn năn mới được vào Nước Trời. Chúa Giê- xu đã thực thi nhiệm vụ của mình và thông báo điều kiện quyết định để được vào Nước Trời trong
ngày tận thế. Thật ra Chúa đã khẳng định rằng dân Do Thái [là] “con dân tự nhiên của Nước Trời”, sẽ không được vào Nước Trời mà phải nhường chỗ cho những người khác (Ma-lhi-ơ 8: 12). Những đứa con thật của Nước Trời là những người nghe và tin nhận Lời Ngài (Ma-thi-ơ 13: 38). Chỉ những ai tiếp nhận lời tuyên bố này với đức tin của trẻ thơ thì mới được vào Nước Trời trong ngày tận thế (Mác 10:15).
NƯỚC TRỜI HIỆN TẠI. Trong lời dạy của Chúa Giê-xu, niềm hy vọng Nước Trời đến vào ngày tận thế không có gì mới. Các tiên tri, cũng như Do Thái giáo đã nói đến bằng những cách khác nhau. C.H.Dodd đã rất đúng khi khẳng định rằng đặc trưng nổi bật nhất của những lời giáo huấn Phúc Âm là Nước Trời đang đến trong hiện tại. Không có những ý tương tự như thế trong những bài dạy cầu nguyện của người Do Thái bấy giờ. (36)
Chúa Giê-xu đã thấy sứ mệnh của mình là phải thực hiện những lời hứa của Cựu Ước, ngay trong lịch sử nhân loại, trước khi hoàn thành Nước Trời như đã khải thị.(37) Điều này đặc biệt rõ trong hai đoạn Kinh Thánh sau: 1/Tại nhà hội xứ Na-xa-rét Chúa Giê-xu đã đọc lời tiên tri của Ê-sai (Ê-sai 61:1 -2) về việc Đấng Mết-si-a được xức dầu sẽ đến để công bố năm tốt lành của Đức Chúa Trời, rồi Ngài trịnh trọng tuyên bố: ‘'Hôm nay khi các ngươi đang nghe, lời Kinh Thánh đó được ứng nghiệm.” (Lu-ca 4:21). 2/ Khi Giăng Báp-tít, vì nghi ngờ, đã cử người đến hỏi Chúa Giê-xu liệu Ngài có đích thực là Đấng Sẽ Đến không, Chúa đã trả lời bằng cách trích dẫn lời tiên tri về Đấng Mết-si-a trong Ê-sai 35:5-6 và bảo họ về báo cáo với Giăng rằng lời tiên tri ấy đã được ứng nghiệm (Ma-thi-ơ 11:2-6). Qua toàn bộ các sách Phúc Âm Đng Quan, sứ mệnh của Chúa Giê-xu nhiều lần được hiểu là hoàn thành các lời hứa Cựu Ước.
Những lời dạy về Nước Trời đang hiện hữu phải được giải thích ngược với cơ sở trên. Lời tuyên bố mạnh mẽ nhất là Ma-thi-ơ 11: 28, “Mà nếu ta cậy Thánh Linh của Đức Chúa Trời mà trừ quỉ thì Nước Đức Chúa Trời đã đến tận các ngươi.” Một trong những phép lạ đặc trưng nhất của Chúa Giê-xu là phép trừ quỉ. Chúa Giê-xu nhìn thẳng vào người bị quỉ ám và ra lệnh, lập tức người đó được giải phóng khỏi cảnh nô lệ của Sa-tan (Mác 1:28). Khi bị buộc tội là dùng quyền lực của Sa-tan, Ngài đã trả lời rằng: Ngài dùng quyền lực của Thượng Đế. Điều đó chứng tỏ Nước Trời đã đến trên họ.
Một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra về nghĩa chính xác của một từ ngữ Hy Lạp: ephthasen, “đã đế (? – [đến] BQĐ)". Nhiều người cho rằng từ này có nghĩa là "đang đến gần” chứ không phải đang hiện hữu. Nhưng ở nhiều chỗ khác, động từ này được dùng với nghĩa đang hiện hữu chứ không phải chỉ là đang đến gần.(39) Cái thuộc về tận thế thì Kinh Thánh nào đang hiện hữu được, trừ vương quyền của Chúa, đang tấn công vào ách thống trị của Sa-tan, giải phóng nhân loại khỏi tội lỗi. “Hay có lẽ nào, ai vào nhà kẻ mạnh để cướp của, mà trước hết không trói kẻ ấy lại sao?” (Ma-thi-ơ 12:29). Nói câu đó, Chúa Giê-xu muốn tuyên bố rằng Ngài đã chiếm được vương quốc của Sa-tan, đã bắt trói kẻ mạnh ấy lại rồi.
Thần học cơ bản về Nước Trời bao hàm trong hai câu trích dẫn trên. Thay vì phải chờ đến cuối Đời Này mới thấy được vương quyền của Ngài và sự diệt vong của tội lỗi do Sa-tan gây ra, Chúa Giê- xu tuyên bố Thượng Đế đã hành động trong vương quyền của Ngài để kiềm chế quyền lực của Satan. Nói cách khác, trong lời dạy của Chúa Giê-xu, Nước Trời thể hiện ở giai đoạn: cuối Đời Này để tiêu diệt Sa-tan và trong chức vụ của Chúa Giê-xu để trói Sa-tan lại. Trước khi Sa-tan bị tiêu diệt hoàn toàn, con người có thể được giải phóng khỏi quyền lực của nó.(40) Dĩ nhiên "trói” là một cách nói ẩn dụ và có nghĩa là một thắng lợi đối với Sa-tan để hạn chế quyền lực của nó. Đôi khi người ta không nhận ra tính ẩn dụ của thành ngữ này và cho rằng lời giáo huấn

đó phải có nghĩa Sa-tan đã bị làm cho hoàn toàn bất lực.(41) Tuy nhiên Sa-tan vẫn đang tiếp tục hoạt động: nó cướp đi Lời Chúa ở những ai chưa thực sự tiếp nhận (Ma-thi-ơ 13:19); nó có thể nói qua miệng Phê-rơ (Mác 8:33); nó nhập vào Giu-đa (Lu-ca 22:3), và nó còn muốn chiếm hữu cả Phê-rơ nữa (Lu-ca 22:3 ). Cullmann đã mô tả Sa-tan bị trói bằng một hình ảnh đẹp: nó bị trói rồi, nhưng bằng một sợi dây rất dài.(42) Sa-tan chưa bất lực, nhưng quyền lực của nó đã bị phá vỡ. Cullmann lại dùng ngôn ngữ quân sự để minh họa sự việc này: chiều hướng trận chiến đang đảo ngược trước khi bước vào trận quyết định để thu được thắng lợi cuối cùng.(43) Toàn bộ sứ mệnh của Chúa Giê-xu, bao gồm những lời dạy, những việc làm, cái chết và sự sống lại của Ngài, đã tạo nên thất bại đầu tiên của quyền lực Sa-tan, làm cho thắng lợi của Nưc Trời trở thành tất yếu. “Mỗi khi Chúa Giê-xu đuổi quỉ là một lần báo trước giờ mà quyền lực Sa-tan bị tước đoạt đã điểm. Những thắng lợi đối với bọn tay chân của nó là một sự nếm trải trước về ngày tận thế.”(44)
Các học giả đã tranh luận: Sa-tan bị trói vào lúc nào? Nhiều người cho rằng vào lúc Chúa Giê-xu thắng nó trong sa mạc.(45) “Nhưng cách giải thích đơn giản nhất là chính mỗi lần đuổi quỉ ra khỏi một người là một lần Sa-tan thua trận và bị tước đoạt tài sản."(46) “Trong mỗi hành động đuổi quỉ của Chúa Giê-xu ta lại thấy được một thất bại của Sa-tan.”(47)
Ta cũng thấy được những thắng lợi như thế đối với Sa-tan ở quyền năng của Chúa Giê-xu đã trao cho các môn đồ khi Ngài cử họ đi khắp miền Ga-li-lê giảng dạy về Nước Trời (Lu-ca 10:9). Khi các nhà truyền giáo này trở về, họ vui mừng thuật lại rằng ngay cả bọn ác quỉ cũng phải chịu thua danh Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu bèn phán “Ta đã thấy Sa-tan từ trời rơi xuống như chớp” (Lu-ca 10: 18). Không cần thiết phải mặc nhận khải tượng này của Chúa.(48) Văn cảnh của khải tượng nói lên Chúa Giê-xu đã thấy bằng chứng về sự thất bại của Sa-tan trong việc bảy mươi môn đồ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Ở đây, một lần nữa, một cách nói ẩn dụ khác được dùng để khẳng định rằng trong chức vụ của Chúa Giê-xu thắng lợi quyết định đã đạt được rồi. Sa-tan đã bị trói; nó đã bị rời khỏi địa vị quyền lực; nhưng đến cuối Đời Này mới bị tiêu diệt hoàn toàn.(49)
Đây là một huyền nhiệm khó hiểu của thần học Tân Ước, không chỉ tìm thấy trong các sách Phúc Âm Đồng Quan mà còn ở những chỗ khác nữa. Kẻ thù của Nước Trời bây giờ không phải được nhìn nhận là các dân tộc độc ác thù địch như trong Cựu Ước mà là linh quyền của tội lỗi. Thắng lợi của Nước Trời là một thắng lợi đối với thế giới thần linh: chiến thắng của Chúa đối với Sa-tan. Phao-lô đã khẳng định chân lý đó trong I Cô-rinh-tô 15:25 “Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kè thù nghịch dưới chân-mình.” Một câu hỏi rất hay tà: Tại sao Tân Ước không nêu lên đây là trận đánh dành riêng cho thế giới thần linh? Tại sao sự chiến thắng lại chỉ đạt được trên bình diện lịch sử"? Không có sự giải thích nào cả, nhưng câu trả lời nằm trong thực tế là số phận của nhân loại phụ thuộc vào trận đánh này. Bằng một phương pháp nằm ngoài tầm hiểu biết của con người, Chúa Giê-xu đã chiến đấu với quyền lực của những tội lỗi đã thắng chúng, để đến cuối Đời Này chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và mãi mãi.
Điều này cho Phúc Âm Cơ Đốc khác hẳn với Do Thái giáo. Các sách khải thị đương thời đã quan niệm Đời Này được đặt dưới quyền lực của tội lỗi, trong khi Chúa đã rút lui khỏi sân khấu lịch sử nhân loại. Trong cuốn-Những Khải Tượng Trong Mơ của Ê-nốc, “Thượng Đế đã được hình dung là đang rút quyền lãnh đạo cá nhân của Ngài khỏi dân Do Thái sau thời kỳ lưu đày. Ngài đã bỏ mặc dân Ngài cho dã thú xé xác ăn thịt. Thượng Đế vẫn án binh bất động, mặc dù Ngài nhìn thấy sự thật đó, và Ngài vui mừng khi thấy dân Ngài bị ăn thịt, bị nuối chửng, bị cướp bóc, và Ngài b mặc họ bị ăn sống nuốt tươi dưới nanh vuốt của các loài mãnh thú.” (Ê-nốc 89:58). Đến ngày phán xét,
dân Do Thái sẽ được giải phóng, còn những kẻ hành hạ họ sẽ bị trừng phạt; nhưng trong lịch sử, Thượng Đế đã xa lánh và làm ngơ trước những đau khổ của dân Ngài.
Thông điệp của Chúa Giê-xu nói rằng thông qua vai trò sứ và mệnh của Ngài, Thượng Đế đã đến trong lịch sử nhân loại và đã chiến thắng tội lỗi, nhưng chỉ ở cuối Đời Này con người mới được sự giải phóng hoàn toàn.
Sự đang hiện diện của Nước Trời được khẳng định trong Lu-ca 17:20. Khi những ngườii Pha-ri-si hỏi Chúa Giê-xu bao giờ Nước Trời được khải thị sẽ đến, Ngài đã trả lời họ một cách khá khó hiểu rằng Nước Trời đã đến ngay trong lòng họ rồi, nhưng dưới một hình thức khác lạ. Không có những dấu hiệu hay biểu hiện bề ngoài cùa Nước Trời mà người Pha-ri-si mong đợi và nếu không có chúng thì họ không thỏa mãn. Cụm từ entos humon có nghĩa là “trong các anh”, nghĩa là trong lòng các anh, hoặc cũng có nghĩa là “đang ở giữa các anh”. Mặc dầu Mác 10:15 đã làm sáng tỏ rằng Nước Trời được tiếp nhận trong nội tim con người, (50) nhưng không chắc Chúa Giê-xu đã có ý nói với những người Pha-ri-si Nước Trời đang ở trong lòng các anh.” Nghĩa thứ hai “đang ở giữa các anh", nghĩa là chính Chúa Giê-xu, là phù hợp nhất với toàn bộ văn cảnh của lời dạv của Ngài.(51) !
CÂU TRÚC MỚI VỀ NGÀY TẬN THẾ. Lời dạy của Chúa Giê-xu về Nước Trời đã thav đổi về cơ bản trục thời gian cứu rỗi. Cựu Ước và Do Thái giáo trông chờ một ngày duy nhất - ngày của Chúa - khi đó Chúa sẽ hành động để trị vì trái đất. Điều này đưc biểu diễn trên so đồ bằng một đường thẳng:
Đời Này Đời Sau  --------------------I----------------------
Cullmann cho rằng Chúa Giê-xu đã thay đổi trục thời gian bằng cách đưa vào một mốc ngăn cách mới. Cấu trúc cơ bản của trục thời gian vẫn được giữ như trong Do Thái giáo, chỉ có dịch chuyển mốc ngăn cách. (52) Cullmann đã phê bình là quá nhấn mạnh đến điểm giữa của lịch sử mà bỏ đi đoạn cuối (53).
 Đời Này Đời Sau ---------/----------I------------
Trước đây khá lâu. Geerhardus Vos đã đưa ra một trục thời gian tương tự nhưng có lẽ tốt hơn. (54)


Sơ đồ này ưu việt hơn ở chỗ đã minh họa được rằng Đời Sau sẽ dịch ở mức cao hơn Đời Này, và giữa hai Đời có một giai đoạn gối lên nhau từ lúc Chúa sống lại đến ngày Ngài trở lại. Các Hội Thánh sống  ở “giai đoạn giao thời” này; Đời Cũ đang tiếp tục qua đi, nhưng quyền năng của Đời Mới đã và đang xâm nhập vào Đời Cũ.
Chúng tôi muốn gợi ý một cách thay đổi khác để minh họa tốt hơn trục thời gian của Tân Ước:
Trong Tân Ước, tính hai mặt hay nếp gấp? (twofold dualism) được biểu hiện: ý chỉ của Thượng Đế được thực hiện trên trời; Vương Quốc của Ngài mang ý chỉ đổ xuống Trái Đất. Ở Đời Sau, thiên đàng bước xuống Trái Đất và đưa lịch sử nhân loại tới một mức mới của đời sống đã được cứu

chuộc, (Khải thị 21:2-3). Các sách Phúc Âm đều có ám chỉ điều này, mặc dầu không nói kỹ. “Con người được sống lại trong Nước Trời, không ai còn cưới gả nữa. Họ sẽ không chết nhưng giống như thiên sứ. Họ là con Thượng Đế, vì được Ngài cho sống lại” (Lu-ca 20: 35,36). Đây là một hình thức hiện hữu không đòi cảm nhận được. Trong thế giới loài người, không có sự tương tự nào để mô tả một sự sống không có những mối quan hệ sinh lý và xã hội của giới tính và gia đình. Nhưng đây là ý muốn của Thượng Đế: chiến thắng tội lỗi, và cuối cùng đem nhân loại đến sự bất tử đầy ơn phước của một cuộc sống vĩnh cửu ở Đời Sau.
Sơ đồ này cũng cho thấy rằng Nước Trời đã hoạt động trong Cựu Ước. Trong những sự kiện như Xuất Ê-díp-tô ký và thời lưu đày ở Ba-by-lôn, Thượng Đế đã hoạt động với vương quyền của Ngài để giải phóng hoặc xét xử dân Ngài. Tuy nhiên thực tế là Nước Trời đã đến với lịch sử trong chính con người và chức vụ của Chúa Giê-xu.





















CHƯƠNG 5 KỶ NGUYÊN MỚI CỦA CÔNG CUỘC CỨU RỖI

Trong chương trước, chúng ta đã thấy nghĩa của từ baselia không thể chỉ là một khái niệm đơn giản mà là một khái niệm phức hợp gồm nhiều khía cạnh. Nghĩa gốc của nó là sự trị vì của Thượng Đế. Nó có thể có nghĩa là một hành động của Thượng Đế được thực hiện vào ngày tận thế với vương quyền của Ngài để tiêu diệt các kẻ thù và cứu dân Ngài. Nó cũng có thể có nghĩa là vương quốc tương lai đã được cứu chuộc, nơi mà dân Chúa sẽ được gom vào để hưởng những ơn phước dưới sự trị vì của Ngài. Như vậy nó cũng có nghĩa như thành ngữ Đời Sau.
Yếu tố nổi bật nhất trong lời công bố của Chúa Giê-xu về Nước Trời là nó đang đi vào lịch sử thông qua con người và chức vụ của Ngài. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy rằng basileia ou theou được dùng để nói về một vương quốc mới, vương quốc của ơn cứu rỗi mà con người sẽ được bước vào nếu tin nhận thông điệp của Chúa Giê-xu về Nước Trời.
NƯỚC TRỜI NHƯ MỘT VƯƠNG QUỐC ĐANG HIỆN HỮU ĐẦY ƠN PHƯỚC. Có một số đoạn trích Kinh Thánh nói rằng đi vào Nước Trời cũng giống như vào một đất nước đang hiện hữu. Chúa Giê-xu đã cảnh cáo giới dạy luật và biệt lập: "Khốn cho giới dạy luật và biệt lập, hạng đạo đức giả! Các ông đóng sập cửa Nước Trời trước mặt người ta, không chịu bước vào mà ai bước vào lại ngăn cản’’ (Ma-thi-ơ 23:13). Câu trích tương đương trong Lu-ca còn rõ ý hơn: “Khốn cho giới dạy luật, vì các ông cố tình che lấp chân lý! Đã không tin, các ông còn ngăn cản, không cho người khác tìm hiểu chân lý” (Lu-ca 11:52). Một dịp khác, Chúa Giê-xu phán với những người lãnh đạo tôn giáo của người Do Thái: "Tôi quả quyết với các ông, bọn thu thuế và gái giang hồ sẽ vào Nước Trời trước các ông” (Ma-thi-ơ 21:31). Cách giải thích tự nhiên nhất là đoạn trích này nói lên tình hình lúc bấy giờ: “Các tầng lớp bị ném ra ngoài xã hội đang đi vào Nước Trời, và không có bằng chứng cho thấy những người lãnh đạo, có vẻ được kính trọng, sẽ đáp lời Chúa. Ngay cả hình ảnh những người bị khinh miệt ấy đang lũ lượt kéo vào Nước Trời cũng không  giảm cho họ thay đổi thái độ.” (l)
 Lời giáo huấn hay nhất, nhưng đồng thời cũng khó hiểu nhất là Ma-thi-ơ 11:11-13. Khi các phái viên của Giăng Báp-tít đến hỏi có phải Ngài là Đấng Mết-si-a không, Chúa Giê-xu đã nói bóng gió theo lời tiên tri trong Ê-sai (35:5-6), rồi khẳng định: "Lời tiên tri đó bây giờ đang được ứng nghiệm, kỷ nguyên cứu rỗi của Đấng Mết-si-a là ở đây” (Ma-thi-ơ 11:2-6). Khi nói về Giăng Báp- tít, bấy giờ đang, bị Hê-rốt bỏ tù, Chúa Giê-xu đã tuyên bố rằng "trong đời này, chẳng có ai lớn. hơn Giăng. Nhưng người nhỏ nhất trong Nước Thiên Đàng còn lớn hơn Giăng. Từ thời Giăng Báp- tít đến nay, Nước Thiên Đàng biazetai, và người ta dùng bạo lực chiếm lấy Nước Trời. Vì tất cả luật pháp và lời tiên tri đều được công bố cho đến thời đại Giăng” (Ma-thi-ơ 11:11-13).
Trong đoạn Kinh Thánh này có ba vấn đề khó: nghĩa của biazetai, của “người ta dùng bạo lực” và của “người nhỏ nhất trong Nước Thiên Đàng.”
Nghĩa của động từ biazo là “dùng sức mạnh hay bạo lực” hoặc ở thể bị động: “bị bạo lực xâm lấn” hoặc một hình thức trung gian “thể hiện sức mạnh.” Ở một chỗ khác chúng tôi đã bàn tới sáu cách hiểu khác nhau của từ này (2), còn ở đây chỉ nêu kết luận của chúng tôi: động từ này nên dịch theo thể trung gian, “Nước Thiên Đàng đang mạnh mẽ tiến đế [để]’’ (RSVmg?), là thích hợp nhất với cách nhìn năng động về Nước Trời như là một sự trị vì đầy quyền năng của Thượng Đế, thể hiện trong

chức vụ của Chúa Giê-xu. Về mặt ngữ văn, cách dịch này không có gì sai trái cả.(3) Nước Trời đang thể hiện sức mạnh của mình, và những người đầy nhiệt tình đang kéo đến, nghĩa là -muốn được chia sẻ ơn phước trong đó.(4) Chúa Giê-xu đã làm dấy lên một phong trào mạnh mẽ. Thượng Đế cũng đang thể hiện quyền năng cao cả của Ngài cho nhân loại. Lời giáo huấn của Chúa Giê-xu khác hẳn những bài dạy của các giáo sĩ Do Thái (ra-bi). Các ra-bi dạy rằng con người phải chịu sự ràng buộc với Nước Trời và thừa nhận Bô Luật như là chuẩn mực của chỉ Thượng Đế. Nhưng Chúa Giê-xu dạy rằng như thế vẫn chưa đủ. Ngược lại. Thượng Đế đang hành động mạnh mẽ trên chức vụ của Ngài, và bởi vì quyền năng của Nước Trời đang thâm nhập vào thế giới này, nên con người cũng phải đáp ứng mạnh mẽ. Đôi khi Chúa Giê-xu mô tả sự đáp ứng nằy bằng những hành động táo tợn. “Nếu tay các con xui các con phạm tội, hãy cắt nó đi!, nếu mắt xui các con phạm tội, hãy móc nó đi (Mác 9: 43,47). Đây là những hành động táo bạo mà người muốn và Nước Trời cần phải có. (5) Ở chỗ khác, Chúa Giê-xu đã dùng ngôn từ rất mạnh mẽ: “Ai theo Ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh chị em mình, và chính sự sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Ta” (Lu-ca 14:26). “Chớ tưởng rằng Ta đến để đem sự bình an cho thế gian: Ta đến không phải đem sự bình an, mà là đem gươm giáo" (Ma-thi-ơ 10:34). Sự hiện diện của Nước Trời đòi hỏi một sự đáp ứng mạnh mẽ.
Rõ ràng là Lu-ca đã hiểu lời dạy này của Chúa theo cách ấy. Ông đã tường trình lại lời dạy này như sau: “Tin Lành của Nước Đức Chúa Trời được truyền ra, và ai nấy dùng sức mạnh mà vào đó" (eis auten biazecai, Lu-ca 16:16). Ở đây biazetai cũng được dùng theo cách nói trung gian.
Trong cả hai lời giáo huấn này, Nước Trời là mội sự trị vì năng động củ [của] Thượng Đế, thể hiện hiệu lực qua Chúa Giê-xu; nó cũng là vương quốc của ơn phước mà những người tiếp nhận Lời Chúa Giê-xu đang bước vào. Chúa Giê-xu gọi Giăng là người lớn nhất trong nhân loại. Tất cả những lời tiên và luật pháp chỉ được truyền ra cho đến đời Giăng mà thôi. Ông là nhà tiên tri cuối cùng. Từ thời Giăng (6) đã mở ra một giai đoạn mới mà "người lớn như Giăng cũng còn nhỏ hơn người nhỏ nhất trong Nước Trời buổi đầu. Đó không phải vì thành tích cá nhân mà là món quà của Thượng Đế dành cho những người đã ở trong Nước Trời (khác với trường hợp của Giăng).” (7) Sự trái ngược này không phải là giữa Giăng và những người khác trong Nước Trời, mà là giữa kỷ nguyên cũ của những lời tiên tri và kỷ nguyên mới của Nước Trời, bắt đầu với chức vụ của Chúa Giê-xu.(8)
NƯỚC TRỜI NHƯ MỘT MÓN QUÀ HIỆN NAY. Khi nghiên cứu về nội dung của một vương quốc mới đầy ơn phước này, ta phát hiện ra rằng basilcia không chỉ có nghĩa là sự trị vì năng động của Thượng Đế và vương quốc của sự cứu chuộc; mà còn có nghĩa là món quà sự sống đời đời và sự cứu chuộc. Đây là một yếu tố cơ bản khác trong lời giáo huấn của Chúa Giê-xu. Nước Trời là một thuật ngữ bao gồm nhiều khái niệm dành cho tất cả mọi người được Đấng Mết-si-a cứu chuộc.(9) Dalman cho rằng trong lời dạy của Chúa Giê-xu, Nước Trời có thể là đất nước mơ ước của sự cố gắng đoạt tới, của sự ban tặng, của sự phong phú và của sự tin nhận."?(l 0)
Đến ngày tận thế, người công chính sẽ được tự do thừa hưởng Nước Trời (Ma-thi-ơ 25: 34). Ở đây Nước Trời không có nghĩa là sự trị vì của Thượng Đế cũng không có nghĩa là Đời Sau, mà là món quà ơn phước về sự sống đời đời của Thượng Đế trong kỳ nguyên tới (Ma-thi-ơ 24:46). Khi trả lời của chàng thanh niên làm thế nào để được hưởng cuộc sống vĩnh cửu (Mác 10:17). Chúa Giê-xu đã nói về việc vào Nước Trời (10: 23, 24) và tiếp nhận cuộc sống vĩnh cửu (10:30) như những khái niệm đồng nghĩa. Nước Trời là một món quà mà Đức Chúa Cha đã vui lòng ban cho đàn cừu bé bỏng của Chúa Giê-xu - những môn đệ của Ngài (Lu-ca 12:32).
Nếu Nước Trời là món quà sự sống đời đời để ban tặng cho dân Ngài khi Ngài trị vì trong vinh quang ngày tận thế, và nếu Nước Trời cũng là sự trị vì của Ngài đang thâm nhập vào lịch sử trước ngày hoàn thành tận thế thì ta có thể hy vọng Chúa đang trị vì trong hiện tại để bước đầu mang đến ơn phước cho dân Ngài. Đây chính là cái mà chúng ta đã tìm thấy. Nước Trời không chỉ là món quà ngày tận thế, món quà của Đời Sau, mà cũng là món quà có thể nhận được ở Đời Này nữa.
Điều này được phản ảnh trong nhiều lời dạy khác. Nước Trời giống như một kho báu hay một hạt ngọc châu quý, có giá trị hơn mọi của cải khác (Ma-thi-ơ 13:44-46, được tìm kiếm (Ma-thi-ơ 6:33) và được tiếp nhận như trẻ em nhận quà (Mác 10: 15, Lu-ca 18:16-17). Trong lời dạy này, Nước Trời là sự trị vì của Thượng Đế, nhưng bao hàm cả quà tặng của chế độ ấy. Sự trị vì của Chúa không phải là một chính quyền đáng sợ mà con người phải cúi đầu tuân phục mà là một quà tặng. Các trẻ em đã nêu gương sáng về Đức Tin và thái độ tiếp nhận Chúa cần phải có đối với “những đứa con của Nước Trời”. Nước Trời thuộc về chúng không phải vì tính khiêm tốn mà vì thái độ sẵn sàng đáp lời của chúng.  Nước Trời thuộc về những người như vậy vì họ biết tiếp nhận như một món quà, món quà Chúa trị vì.”(11) Ma-thi-ơ 19:14 nhắc lại cùng ý tưởng đó: Nước Trời là tài sản hiện nay của những người giống như trẻ thơ. Lời hứa ai xin sẽ được, ai tìm sẽ thấy (Ma-thi-ơ 7:7) được hiểu trong văn cảnh này. "Cái được tìm chính là Nước Trời mà khi tìm được sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu (Lu-ca 12:31). Cánh cửa đang được gõ chính là cửa vào Nước Trời.”(12)
Những Phước Lớn trong bài giảng trên núi của Chúa Giê-xu đã cho thấy Nước Trời là một tặng phẩm. Những người nghèo khổ về tâm linh, những người bị khủng bố vì làm điều công chính, sẽ nhận được tặng phẩm này (Ma-thi-ơ 3: 3,10). Khó có thể xác định được trong những lời dạy này, Nước Trời thuộc về tương lai hay hiện tại. Những Phước Lớn này chắc chắn có tầm xa tận thế. Những điều Chúa dạy như được hưởng đất đai, được thương xót (trong ngày phán xét), được thấy Đức Chúa Trời, về căn bản là dành cho ngày tận thế. Tuy nhiên khi Chúa nói về những Phước Lớn này thì mục tiêu chính là nhằm dạy về sự được phước hiện tại hơn là hứa ban phước trong ngày tận thế.(13) Sự an ủi người than khóc vì nghèo khổ tâm linh, cũng như sự thỏa mãn cho người khao khát điều công chính là cả của hiện tại và tương lai (Ma-thi-ơ 5:4, 6). Quà tặng của Nước Trời, hai lần được nhắc đến, có thể là bao gồm cả hiện tại lẫn tương lai. Những Phước Lớn ấy là ngụ ý nói về cả sự cứu rỗi ngày tận thế và sự ban phước trong hiện tại.
MÓN QUÀ CỨU RỖI. Nước Trời như một tặng phẩm của Thượng Đế có thể được minh họa rõ hơn khi nghiên cứu thuật ngữ “sự cứu rỗi”. Trong các sách Phúc Âm, hai từ "cứu” và “cứu rỗi” đều ám chỉ một sự ban phước hiện tại và cả vào ngày tận thế.
Về căn bản, sự cứu rỗi là một tặng phẩm ngày tận thế. Trong câu trả lời của Chúa Giê-xu cho chàng thanh niên giàu có về cuộc sống vĩnh cửu, sự cứu rỗi đồng nghĩa với cuộc sống vĩnh cửu và bước vào Nước Trời ở Đời Sau (Mác 10:17-30). Ở một chỗ khác, sự cứu rỗi tận thế được mô tả như một sự cứu sống thông thường (Mác 8:35; Ma-thi-ơ 10:39; Lu-ca 17:33). Sự cứu rỗi tận thế có thể được mô tả đơn giản như sự bước vào cuộc sống vĩnh cửu (Mác 9:43; Ma-thi-ơ 25:46) hay vào cuộc chung vui với Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 25: 21, 23).
Sự cứu rỗi tương lai này có hai ý nghĩa: giải phóng khỏi sự chết và theo Chúa trọn vẹn. Các sách Phúc Âm không nói nhiều đến sự sống lại; nhưng lời dạy trong Lu-ca (20: 34-36) hay Mác (12: 24- 27) cho thấy rõ rằng sự cứu rỗi tận thế là trọn vẹn. Sau khi sống lại con người sẽ có một cái gì đó giống như các thiên thần, cụ thể là có sự bất tử. Cuộc đời bất tử ấy thuộc về Đời Sau (Lu-ca
20:35). Mọi ốm đau bệnh tật và sự chết đều biến mất trong đời sống Nước Trời (Ma-thi-ơ 25:34,46).
Sự cứu rỗi tận thế không chỉ có nghĩa là sự chuộc tội cho con người mà còn là sự khôi phục mối liên hệ giữa Thượng Đế và con người đã bị tội lỗi cắt đứt. Người có tâm hồn trong sạch sẽ được thấy Thượng Đế (Ma-thi-ơ 5:8) và bước vào cuộc chung vui với Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 25:21- 23). Sự hoàn mỹ trong ngày tận thế thường được mô tả bằng những hình ảnh thông thường hằng ngày. Mùa gặt đến và thóc được thu vào kho (Ma-thi-ơ 13:30, 39; Mác 4: 29; hoặc Ma-thi-ơ 3:12; Khải Thị 14:15). Cừu sẽ được tách ra khỏi dê và đưa vào chuồng an toàn (Ma-thi-ơ 25: 32). Thông thường nhất là hình ảnh bàn tiệc của những người theo Chúa. Trong Nước Trời, Chúa Giê-xu lại uống rượu nho với các môn đồ (Mác 14:25). Họ sẽ ăn uống với Ngài bên bàn tiệc Nước Trời (Lu-ca 22: 30). Mọi người từ bốn phương trái đất cũng sẽ được gom lại bên bàn tiệc với các thánh Cựu Ước (Ma-thi-ơ 8:11, 12; 25:1-12) hay một bữa tiệc (Lu-ca 16-24). Những ẩn dụ này nói lên sự khôi phục mối liên hệ, đã bị cắt đứt vì tội lỗi, giữa Thượng Đế và con người.(15)
Sự cứu chuộc ngày tận thế mang một ý nghĩa tôn giáo hoàn toàn ngược lại với sự mất. Trong tiếng Hy Lạp apollumi mang hai ý nghĩa: tiêu diệt hoặc giết chết, và mất (ở thể bị động: bị mất, bị chết, bị tiêu diệt). Cả hai nghĩa bị tiêu diệt và bị diệt vong đều được dùng để nói lên tình trạng bị tiêu diệt trong ngày tận thế (apoleia, Ma-thi-ơ 7:13). Không được cứu có nghĩa là mất sự sống (Mác 8: 33; hoặc Ma-thi-ơ 10: 39; Lu-ca 9: 24; 17: 33), và mất sự sống có nghĩa mất tất cả (Mác 8: 36), bởi vì mất chính bản thân mình (Lu-ca 9: 25). Tóm lại, mất sự sống là bị tiêu diệt. Với quyền năng của Chúa không phải chỉ thể xác, mà cà linh hồn cũng bị tiêu diệt trong lửa địa ngục (Ma-thi-ơ 10: 28; Mác 9:42-48), trong ngọn lửa đời đời (Ma-thi-ơ 18:8; 25:41), và trong bóng tối (Ma-thi-ơ 8: 12; 22: 13; 25: 30). Vì lửa và bóng tối không phải là những khái niệm hài hòa, nên yếu tố trung tâm không phải là hình thức của sự hủy diệt sau cùng mà là ý nghĩa tôn giáo của nó. Điều đó thể hiện ở câu: "Ta không hề biết các ngươi! Lui ngay cho khuất mắt Ta, vì các ngươi chỉ làm việc gian ác!” (Ma-ihi-ơ 7:23; Lu-ca 13:27). Đây là nghĩa của từ hủy diệt: loại ra khỏi những cuộc vui có sự hiện diện của Thượng Đế trong Nước Trời.
Chức vụ của Chúa Giê-xu cứu đàn chiên lạc của nhà Do Thái (Ma-thi-ơ 10:6; 15:24) không mang ý nghĩa tận thế. Họ bị lạc Chúa và cuộc sống ở cả hiện tại và tương lai. Vì bị lạc mất, họ đang đứng dưới thung lũng của sự huỷ diệt đời đời. Đứa con bị lạc thực tế coi như đã chết; sự cứu rỗi đối với nó hay đưa nó trở lại nhà cha có nghĩa là phục hồi lại sự sống cho nó (Lu-ca 15:24).  
Chức vụ Chúa Giê-xu cứu những kẻ lạc mất có cả ý nghĩa hiện tại và tương lai. Ngài đi tìm tội nhân không phải chỉ để cứu họ trong ngày phán xét tương lai mà còn để mang ơn cứu rỗi đến cho họ trong hiện tại. Với nhân viên thu thuế vụ Xa-chê đã biết ăn năn. Chúa phán: “Nhà này hôm nay được hưởng ơn cứu rỗi. Vì Con Loài Người đến trần gian để tìm và cứu những người lạc mất” (Luca 1 9:9-10). Người ta có thể tán thành ý kiến của Amdt và Ginsrich về nghĩa của “lạc mất" là “sự chết đời đời".(16) Người lạc mấi không phải chỉ là những người đã đi lạc đường mà cả những người đang có nguy cơ bị diệt vong nếu không được cứu. Thông qua Ê-xê-chi-ên (34:16, 22). Chúa đã hứa: “Ta sẽ tìm con nào đã mất Ta sẽ cứu bầy chiên Ta.” Chúa Giê-xu đã tuyên bố nhiệm vụ này đang được hoàn thành Ngài đã mang ơn cứu rỗi tới cho Xa-chê bằng cuộc viếng thăm hiện tại nhưng ông còn được hưởng ơn phước này cả trong tương lai nữa.
Những ngụ ngôn “chiên thất lạc”, “đồng bạc mất”, "'đứa con phóng đãng” không phải là những sự cứu rỗi tận thế mà là hiện tại (Lu-ca 15). Sự đưa được đứa con bị mất trở về chung vui ở nhà cha minh họa ơn cứu rỗi hiện tại mà Chúa Giê-xu đã mang đến cho Xa-chê và tất cả những người thu

thuế và tội nhân khác, biết hoan nghênh các môn đệ Ngài. Trong câu chuyện này, người anh tiêu biểu cho các thầy dạy luật và phái biệt lập. Họ tuyên bố người Do Thái chân chính chỉ cần giữ Bộ Luật Chúa. Họ đang được ở trong nhà cha, giống như người anh. Nhưng chính anh ta đã bị lạc mất vì không biết đi theo cha, cũng không biết chung vui ở nhà cha.
Sự theo Chúa hiện nay là một tặng phẩm trước khi hoàn thành tận thế. Đó là chủ đề chính được minh họa bằng ngụ ngôn bàn tiệc. Các thầy dạy luật bực tức vì Chúa Giê-xu cùng ăn với những người thu thuế và người có tội khác (từ Mác 2:15), ẩn dụ về bữa tiệc này là một bức tranh Do Thái chung về sự cứu rỗi tận thế; (18) còn tình thân của Chúa Giê-xu với các môn đồ Ngài và những người theo họ thì được coi là sự báo trước về niềm vui và tình thân trong Nước Trời ngày tận thế. Ý nghĩa tôn giáo của bữa tiệc này được phản ảnh trong những lời dạy của Chúa Giê-xu: ‘Ta đến chẳng phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người có tội” (Mác 2:17). Ngài đang hoàn thành sứ mệnh Mết-si-a của mình khi đưa các tội nhân vào hàng ngũ những người theo Ngài.
Đây không phải là một trường hợp cá biệt. Điều này được phản ảnh trong hai lời dạy khác: Lu-ca ghi lại rằng một trong những lý do chính mà các thầy dạy luật và phái biệt lập phê bình Chúa Giê- xu là vì Ngài đã tiếp nhận các tội nhân và ăn uống với họ (Lu-ca 15:1, 2). Cả ba ngụ ngôn tiếp theo đó đều nhấn mạnh đến niềm vui tìm lại được các tội nhân bị lạc mất. Chân lý trung tâm là niềm vui thiên thượng khi một tội nhân biết ăn năn (Lu-ca 15:7); một niềm vui mà Chúa Giê-xu đã cho thấy trước trên trái đất qua bữa tiệc Ngài dự với những người biết ăn năn.
Vì vậy, điểm đặc trưng cho chức vụ của Chúa Giê-xu là tình bạn đằm thắm tươi vui của Ngài với những người ăn năn. Ngài bị buộc tội là tham ăn tục uống cũng chính vì lẽ đó (Ma-thi-ơ 11:18). Ta cũng thấy được niềm vui Mết-si-a ấy trong câu trả lời của Chúa Giê-xu khi các thầy biệt lập phê bình rằng Ngài và các môn đồ của Ngài không nhịn ăn như họ. Không ai nhịn ăn trong ngày cưới. Nếu chàng rể còn đó, mọi người phải vui vẻ chứ không ai nhịn ăn cả (Mác 2: 18,19). Trong khi chúng ta không có bằng chứng rằng ẩn dụ về chàng rể được áp dụng cho Đấng Mết-si-a trong Do Thái giáo thì bữa tiệc cưới lại là một dấu hiệu của Nước Trời.(19) Trong bảy ngày lễ cưới, bạn và khách của chú rể không cần phải tuân giữ những nghi thức tôn giáo nghiêm ngặt dành cho các ngày lễ. Chúa Giê-xu đã mô tả sự hiện diện của Ngài giữa các môn đồ bằng dấu hiệu Mết-si-a của đám cưới. Ngày cứu rỗi đã đến. những bài ca tiệc cưới đang vang lên, không còn chỗ cho sự đau buồn, mà chỉ có sự hoan vui. Vì vậy các môn đồ của Chúa không thể nhịn ăn.(20)
Sự cứu rỗi Mết-si-a cũng hiện diện trong những phép lạ của Chúa Giê-xu chữa lành bệnh mà tiếng Hy Lạp dùng một từ có nghĩa là "cứu". Sự hiện diện của Nước Trời trong Chúa Giê-xu chính là sự giải thoát khỏi bệnh xuất huyết (Mác 5: 34), bệnh mù (Mác 10: 52), bệnh quỉ ám (Lu-ca 8: 36), và ngay cả sự chết (Mác 5: 23). Chúa Giê-xu đã tuyên bố rằng những sự giải thoát này là bằng chứng hiện diện của sự cứu rỗi Mết-si-a (Ma-thi-ơ 11:4- 5).  Đó là những đảm bảo cho sự sống, sự bất tử của thân thể, trong Nước Trời ngày tận thế. Nước Trời không phải chi của linh hồn, mà còn bao hàm sự cứu rỗi cho con người về toàn bộ.
Chỉ mới có một số người được giải phóng về thể xác. Điều đó minh họa bản chất của Nước Trời hiện tại. Nó đối lập với Nước Trời ngày tận thế, trong đó tất cả “những kẻ được kể là đáng dự phần đời sau” (Lu-ca 20: 35) đều sẽ được cứu khỏi ốm đau bệnh tật và sự chết trong sự sống lại bất tử. Sự cứu này chỉ mới dành cho một số ít người trong Nước Trời ngày nay. Không phải tất cả những người ốm và người què đã được cứu. Cũng không phải mọi người chết đã sống lại. Các Phúc Âm chi ghi lại ba trường hợp được phục hồi sự sống. Người ta phải đến trực tiếp với Chúa Giê-xu hoặc các môn đồ Ngài để được chữa lảnh bệnh (Mác 6: 56). Trong Nước Trời ngày nay, sự cứu này chưa
có hiệu lực phổ biến mà chỉ khu trú trong Chúa Giê-xu và những người được Ngài ủy thác (Ma-thi-ơ 10:8; Lu-ca 10: 9).
Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đến với Chúa Giê-xu đều kinh nghiệm được sự sống lành bệnh của Nước Trời. Sự cứu về thể xác đòi hỏi con người phải có Đức Tin. Nó không có tác dụng exopere opernto. “Đức Tin con đã cứu con’’ (Mác 5:34; 10:52). Cần phải có một sự đáp lại về tinh thần để nhận ơn phước về thể xác. Các phép lạ chữa lành bệnh mặc dầu rất quan trọng, nhưng chưa phải là tất cả. Chúng không phải là đỉnh cao của sự cứu rỗi Mết-si-a. Điều này được minh họa trong cách bố trí các mệnh đề ở Ma-thi-ơ 11: 4-5. Lớn hơn sự giải phóng cho người mù, người què, người phung, người điếc và thậm chí sự sống lại, là giảng Tin Lành cho người nghèo.(21) “Phúc Âm” này chính là sự hiện diện của Chúa Giê-xu, niềm vui và tình thân mà Ngài đã mang đến cho người nghèo.
Sự cứu khỏi bệnh tật thể xác chỉ là khía cạnh bên ngoài của sự cứu rỗi linh hồn, được chỉ rõ trong lời dạy về đuổi quỉ. Mặc dù phép lạ này là một trong những bằng chứng có sức thuyết phục nhất về sự hiện hữu của Nước Trời (Ma-thi-ơ 12: 28). Đó cũng chỉ mới là bước đầu mà Thượng Đế chiếm hữu căn nhà trống". Mỗi người đều giống như một căn nhà trong được quét dọn tử tế (Ma-thi-ơ 12:44; Lu-ca 11:25). Nếu không quyền năng của Thượng Đế che chở thì quỉ có thể trở lại, mang theo bảy quỉ khác, cùng nhập vào và người đó sẽ ở trong tình trạng còn xấu hơn trước đây. Phép chữa lành bệnh và đuổi quỉ là mặt tiêu cực của sự cứu, mặt lích cực là tiếp nhận quyền năng và sự sống từ Thượng Đế.
Mối liên hệ giữa sự cứu rỗi thể xác và linh hồn được minh họa trong câu chuyện Chúa chữa lành mười người phung, cả mười người này đều đã được sạch và được chữa lành (từ Lu-ca 17:14). Riêng đối với người Sa-ma-ri trở lại cám ơn, Chúa Giê-xu phán: “Đức tin con đã chữa lành con" (Lu-ca 17: 19). Đó là câu mà Ngài cũng cùng ở những chỗ khác để chữa lành bệnh. Có thể rằng chín người khác chưa được chữa lành hoàn toàn chăng? Nhiều nhà giải kinh nghi ngờ về tính mơ hồ của đoạn này. Tuy nhiên, câu nói này rõ ràng là được dùng cho sự cứu rỗi “linh hồn” (Lu-ca 7:50), nên chúng ta có thể đồng ý với những người quan niệm rằng người Sa-ma-ri được ban nhiều ơn phước hơn chín người kia. Người đó được cứu rỗi trọn vẹn không phải chỉ có thể xác mà cả linh hồn nữa.(22)
Sự cứu rỗi hiện nay là cả về linh hồn lẫn thể xác. Điều đó được khẳng định trong câu chuyện người đàn bà đầy lội lỗi đến nhà Si-môn. Nước mắt và những việc làm rất xúc động đã chứng tỏ sự ăn năn của bà. Chúa Giê-xu đã nói với bà: "Đức Tin của con đã cứu con! Cứ về nhà bình an." (Luca 7: 50). Ở đây, không có phép lạ chữa bệnh nào được thực hiện. Bà bị cả bệnh thinh [tinh] thần và tâm linh. Bà đã được cứu rỗi. Ý nghĩa của sự cứu rỗi ấy được giải thích trong câu: “Tội lỗi con được tha rồi!" (Lu-ca 7:48).
MÓN QUÀ THA TỘI. Sự tha tội nói lên ý nghĩa sâu sắc của sự cứu rỗi Mết-si-a. Theo Mác, sự xung đột giữa Chúa Giê-xu và các thầy dạy luật bắt đầu xảy ra từ khi Ngài tuyên bố tha tội. Họ cho rằng lời tuyên bố đó là phạm thượng vi chỉ có Thượng Đế mới có quyền tha tội (Mác 2:7). Các thầy dạy luật đã có lý (Thi Thiên 103: 3; Ê-sai 43: 25). Trong các lời tiên tri, sự tha tội là một ơn phước của kỷ nguyên Mết-si-a. Đức Chúa Trời - vị quan tòa, người cai trị, và vua - sẽ cứu dân Ngài, để cho không còn ốm đau bệnh tật, vì Ngài sẽ tha thứ mọi tội lỗi (Ê-sai 33:24). Những người được cứu còn lại sẽ được tha tội, vì tội lỗi của họ sẽ bị ném xuống tận đáy biển (Mi-chê 7:18-20). Thượng Đế sẽ thiết lập một giao ước mới với họ, sẽ khắc Bô Luật của Ngài vào tâm khảm họ, ban cho họ một tình thân thực sự với Ngài, và tha thứ mọi tội lỗi của họ (Giê-rê-mi 31:31-34; cũng đọc

từ Ê-xê-chi-ên 18:31; 36:22-28). Một mạch nước sẽ tuôn tràn vào nhà Đa-vít để rửa sạch mọi tội lỗi cho dân Chúa (Xa-cha-ri 13:1).
Quyền tha tội là thuộc về Thượng Đế, với một ngoại lệ có thể có.(23) Một lời tiên tri đã nói về một tôi tớ Chúa, mang hết tội lỗi của mọi người và hy sinh chính mình như của lễ chuộc tội (Ê-sai 53: 11-12); nhưng cho đến thế kỷ thứ ba và muộn hơn nữa, Kinh Do Thái giáo vẫn không cho rằng lời tiên tri này là nói về Đấng Mết-si-a.(24) Chúng ta không có cơ sở để nói rằng Đấng Mết-si-a, dựa vào quyền năng của mình, hứa tha tội cho nhân loại. Hơn nữa, trong khi tin rằng Thượng Đế sẽ tha tội, Do Thái giáo chưa bao giờ giải quyết được mâu thuẫn giữa công bằng và ân điển của Thượng Đế.(25) Người công chính không phải là người đã được Thượng Đế hoàn toàn tha tội, mà là người có nhiều công hơn tội. Sự công chính là một sự tuyên bố trắng án thiêng liêng trong ngày phán xét, nhưng sự tuyên bố này là do lý thuyết công tội quyết định. Khi ứng hầu trước Thượng Đế, con người được cân nhắc giữa những việc thiện và điều ác đã làm. Nếu thiện nặng hơn ác, dù người đó sẽ được tuyên bố trắng án.(26)
Trên cơ sở đó, dễ dàng hiểu được tại sao các thầy dạv luật lại hết sức ngạc nhiên khi Chúa Giê-xu dùng quyền năng của mình tuyên bố tha tội. Giăng Báp-tít hứa về sự tha tội (Mác 1:4); Chúa Giê- xu đã thực hiện lời hứa này. Sự chữa lành người bị liệt đã chứng tỏ rằng “Con Loài Người trên Trái Đất có quyền tha tội" (Mác 2:10). Con Loài Người là một nhân vật từ trời đến (Đa-ni-ên 7:13), tiêu biểu cho các thánh với quyền năng tối thượng. Ngài ngự xuống từ những đám mây trên trời, mang Nước Trời đến và phán xét nhân loại. Trong lời dạy trên, Chúa Giê-xu đã tuyên bố rằng Ngài chính là vị thẩm phán nhà trời ấy. Nhưng trước khi làm nhiệm vụ xét xử, Ngài đến Trái Đất, sống giữa mọi người, sử dụng thiên quyền của mình để tha tội. Đây là dấu hiệu hiện diện của sự cứu chuộc Mết-si-a.     .
Nội dung chủ yếu của sự tha tội theo quan điểm cùa Nước Trời đã được minh họa bằng ngụ ngôn tha thứ (Ma-thi-ơ 18:23-35). Ngụ ngôn nàv nêu lên mối quan hệ giữa sự tha thứ của Trời và của người trong Nước Trời. Trời tha thứ trước nhưng đòi hòi con người cũng phải biết tha thứ. Khi leremias nhấn mạnh đến yếu tốt tận thế của ngàv phán xét. Ông đã nhận ra rằng trước hết, ngụ ngôn này dạy về lòng khoan dung cùa Thượng Đế; vì đến ngày tận thế, trước hết Ngài cho mọi người nếm trãi món quà tha thứ rồi sau đó mới có sự phán xét.(27) Món qua tha thứ cho không của Thượng Đế cũng đòi hòi con người một tinh thần tha thứ.
Chúa Giê-xu đã không dạy một học thuyết mới nào về sự tha thứ. Ngài đã mang đến cho những tội nhân đã bị hư vong một sự nếm trải mới về sự tha thứ. Ngài đã không nói cho người đàn bà ở nhà Si-môn rằng Thượng Đế đang tha tội cho bà, hoặc giải thích cho bà con đường để được cứu rỗi, mà chỉ tuyên bố tội lỗi của bà đã được tha (Lu-ca 7:48). Đây chính là “sự cứu rỗi” dành cho bà. Chúa Giê-xu đã làm cái mà Ngài tuyên bố. Sự hiện diện của Nước Trời không phải là một lời giáo huấn mới về Thượng Đế. Đó là một hoạt động mới của Thượng Đế, thông qua Chúa Giê-xu, làm cho nhân loại ngay bây giờ được nếm trải những cái mà các tiên tri đã hứa về Nước Trời ngày tận thế.(28)   
MÓN QUÀ VỀ SỰ CÔNG CHÍNH. Liên hệ chặt chẽ với sự tha tội là sự công chính. Trước hết, sự công chính không phải là một vấn đề đạo đức, mà là một mối quan hệ tốt đẹp với Chúa, một sự tuyên bố trắng án thiêng liêng đối với mọi tội lỗi.(29) Tìm kiếm Nước Trời có nghĩa là tìm kiếm sự công chính của Thượng Đế (Ma-thi-ơ 6: 33); còn nhận được Nước Trời có nghĩa là nhận được sự công chính kèm theo.         
Theo quan điểm Do Thái, sự công chính là do con người làm nên.(30) Các ra-bi dạy rằng công chính bao gồm sự tuân giữ Bô Luật và làm việc thiện. Chúa Giê-xu dạy rằng sự công chính vừa là yêu cầu vừa là tặng phẩm của Thượng Đế đối với nhân loại. Để được vào Nước Trời trong ngày tận thế, con người phải đạt tới sự công chính vượt quá tiêu chuẩn của các thầy dạy luật và phái biệt lập (Ma-thi-ơ 5:20). Sự công chính bao gồm cả việc không được nóng giận, tham lam, trả thù (Ma-thi-ơ 5: 21-48). Nếu những tiêu chuẩn công chính lý tưởng ấy vượt quá khả năng con người, thì không ai đạt tới được. Do đó, nó chỉ có thể là một tặng phẩm của Thượng Đế.
Trung tâm điểm của lời giáo huấn của Chúa Giê-xu về đạo đức là: hãy từ bỏ quan niệm rằng con người có thể tự mình đạt tới sự công chính, hãy sẵn sàng trở thành những đứa trẻ không có gì, thì sẽ nhận được tất cả. Các thầy dạy luật tự cho mình là công chính, không chịu từ bỏ niềm kiêu hãnh đó, không muốn mình trở thành không có gì như trẻ thơ để nhận được món quà công chính của Thượng Đế. Chừng nào họ còn tự đánh giá mình là công chính (Mác 2:17; Lu-ca 18:9) (31) thì họ vẫn còn không cần món quà này của Thượng Đế. Người thu thuế trong Lu-ca 18 là hình ảnh ngược lại với những người thuộc phái biệt lập, tự coi mình là công chính. “Người này trở về nhà và được xưng là công chính" (Lu-ca 18:14). Đây là sự công chính do Thượng Đế tuyên bố. Rõ ràng không phải ông ta đạt được sự công chính mà đó là một tặng phẩm của Thượng Đế. Lời giáo huấn qua ngụ ngôn này giống như học thuyết Pauline về free justification with the pxception that there is no mention of the cross?(32)
Sự công chính được nói tới trong Bài Giảng Trên Núi cũng là một món quà cùa Thượng Đế. Lời hứa cho những ai đói khát sự công chính được no đủ (Ma-thi-ơ 5:6) là một lời hứa dành cho những người ý thức được mình chưa công chính nhưng thấy đói khát sự công chính đối với Chúa. Trái với quan điểm Do Thái về công và tội, dikaiosune chỉ được coi là một món quà cùa Thượng Đế cho những người cầu xin.(33)”
Tóm lại, sự cứu chuộc ngày tận thế tuy khó thấy, nhưng đã hiện diện trong nhiều khía cạnh của những lời tiên báo và sứ mệnh cùa Chúa Giê-xu và nằm ngoài ý nghĩa cùa thuật ngữ Nước Trời. Chúa Giê-xu không những chỉ mang đến những lời giáo huấn mới mà còn cả biến cố mới. Đó là sự nếm trải trước ơn cứu rỗi ngày tận thế. Chúa Giê-xu đã không hứa mà ban tặng sự tha tội. Ngài không chỉ bảo đảm cho nhân loại trong tương lai được gia nhập Nước Trời mà còn mời gọi mọi người hãy đi theo Ngài để cùng gánh vác Nước Trời. Ngài không chỉ hứa sẽ bào chữa cho họ trong ngày tận thế mà ngay bây giờ đang ban tặng sự công chính cho họ. Ngài không chỉ dạy rằng đến ngày tận thế sẽ có sự giải phóng khỏi bệnh tật, mà còn đi khắp đó dâv để chữa lành bệnh và thậm chi giải phóng khỏi sự chết, để minh họa cho quyền năng cứu chuộc của Nước Trời.
Nước Trời đang hiện diện như một kỷ nguvẻn cứu chuộc mới. Tiếp nhận Nước Trời, chịu phục tùng sự trị vì của Thượng Đế có nghĩa là tiếp nhận món quà của Nước Trời và được hưởng những phước hạnh. Nước Trời đang được thực hiện ngay ở kỷ nguyên này, nhưng sự hoàn thành còn phải đợi đến Đời Sau.




CHƯƠNG 6- THƯỢNG ĐẾ CỦA NƯỚC TRỜI

Nghĩa của cụm từ basileia tou theou hiểu một cách năng động khi nghiên cứu về ngôn ngữ và cách sử dụng chính cụm từ đó. Dưới đây là cách hiểu năng động ấy, rút ra từ thần học Các Phúc Âm, nói chính xác hơn là từ học thuyết về Thượng Đế.
Nước Trời là Vương Quốc của Thượng Đế, không phải của loài người: basileia tou theou. Sự nhấn mạnh đặt vào từ thứ ba chứ không phải từ thứ nhất; đó là vương quốc của Thượng Đế. “Một thực tế mà chúng ta phải luôn luôn tính đến là trong những lời dạy của Chúa Giê-xu, quan niệm về Thượng Đế của Ngài bao trùm cả quan niệm về Nước Trời và Đấng Mết-si-a.”(l) Nếu Nước Trời là sự trị vì của Thượng Đế, thì tất cả mọi mặt của Nước Trời phải được rút ra từ bản chất và những hoạt động của Thượng Đế. Sự hiện diện của Nước Trời phải được hiểu là hiện nay Thượng Đế đang hành động, còn trong tương lai ở cuối Đời Này, Thượng Đế sẽ thể hiện sự cứu chuộc trong một xã hội đầy vương quyền của Ngài.
Điều này cũng đúng trong Do Thái giáo. Vương Quốc của Thượng Đế là sự trị vì tối cao của Thượng Đế ở khắp mọi nơi. Ngài luôn luôn là Thượng Đế đầy vương quyền, sắp đặt và giám sát mọi sự hiện hữu. Hơn nữa, Thượng Đế trị vì thông qua Bộ Luật của Ngài và sẽ hành động để thiết lập Vương Quốc của Ngài cuối Đời Này. Lời tuyên bố của Chúa Giê-xu về sự hiện diện của Nước Trời có nghĩa là Thượng Đế đã có những hoạt động cứu chuộc trong lịch sử, nhân danh dân Ngài. Điều này không phủ nhận khía cạnh tận thế của Nước Trời và nội dung của nó. Bởi vì trong lịch sử Thượng Đế đã hành động thông qua chính Chúa Giê-xu và sứ mệnh của Ngài, và đến cuối Đời Này, Ngài lại sẽ hành động để thể hiện vinh quang và quyền năng cứu chuộc của mình, cả hiện tại và tương lai đều thể hiện Vương Quốc của Thượng Đế, bởi vì cả hiện tại và tương lai đều là nơi diễn ra những hoạt động cứu chuộc của Ngài.
THƯỢNG ĐẾ TÌM KIẾM. Luận cứ này được ủng hộ khi nghiên cứu quan niệm độc đáo về Thượng Đế trong các lời dạy của Chúa Gíê-xu. Ở đây ta tìm thấy một sự kiện nổi bật: Thượng Đế là Thượng Đế tìm kiếm. Đó là lời tuyên bố mới của Chúa Giê-xu về Nước Trời và trong những lời dạy của Ngài về Thượng Đế. Chúng tôi không có ý kiến cho rằng mục đích của Chúa Giê-xu là truyền đạt một chân lý lý thuvết mới về Thượng Đế. Thượng Đế không chỉ là một khái niệm trong lời giáo huấn mà còn có thể kinh nghiệm được. Ở đây vẫn còn một câu hỏi: quan niệm nào về Thượng Đế được phản ánh trong và qua lời dạy và sứ mệnh của Chúa Giê-xu? Theo một nghĩa nào đó, Thượng Đế của Do Thái giáo sau này không còn là Thượng Đế của Cựu Ước nữa. Thượng Đế của các tiên tri luôn luôn hành động trong lịch sử để vừa xét xử vừa cứu dân Ngài. Theo Do Thái giáo sau này, Thượng Đế đã rút khỏi thế giới tội lỗi và không còn hoạt động cứu chuộc nữa trong lịch sử.(2) Ta chỉ còn hy vọng một hoạt động cứu chuộc duy nhất của Ngài ở cuối Đời Này. Ngài đang đứng bên ngoài lịch sử.
Sứ điệp của Chúa Giê-xu về Nước Trời đã tuyên bố rằng Thượng Đế không những chi cuối cùng mới hành động, mà ngay lúc này, trong quá trình lịch sử Ngài cũng đang có những hoạt động cứu chuộc. Thực vậy, Thượng Đế đã đi vào lịch sử theo cách và ở mức độ của Ngài mà các tiên tri không biết. Các lời hứa trong Cựu Ước đang được thực hiện. Sự cứu chuộc Mết-si-a đang diễn ra. Nước Trời đã đến gần. Thượng Đế đang thăm viếng dân Ngài. Qua Chúa Giê-xu, Thượng Đế đã


chủ động đi tìm tội nhân, đưa những người hư vong về hưởng phước lành duới sự trị vì của Ngài. Nói tóm lại, Ngài là Thượng Đế tìm kiếm.
Một số học giả giải thích quan điểm của Chúa Giê-xu về Nước Trời theo dòng tư tưởng của các ra-bi (giáo sĩ Do Thái), nhưng riêng về vai trò của Bộ Luật Chúa thì họ lại lấy kinh nghiệm tôn giáo của Chứa Giê-xu để thay thế. Trung tâm của Nước Trời là sự kinh nghiệm được từ nội tâm Chúa Giê-xu rằng Thượng Đế là Cha. Sứ mệnh của Ngài là chia sẻ kinh nghiệm này với nhân loại. Khi người ta có được kinh nghiệm đó của Chúa Giê-xu về Thượng Đế, Nước Trời hav sự trị vì của Ngài sẽ đến với họ. khi số người có kinh nghiệm này tăng lên thì Nước Trời cũng lớn lên và mở rộng ra toàn thế giới.(3)
Mặc dầu cách giải thích này đã chứa đựng một yếu tố quan trọng, nhưng vẫn chưa đầy đủ, vì đã không chú ý tới tính năng động của Nước Trời. Thượng Đế là tình yêu tìm kiếm. Thực tế đó đã hiển hiện ở ngay trung tâm sứ điệp và chức vụ của Chúa chúng ta. Thượng Đế không còn chờ đợi những người bị hư vong để tha tội cho họ nữa. Ngài đang đi tìm cho ra những tội nhân.
Thực tế đó nằm ngay trong chức vụ của Chúa Giê-xu. Khi những người thuộc phái biệt lập phê bình Ngài vi phạm tiêu chuẩn công chính của họ, giao thiệp với những kẻ có tội. Ngài đã trả lời rằng sứ mệnh của Ngài là cứu vớt tội nhân (Mác 2:15-17). Ai biết mình ốm, người đó mới cần thầy thuốc. Chúa Giê-xu phải mang Tin Lành cứu rỗi của Nước Trời đến với những tội nhân đó. Ngài không nói rằng họ không phải là tội nhân, cũng không coi nhẹ tội lỗi của họ. Ngài muốn chỉ ra rằng họ cần được cứu và đã chăm sóc đến nhu cầu dó của họ.
Chân lý vĩ đại về Thượng Đế đang đi tìm tội nhân, được nêu lên trong ba ngụ ngôn suốt chương 15 sách Lu-ca, đã làm câm họng những kẻ phê bình Ngài là hoan nghênh và kết thân với các tội nhân. Ngài nói rằng đang tìm bằng được con cừu bị lạc, đồng tiền bị mất, và hoan nghênh đứa con hoang đàng trở về nhà mặc dầu nó không xứng đáng được tha, đó là mục đích thánh. Ở mỗi ngụ ngôn ta thấy một sự sáng tạo siêu phàm. Người chăn cừu đi tìm con cừu bị lạc; người đàn bà quét nhà để  tìm đồng tiền; còn người cha thì ngóng chờ đứa con hoang đàng trở về. Nhân vật trung tâm trong ngụ ngôn  “Đứa Con Hoang Đàng” không phải là đứa con mà người cha ngóng chờ. Ngụ ngôn đó không phải chủ ý minh họa cho tính phóng đãng của con người mà là cho tình yêu thương và ân điển của Thượng Đế.
Các học giả Do Thái công nhận rằng sự quan tâm này của Thượng Đế đối vơi tội nhân là một điều mới. Abrahams khẳng định Phái Biệt Lập dạy rằng Thượng Đế luôn luôn sẵn sàng đi bước thứ nhất, nhưng ông ta thừa nhận rằng tội nhân phải biết chủ dộng quay về với Thượng Đế.(4) Montefiore cũng thừa nhận rằng "tầm cờ vĩ đại và sự độc đáo” của Chúa Giê-xu đã mở ra “một chương mới cho thái độ của nhân loại đối với tội và tội nhân” bởi vì Ngài đã đi tìm cho ra tội nhân chứ không lảng tránh họ.(5) Sự quan tâm này đối với tội nhân là hoàn toàn chưa được nghe đến trong Do Thái giáo và ngược hẳn với những tình cảm thể hiện trong IV Ezra, ở đó tác giả vì đau khổ thấy có quá ít người công chính, đã viết: “thật vậy, tôi sẽ không quan tâm đến việc tạo nên những người phạm tội, đến sự chết, sự phán xét, sự hư vong của họ, nhưng tôi sẽ hân hoan về việc Chúa đã sáng tạo những người công chính, về cuộc hành hương của họ và ơn cứu rỗi dành cho họ.” (từ câu 8:38). Trung tâm của "Tin Lành” về Nước Trời là Thượng Đế đã chủ động đi tìm và cứu những kẻ đã bị hư vong.
THƯỢNG ĐẾ MỜI GỌI. Thượng Đế đi tìm cũng là Thượng Đế mời gọi. Chúa Giê-xu đã hình dung sự cứu rỗi ngày tận thế bằng một bữa tiệc mà rất nhiều khách được mời đến (từ Ma-thi-ơ 22:1; Lu-ca 14:16 và Ma-thi-ơ 8:11). Trên cơ sở đó ta có thể hiểu những bữa ăn thường xuyên của
Chúa Giê-xu với các môn đồ là một ngụ ngôn sống về sự mời gọi đến những ơn phước của Nước Trời.(6) Việc dự tiệc với người Do Thái là biểu hiện một mối quan hệ hết sức thân mật, và vì thế đóng một vai trò quan trọng trong chức vụ của Chúa Giê-xu (Mác 2:15). Những người Phái Biệt Lập cảm thấy bị xúc phạm vì Ngài đã ngồi ăn với các tội nhân (Lu-ca 15:2). Họ gọi Ngài là “một kẻ tham ăn tục uống, bạn của bọn thu thuế và tội nhân” (Ma-thi-ơ 11:19). "Mời gọi tội nhân đến bữa đại tiệc của Nước Trời đúng là sứ mệnh của Chúa (7)”
Chúa Giê-xu kêu gọi mọi người ăn năn, còn sự triệu tập đến bữa tiệc cũng là một lời mời. Thực vậy, tính chất mời khuyên này đã làm cho lời kêu gọi của Chúa Giê-xu khác hẳn với những giáo lý trong Do Thái giáo, học thuyết về sự ăn năn giữ địa vị quan trọng nhất, bởi vì đó là một trong những cách để được cứu rỗi.(8) Người ta lấy Bộ Luật làm tiêu chuẩn để hiểu khái niệm ăn năn. Mặt tiêu cực của ăn năn là từ bỏ mọi điều ác và những gì vi phạm Bộ Luật; mặt tích cực là vâng giữ Bộ Luật, coi đó như là sự thể hiện của thiên ý. “Cái ách của Bộ Luật” cũng cổ thể gọi là “cái ách của sự ăn năn”. Thứ tự của các sự việc là: con người ăn năn. Thượng Đế tha thứ. Hành động của con ngươi phải diễn ra trước khi Thượng Đế tha thứ. “Theo giáo lý Do Thái sự tha tội phụ thuộc, vào tội nhân, bởi vì không có ai là người trung gian hòa giải cả".(9)
Yêu cầu của Chúa Giẻ-xu về ãn nãn không chỉ là con người phải từ bỏ tội lỗi, quay về với Thượng Đế, mà hơn thế nữa. là một lời kêu gọi con người hãy đáp lại lời mời thiêng liêng, món quà của Nước Trời. Giăng Báp-cít kêu gọi con người từ bỏ tội lồi vì ngày phán xét đã đến: Chúa Giê-xu kêu gọi mọi người hãy tiếp nhận lời mời. Đó là sự khác nhau giữa hai lời kêu gọi ăn năn.
Sứ điệp của Chúa Giê-xu về Nước Trời là một sự công bố bằng cả lời nổi và việc làm cứu chuộc mà Thượng Đế đang thực hiện một cách năng động trong lịch sử. Thượng Đế đang tìm kiếm tội nhân, Ngài đang mời họ đến để nhận ơn cứu chuộc Mết-si-a; Ngài đang yêu cầu họ có thiện chí đáp lại lời mời đầy khoan dung nhân từ của Ngài. Thượng Đế lại nói với nhân loại. Một tỉ mới xuất hiện. Thật ra còn hơn cả tiên tri, Ngài đang mang đến cho nhân loại chính những ơn phước mà Thượng Đế hứa.
THƯỢNG ĐẾ LÀM CHA. Thượng Đế đang tìm kiếm nhân loại, đang mời họ đến và chấp nhận sự trị vì của Ngài, Ngài có thể làm cha của họ. Có một mối quan hệ không tách rời được giữa Nước Trời và Quyền Làm Cha của Ngài. Đặc biệt đáng lưu ý là mối quan hệ này xuất hiện thường xuyên nhất trong thời kỳ tận thế. Trong sự cứu chuộc vào ngày tận thế những người công chính sẽ vào vương quốc của họ (Ma-thi-ơ 13:43). Đó là người cha đã chuẩn bị sự thừa hưởng Nước Trời ngày tận thế cho những-người được ơn (Ma-thi-ơ 25:34). Đó là người cha sẽ ban cho mọi tín đồ của Chúa Giê-xu món quà Nước Trời (Lu-ca 12:32). Món quà cao nhất mà Thượng Đế làm cha ban cho là sự tham gia trong quyền lực tối cao của Ngài, mở rộng ra toàn thế giới. Đến ngày đó, Chúa Giê-xu sẽ lại chung vui trong bữa tiệc mới với các môn đệ của Ngài (Ma-thi-ơ 26:29). Vì niềm vui lớn nhất của con cái Chúa là chia sẻ ơn phước của Nước Trời, nên Chúa Giê-xu đã dạy các môn đệ cầu nguyện: “Lạy cha chúng con ở trẽn trời nước Cha được đến” (Ma-thi-ơ 6:9-10). Rõ ràng-là quyền làm vua và Quyền Làm Cha là những khái niệm liên quan với nhau chặt chẽ.(11) Những lời phán này cho ngày tận thế minh họa một thực tế quan trọng về Quyền Làm Cha của Thượng Đế. Đó là một ơn phước và mối quan hệ chỉ dành cho những ai được vào Nước Trời, chứ không thể cho tất cả mọi người. Khái niệm Quyền Làm Cha được phẩm định bởi khái niệm Nước Trời. Vì là cha, nên Thượng Đế sẽ ban cho con người quyền được vào Nước Trời trong ngày tận thế; và cũng vì thế mà những người không được vào Nước Trời sẽ không có mối quan hệ cha con với Thượng Đế. Món quà Quyền Làm Cha của Thượng Đế không phải chỉ dành cho ngày hoàn thành tận thế, mà
đang được ban phát ngay trong hiện tại. Hơn nữa ơn phước trong tương lai Nước Trời phụ thuộc vào mối quan hệ hiện tại. Đó lả một sự thật, vì Chúa Giê-xu dạy các môn đệ của Ngài gọi và coi Thượng Đế là cha. Nhưng ngay cả trong mối quan hệ hiện tại này. Quyền Làm Cha không thể tách rời ra khỏi Nước Trời. Những người nào nhận biết Thượng Đế như cha là những người mà đối với họ đều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chính là Nước Trời và sự công chính của Ngài (Ma-thi-ơ 6:32- 33; Lu-ca 12:30).
Điều này làm nẩy sinh một câu hỏi quan trọng về nguồn gốc và bản chất của những lời dạy của Chúa Giê-xu về Quyền Làm Cha của Thượng Đế. Khái niệm bắt nguồn trong Cựu Ước, ở đó Quyền Làm Cha là một cách để mô tả mối quan hệ giao ước giữa Thượng Đế và người Do Thái, Theo giao ước này, dân Do Thái là con trưởng nam của Thượng Đế (Xuất Ê-díp-tô ký 4:22). Vì vậy Thượng Đế luôn luôn tự coi mình là cha của dân tộc này (Phục Truvền Luật Lệ KÝ 32:6; Ê-sai 64:8; Ma-la-chi 2:10). Đây không phải là một quan hệ có bản chất trần gian,(12) mà là một sự sáng tạo thần thánh. Mặc dầu Thượng Đế là cha của cả dân tộc này nhưng một khi dân Do Thái đã trở nên thiếu đức tin, thì Quyền Làm Cha của Thượng Đế chỉ giới hạn trong phạm vi những người Do Thái công chính, có đức tin mà thôi (Thi thiên 103:13; Ma-la-chi 3:17). Trong các sách sau kinh điển (Post-canonical literature), Quyền Làm Cha của Thượng Đế được đặc biệt nhấn mạnh đối với từng cá nhân(?). Nghĩa đầy đủ của Quyền Làm Cha sẽ sáng tỏ trong ngày tận thế và kinh nghiệm được trong Nước Trời(?). Theo tài liệu của các ra-bi, Quvền Làm Cha của Thượng Đế là một quan hệ đạo lv giữa Thượng Đế và dân Do Thái (13).
Quan điểm thịnh hành cũ về Nước Trời đã dựa vào quan niệm này về Quyền Làm Cha trong lời giáo huấn của Chúa Giê-xu và làm cho nó trở thành đề tài quyết định, giải thích nổ bằng ngôn ngũ' phổ thông. Chúa Giê-xu đã giữ vững những lời dạy của người Do Thái về Quyền Làm Cha cùa Thượng Đế, đào sâu, làm phong phú thêm và mở rộng cho tất cả mọi người. Thượng Đế là cha của tất cả mọi người bởi vì Ngài là hoàn hảo trong tình yêu. và tình yêu này là tập hợp của mọi sự hoàn thiện về đạo đức của Ngài. Thượng Đế là cha chung vì Ngài luôn luôn là những gì Ngài phải CÓ.(14)(?) 
Những bài phê bình gần đây đã công nhận rằng “Không có cơ sở để khẳng định Chúa Giê-xu đã dạy một học thuyết về Quyền Làm Cha của Thượng Đế và quyền làm Anh Em của con người.”(15) Hai sự kiện nổi bật lên khi nghiên cứu thuật ngữ học là: (a) Chúa Giê-xu không bao -giờ tự đặt mình vào cùng nhóm con cái Thượng Đế với các môn đệ. Giăng 20:17 nói rõ điều này hơn các Phúc Âm khác, “ta lên cùng cha ta và cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời ta, và Đức Chúa Trời các ngươi”. Quyền làm con Mết-si-a của Chúa Giê-xu khác với quyền làm con của các môn đồ Ngài. (b) Chúa Giê-xu không bao giờ nói đến quyền làm con của một người bất kỳ mà chỉ cho các môn đệ Ngài. Con người chỉ trở thành con Thượng Đế khi biết tin nhận quyền làm con Mết-si- a của Ngài.(16)
Quyền làm Cha chung của Thượng Đế có thể thấy được qua những lời dạy của Chúa Giê-xu,
"Hãy yêu kẻ thù nghịch và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, hầu cho các ngươi được làm con của cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lẽn soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công chính cùng kẻ độc ác.” (Ma-thi-ơ 5:44.45). Có người giải thích lời dạy này có nghĩa rằng phải yêu cả kẻ thù vì Thượng Đế là Cha chung, vả các môn đệ của Chúa Giê-xu phải yêu tất cả mọi người vì Thượng Đế yêu mọi người như con. Cách giải thích này là một sự suy diễn thêm về lời dạy ấy. Thực ra Thượng Đế chỉ được nhìn nhận là Cha của các môn đệ của Chúa Giê-xu mà thôi. Ta không được lẫn lộn sự nhân từ của Chúa, làm mưa nắng cho cả người công chính cùng kẻ
Độc ác, với Quyền Làm Cha Thánh của Ngài. Một cách lý giải tương tự sẽ dẫn đến kết luận rằng Thượng Đế cũng là Cha của mọi tạo vật. "Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt, cũng chẳng có thâu trữ vào kho mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó"(Ma-thi-ơ 6:26). Vấn đề không phải vì là Cha mà Thượng Đế chăm sóc lũ chim hay ban ơn sáng tạo cho những người không phải là con cái Ngài. Thượng Đế chỉ ban Quyền Làm Cha của Ngài cho những người đáp lại tình yêu thiên thượng, tình yêu tìm kiếm, và chịu qui phục Nước Trời. Thượng Đế tìm kiếm họ, không phải vì Ngài là cha mà vì Ngài mong muốn trở thành Cha của họ.
Quyền Làm Cha chung của Thượng Đế cũng được thấy rõ trong ngụ ngôn về đứa con hoang đàng (Lu-ca 115:11 -24;. Có người giải thích rằng ngụ ngôn này dạy về bản chất, mỗi người đều là con của Thượng Đế. và chúng ta chỉ cần quay về cội nguồn của mình thôi. Cách lý giải ấy đã bỏ qua một thực tế: ngụ ngôn là một câu chuyện rút ra từ đời sống hằng ngày mà mục đích của nó là nêu lên một-chân lý cơ bản; các chi tiết của nó không thể bị bóp méo. Lập luận trên không đúng chỗ nếu nói ngụ ngôn này dạy rằng về bản chất con người là con của Thượng Đế thì cũng có thể nói tương tự: các loài vật câm lặng cũng là con của Thượng Đế (Lu-ca 15:1-7). Chân lý cơ bản trong cả ba ngụ ngôn này là chân lý về Thượng Đế khao khát. Thượng Đế giống như người đi tìm con cừu lạc, đồng tiến bị mất. người ngóng chờ ngày trở về của đứa con hoang đàng. Đây là ngụ ngôn về Người Cha chứ không phải người con. Yếu tố duy nhất mà cả ba ngụ ngôn nói về cái bị mất là của cải. Con cừu thuộc về đàn cừu,  đồng bạc là tài sản của bà nội trợ,  còn đứa con thuộc về nhà cha nó. Chỗ thích hợp của con người là ở nhà cha.
Chắc chắn điều này dạy về Quyền Làm Cha chung đầy sức mạnh của Thượng Đế chứ không phải thứ Quyền Làm Cha thông thường. Khi đứa con hoang đàng sống ở xứ lạ quê người, quyền làm con của nó là một nội dung trống rồng. Tuy nhiên nó vẫn thuộc về nhà Cha; và khi nhận ra chính mình, nó đã trở về với cội nguồn. Thượng Đế không những chỉ mong muốn mà còn ngóng trông để tiếp nhận tất cả những ai tự nhận ra mình, trở về với Cha, nhờ đó được vào chung hưởng những ơn phước của Cha.
Jerémias đã nghiên cứu ý nghĩa của việc coi Thượng Đế như Cha. Rõ ràng Chúa Giê-xu đã dùng một từ ngữ Aramaic "abba" để gọi Thượng Đế, và cũng dạy các môn đệ làm như vậy. Cách gọi Aramaic này xuất hiện trong bản tiếng Hy Lạp, phần các thư (Rô-ma 8:15; Ga-la-ti 4:6). Từ abba  là cách gọi cha của trẻ em. Người Do Thái không dùng từ này để gọi Thượng Đế vì quá thân mật và có vẻ thiếu kính trọng. Chúa Giê-xu nói với Thượng Đế như một đứa trẻ nói với cha, và dạy các môn đệ Ngài cũng nói như thế. Ngài cấm họ không được đùng danh hiệu abba trong xã giao hằng ngày (Ma-thi-ơ 23:9). Họ phải dành từ này cho Thượng Đế. Abba tiêu biểu cho một quan hệ mới của sự tin cậy và thân mật mà Chúa Giê-xu đã truyền đạt cho nhân Ioại. (17)
THƯỢNG ĐẾ PHÁN XÉT. Trong khi Thượng Đế đi tìm tội nhân và tặng quà của Nước Trời, Ngài vẫn là Thượng Đế của sự công chính có trừng phạt đối với những ai từ chối món quà ân điển đó.
Sự quan tâm lo lắng của đối với những kẻ bị hư vong không làm mất đi tính chất thánh thiện của lòng nhân từ của Ngài. Thượng Đế là tình yêu tìm kiếm, nhưng Ngài cũng là tình yêu thánh khiết. Ngài là Cha Thiên Thượng. Danh Ngài được tôn thánh (Ma-thi-ơ 6:9). Vì vậy ai từ chối món quà của Nước Trời sẽ phải chịu sự phán xét.
Thật vậy, chính sự kiện Thượng Đế là tình yêu tìm kiếm đã đưa con người vào tình trạng khó xử. Con người phải đáp lại lời mời gọi yêu thương này, nếu không sẽ bị lên án mạnh mẽ hơn. Bultmann nói rằngThượng Đế đã đến ngay bên cạnh chúng ta như một “Đấng Yêu Cầu".(18) Khi
đối diện với Chúa Giê-xu, con người đứng trước Thượng Đế và phải có quyết định. Chỉ có hai lối ra: hoặc được sự cứu rỗi của Nước Trời hoặc bị trừng phạt.
Khi công bố về Nước Trời, Chúa Giê-xu đã lưu ý chúng ta nhiều lần về sự công chính có trừng phạt này. Trong lời giảng của Giăng Báp-úu sự đến của Nước Trời trong ngày tận thế có nghĩa là sự cứu chuộc người công chính và trừng phạt trong lửa đối với các tội nhân (Ma-thi-ơ 25:34,41). Đối với những người từ chối hoặc cố tình ngăn cản người khác vào Nước Trời (Ma-thi-ơ 23:13), Chúa Giê-xu phán: “Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, thế nào mà tránh khỏi sự đoán phạt nơi địa ngục được?” (Ma-thi-ơ 23:33). Quyền năng của Nước Trời đã thể hiện qua Chúa Giê-xu để giải phóng nhân loại khỏi cảnh nô lệ của tội lỗi, và Thượng Đế không những chỉ ban tặng ơn tha thứ cho những người biết ăn năn mà thậm chí còn tìm kiếm tội nhân để đưa họ trở về với Ngài. Nếu một người trở nên quá mù lòa đến mức không thể phân biệt được quyền năng của Nước Trời và công việc của ma quỉ, và kết luận rằng Nước Trời là tà ma thì người đó mắc tội đời đời và không bao giờ được tha thứ (Mác 3:29). Số phận khủng khiếp đang chờ đợi kẻ nào cố tình làm cho các tín đồ của Chúa từ bỏ Nước Trời (Ma-thi-ơ 18:6). Chân lý vĩ đại Thượng Đế là tình yêu tìm kiếm không vô hiệu hóa tính công chính và công bình của Thượng Đế. Nước Trời có cả hai nghĩa cứu rỗi và trừng phạt.
Sự phán xét của Nước Trời trong ngày tận thế về nguyên tắc được quyết định trong sứ mệnh của Chúa Giê-xu giữa nhân loại, số phận cùa những người chống lại Chúa Giê-xu và những lời tuyên bố của Ngài đã được quyết định rồi (Mác 8:38; Ma-thi-ơ 10:32,33). Khi các môn đệ của Chúa Giê- xu đến các thành phố, công bố về Nước Trời, và bị chối bỏ, họ phải rũ bụi khói chân mà ra đi như trong ngụ ngôn về ngày phán xét, (19) và lời thông báo của họ “Nhưng hãy nhớ lấy điều này:Nước Trời đã đến gần” trở thành sợi dây thòng lọng thay cho lời hứa. Một sự trừng phạt khủng khiếp đang chờ đợi những thành phố như vậy.
Chúa Giê-xu đã lên án các thành phố mà Ngài đã đến giảng đạo và tiến hành các công việc của Nước Trời: Cô-ra-xin, Bết sai-đa, Ca-bê-nam ( Ma-thi-ơ 20:24: Lu-ca 10:13-15). Bản chất của hình phạt đối với Ca-bê-nam không hoàn toàn rõ ràng, Lu-ca (10:14) cũng như Ma-thi-ơ (11:22) mô tả hình phạt sẽ xảy đến cho Cô-ra-xin và Bết-sai-đa trong ngày tận thế, nhưng cả Lu-ca (10:15) và Ma-thi-ơ (1 1:23) đều chỉ nói thành Ca-bê-na-um kiêu ngạo (trung tâm hoạt động của Chúa Giê-xu vùng Ga-li-lê, đã nhiều lần được nghe thông điệp Nước Trời) sẽ bị ném xuống hỏa nguc. Mặc dù Ma-thi-ơ có bổ sung thêm một khía cạnh tận thế (Ma-thi-ơ 11:24) nhưng rõ ràng ông đã hiểu rằng lời dạy này có liên quan đến một cuộc phán xét trong lịch sử, vì ông đã nói thêm rằng nếu những công việc của Nước Trời đã làm ở Ca-bê-nam được tiến hành ở Sô-đôm thì hẳn Sô-đôm vẫn còn lại đến ngày nay (Ma-thi-ơ 11:23). Trong cách trừng phạt này đối với Ca-bê-nam. Chúa Giê-xu đã quở trách bóng gió như Ê-sai làm với Ba-bi-lôn (Ê-sai 14:13-15), mặc dù Ngài không trích dẫn trực tiếp. (20)
Dưới đây là điểm lưu ý quan trọng mà cả Ma-thi-ơ và Lu-ca đều chỉ ra: sự trừng phạt đối với những người chối bỏ Nước Trời đang diễn ra trong lịch sử cũng như vào ngày tận thế. Ca-bê-nam đã từng được nâng lên thành niềm kiêu hãnh của thế giới sẽ bị kéo xuống tận đáy vực của hổ thẹn. Ca-bê-nam sẽ phải chịu cùng số phận với Sô-đôm: bị tiêu diệt. Điều này phù hợp với những lời ám chỉ trong Ê-sai 14: Ca-bê-nam, cũng như Ba-by-lôn, sẽ bị ném vào lụi tàn. Chúa Giê-xu, giống như các tiên tri, có thể thấy được sự trừng phạt thần thánh trong lịch sử cũng như trong thời kỳ tận thế. Huỷ diệt Ca-bê-nam là một sự trừng phạt của Nước Trời.

Đây không phải là lần duy nhất mà Chúa Giê-xu nói về sự trừng phạt trong quá trình lịch sử. Một vài lần Ngài đã tuyên bố phạt cả thành và dân Giê-ru-sa-lem vì tội mù lòa tâm linh của họ không nhận được món quà cứu chuộc Mêsi. Chúa Giê-xu đã khóc cho thành Giê-ru-sa-lem, vì nó đã chối bỏ món quà của Nước Trời (Ma-thi-ơ 23:37-39; Lu-ca 13:34-35). Ẩn dụ gà mẹ túc con được rút ra từ Cựu Ước (Phục Truyền 32:11; Thi Thiên 17:8; 36:7). Một người Do Thái làm biến đổi được một người ngoại đạo thì được gọi là mang người ấy về dưới cách của Shekinah (sự hiện diên của Thượng Đế). (21) “Nghĩa của câu này rất đơn giản: mang về Nước Trời.” (22) Từ chối lời mời này sẽ có nghĩa là “nhà anh bị bỏ rơi và lẻ loi hiu quạnh." Cụm cừ “nhà anh” không nói rõ về đến thờ hay toàn thể dân tộc Do Thái, nhưng nghĩa cũng như nhau, bởi vì đền thờ và dân tộc Do Thái đứng vững và sụp đổ cùng nhau. Giê-ru-sa-lem nơi mà người Do Thái hy vọng là thủ đô của thề giới được cức chuộc, và đền thờ Giê-ru-sa-lem nơi tôn nghiêm duy nhất của nhân loại, đã bị Thượng Đế bỏ rơi và trở nên hoang vắng điêu tàn, vì ở đó món quà của Nước Trời bị khước từ.
"Ý tưởng này được nhắc lại trong Lu-ca 19:41-44. Chúa Giê-xu đã khóc vì Giê-ru-sa-lem đã không nhận biết được “thời kỳ Thượng Đế đến thăm". Trong cụm cừ này, (episcope) phản ánh ý tưởng đã được tiên tri về Thượng Đế viếng thăm dân Ngài.(23) Thượng Đế đã đến thăm Giê-ru-sa-lem cách nhân từ trong chức vụ của Chúa Giê-xu để mang lại hòa bình. Nước Trời đã đến gần dân Do Thái trong ơn phước. Nhưng dân do Thái đã khước từ món quà ơn phước ấy và chọn con đường dẫn tới bất hạnh.(24) Tai họa đó là một cuộc trừng phạt lịch sử mang đến chết chóc và sự hủy diệt của thành phố này.
Chúng ta không cần nghiên cứu những lời giáo huấn khác về cuộc trừng phạt lịch sử sẽ xảy đến cho Giê-ru-sa-lem (Lu-ca 21:20-24; 23:27-311) và đền thờ (Mác 13:2; cf? 14:58; 15:29). Wilder đã có lý khi nói rằng Chúa Giê-xu có thể nhìn vào tương lai bằng hai cách khác nhau. Đôi khi Ngài mô tả cuộc trừng phạt sắp tới bằng một tai họa lịch sử sắp diễn ra; có lúc Ngài lại nói về cái đó như một biến cố tiên nhiệm được khải thị.(25) Vì chối bỏ Nước Trời, nên dân Do Thái sẽ phải chịu những cuộc trừng phạt thần thánh trong lịch sử cũng như vào ngày tận thế. Lại một lần nữa trong lịch sử, Thượng Đế đã hành động. Thông qua chức vụ Chúa Giê-xu, Thượng Đế đã viếng thăm dân Ngài để mang ơn phước của Nước Trời đến cho họ. Nhưng khi món quà đó bị từ chối thì tiếp theo sẽ là sự trừng phạt trong lịch sử cũng như vào ngày tận thế. Cả hai đều là những sự trừng phat đúng vời nguyên tắc đầy vương quyền của Thượng Đế.


CHƯƠNG 7       HUYỀN NHIỆM CỦA NƯỚC TRỜI


Luận điểm cơ bản của chúng ta là: - Nước Trời là một sự trị vì cứu chuộc của Thượng Đế đang tích cực hoạt động để thiết lập chế độ của Ngài cho nhân loại. - Vương quốc này sẽ xuất hiện ở cuối Đời Này như đã được khải thị, nhưng cũng đã đến trong lịch sử nhân loại thông quan thân vị và sứ mệnh của Chúa Giê-xu để vượt thắng và giải phóng con người khỏi quyền lực tội lỗi, đưa nhân loại vào những ơn phước của sự trị vì của Thượng Đế. Nước Trời gồm hai giai đoại lớn: giai đoạn thực hiện trong lịch sử và giai đoạn hoàn thành vào cuối lịch sử nhân loại. Chính nền tảng này đã tạo ra bối cảnh cho những ngụ ngôn về Nước Trời.
NHỮNG QUY TẮC ĐỂ GIẢI THÍCH. Ngày nay, phương pháp nghiên cứu cổ phê phán đã thừa nhận hai quy tắc cần thiết để giải thích các ngụ ngôn, mà nhờ đó ta có sự hiểu biết đúng đắn về lịch sử. Quy tắc thứ nhất do Julicher đề xướng: không được giải thích các ngụ ngôn (parables) như những phỏng dụ (allegories). (l) Phỏng dụ là một câu chuyện do tác giả đặt ra để là phương tiện giảng dạy. Bởi vì mọi chi tiết là do tác giả đặt ra có dụng ý, nên phỏng dụ có thể được cấu trúc sao
cho mỗi chi tiết đều quan trọng và rõ ràng. Câu chuyện về cây gai và cây bách hương trong II Các Vua (14:9-10) là một phỏng dụ đơn giản.
Ngụ ngôn là một câu chuyện rút ra từ đời sống hằng ngày để truyền đạt một chân lý đạo đức hay tôn giáo. Bởi vì tác giả không sáng tạo ra câu chuyện ấy nên không điều chỉnh các chi tiết. Các chi tiết này thường ít quan trọng đối với chân lý mà câu chuyện truyền đạt. Một ngụ ngôn được xây dựng chủ yếu để truyền đạt một chân lý đơn giản hơn là một phức hợp của nhiều chân lý.
Nguyên tắc này có thể được minh họa rõ ràng trong ngụ ngôn “Qun gia bất trung" (Lu-ca 16:1- 13). Nếu tóm tắt các chi tiết, có thể nói ngụ ngôn này dạy rằng khôn ngoan tốt hơn trung thực. Nhưng điều đó rõ ràng là không đúng. Những chi tiết cùng loại như chín mươi chín con cừu (Lu-ca 15:4), mười đồng bạc (Lu-ca 15:8) không mang một ý nghĩa đặc biệt nào cả. Trong ngụ ngôn “Người Sa-ma-ri nhơn lành”, ý nghĩa phúng dụ của bọn cướp, của thầy tế lề và người Lê-vi, ý nghĩa của dầu và rượu, lý do đưa hai đơ-ni-ê, ý nghĩa của Giê-ru-sa-lem, của Giê-ri-cô và quán trọ chẳng có gì lớn hơn đường nét để nhận diện con lừa. Vì thế, ta phải đi lìm chân lý trung tâm của mỗi một ngụ ngôn về Nước Trời.
Quy tắc thứ hai để phê bình là: các ngụ ngôn phải được hiểu trong bối cảnh sinh hoạt lịch sử và chức vụ Chúa Giê-xu, chứ không phải sinh hoạt của giáo hội. Điểu đó có nghĩa là không nên hiểu các ngụ ngôn như những lời tiên tri về tác dụng của Phúc Âm đối với thế giới hay tương lai của giáo hội. Phải giải thích các ngụ ngôn trên cơ sở sứ mệnh đặc biệt của Chúa Giê-xu ở Palestine. Sự thừa nhận này không được làm mù lòa chúng ta trước thực tế rằng nếu có những sự tương tự giữa chức vụ của Chúa Giê-xu cũng như vai trò của thông điệp của Ngài và của giáo hội trên thế giới thì các ngụ ngôn phải được áp dụng cho giáo hội. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ cố gắng tìm ra ý nghĩa lịch sử của các ngụ ngôn trong chức vụ của Chúa Giê-xu.
Về điểm này, phương pháp Julicher có thiếu sót vì ông đang tìm thấy trong các ngụ ngôn những chân lý tôn giáo tổng quát và phổ dụng. Các công trình uyên thâm gần đây, đặc biệt là các tác phẩm của C. H. Dodd, đã chỉ ra rằng Sitz im Leben (vị trí trong cuộc sống) của các ngụ ngôn là lời tuyên b của Chúa Giê-xu về Nước Trời. Julicber coi đấy là một sự chọc thủng trận tuyến phê bình lịch sử đ mở ra một k nguyên mới trong việc giải thích các ngụ ngôn.(2) Tuy nhiên ông phê bình cách nhấn mạnh một phía của Dodd đã làm cho ngày tận thế bị co ngắn lại và mất đi ý nghĩa tương lai của nó. Jeremias đề nghị chấp nhận phương pháp nhưng hiệu chính lại các kết luận của Dodd. Ông cố gắng phát hiện ra sứ điệp gốc của các ngụ ngôn bằng cách khôi phục lại các hình thức của chúng trong lịch sử nguyên thuỷ. Jeremias gợi ý về một khái niệm “Tận thế học trong quá trình hiện thực hóa".(3) Sứ mệnh của Chúa Girr-xu đã mở đầu một quá trình tận thế mà ông hy vọng sẽ sớm đến ngày hoàn thành tận thế. Giáo hội buổi đầu đã làm cho quá trình duy nhất này biến thành hai sự kiện, và khi làm như vậy họ đã gán quá trình này với những ngụ ngôn Chúa trở lại mà nguyên gốc đã mang một ý nghĩa không tận thế(?) (Khó hiểu nguyên bản trang 93, dòng 3,4.5).
Tuy nhiên Jeremias đã đi quá xa khi giả định rằng nghĩa gốc của các ngụ ngôn có thể tìm lại được chỉ nhờ những gì có ý nghĩa đối với các thính giả Do Thái của Chúa Giê-xu. Luận điểm đó dẫn tới kết luận vị trí trong cuộc sống thích hợp của các ngụ ngôn là Do Thái giáo, chứ không phải những lời dạy của Chúa Giê-xu. Điều này có khuynh hướng hạn chế tính nguồn gốc (originality) của Chúa Giê-xu. Chúng ta phải loại trừ khả năng rằng những lời dạy của Ngài vượt quá những tư tưởng Do Thái. Vì vậy vị trí trong cuộc sống thích hợp cùa các ngụ ngôn là trong những lời dạy của Chúa Giê-xu chứ không phải Do Thái giáo.
HUYỀN NHIỆM CỦA NƯỚC TRỜI. Các ngụ ngôn dễ nhận được một cách giải thích lịch sử đầy đủ dựa và bối cảnh sinh hoạt của Chúa Giê-xu, liên hệ có những biến đổi cơ bản như Jeremias đã giả thiết. Vị tri lịch sử trong cuộc sống của các ngụ ngôn được tóm tắt lại chỉ trong một từ duy nhất: "Huyền nhiệm”. Mác đã tổng kết sứ điệp của các ngụ ngôn Nước Trời bằng cách ghi lại những lời phán của Chúa Giê-xu với các môn đệ: ‘Thượng Đế cho các con hiểu huyền nhiệm về Nước Trời, còn những người khác chỉ được nghe ngụ ngôn, nên họ nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu. Vì nếu hiểu, họ sẽ quay về Thượng Đế để được Ngài tha tội” (Mác 4:11 -12). Huyền nhiệm của Nước Trời là ở chỗ Nước Trời đã đi vào lịch sử trước khi nó thể hiện như đã được khải thị. Nói ngắn gọn hơn nó “đang được thực hiện không có sự hoàn thành". Đây là một chân lý vững chắc đã được minh họa bằng một vài ngụ ngôn trong Mác đoạn 4 và Ma-thi-ơ đoạn 13.(4)
Trong khi thuật ngữ mysterion được tìm thấy trong Cựu Ước, sách Đa-ni-ên, thì ý tưởng của Thượng Đế đang tiết lộ cho nhân loại lại là một khái niệm quen thuộc trong Cựu Ước.(5) Cơ sở của việc sử dụng thuật ngữ này trong Tân Ước cũng ở trong sách Đa-ni-ên. Thượng Đế cho nhà vua một giấc mơ thật khó hiểu, nhưng ý nghĩa của nó lại được tiết lộ, thông qua một khải tượng, cho Đa-ni-ên, một tôi tớ được Ngài thần cảm. Giấc mơ đó phải phù-hợp với huyền nhiệm của mục đích tận thế cùa Thượng Đế.(6)
Khái niệm về huyền nhiệm (raz) cũng xuất hiện trong các tài liệu Qumran. Đối với người dạy sự công chính. Thượng Đế tỏ cho biết tất cả mọi huyền nhiệm của các lời tiên tri của tôi tớ Ngài; nghĩa là ban cho một sự thông sáng đặc biệt để tìm thấy ý nghĩa thực ẩn dấu trong các sách tiên tri.(7) Những huyền nhiệm này phải phù hợp với cả những biến cố mà cộng đồng Qumran mong đợi để xảy trong thời kỳ sau cùng (8) cũng như với những quyết định thánh khôn lường và biến đổi của Thượng Đế.(9)
Trong Cựu Ước và trong các tài liệu Do Thái, có một cơ sở phong phú về ý tưởng huyền nhiệm. Trong thuật ngữ này có một ý nghĩa mới trong Tân Ước, nó lại không hoàn toàn mới mà chỉ lại tiếp tục phát triển ý tường tìm thấy trong Đa-ni-ên. Paul cho rằng “huyền nhiện là những bí mật được thiên khải. Những mục đích thánh được giấu kín đối với con người trong nhiều thời đại, cuối cùng được hiển lộ, được khải thị cho tất cả nhân loại (Rô-ma 16:25-26). Huyền nhiệm không phải là những điều huyền bí, được công bố chỉ cho những người được thụ giáo. Huyền nhiệm là những tư tưởng, những kế hoạch, những sự sắp xếp của Thượng Đế, được giấu kín với lý trí con người cũng như đối với mọi sự hiểu biết ở dưới mức thánh. Vì vậy Thượng Đế phải khải thị cho những ai mà Ngài dự kiến” (10) Mặc dù huyền nhiệm đã được công bố cho tất cả mọi người, nhưng chỉ ai tin mới hiểu được. Mọi người đều được mời gọi đến để tin, nhưng chỉ ai biết đáp lời mới thực sự hiểu được huyền nhiệm của Nước Trời.          
Cách giải thích này về huyền nhiệm củng cố thêm quan điểm về Nước Trời, được minh chứng trong phẩn nghiên cứu này. Sự kiện Thượng Đế dự định mang Nước Trời đến không có gì bí mật. Trên thực tế, tài liệu khải thị Do Thái đã phản ảnh hy vọng đó dưới hình thức này hay hình thức khác. Những người theo thuyết tận thế phù hợp của Schweitzer hoàn toàn không biết đánh giá đúng sự kiện này. Thần học Do Thái chính thống cũng khẳng định rằng không có gì là bí mật trong việc Nước Trời phải đến với quyền năng đã được khải thị. Huyền nhiệm là một sự tiết lộ mới về mục đích của Thượng Đế đối với việc thiết lập vương quốc của Ngài. Nước Trời, cuối cùng phải đến với quyền năng đã được khải thị như Đa-ni-ên đã báo trước, thật ra đã tiến trước vào thế giới dưi hình thức kín đáo để hoạt động bí mật trong lòng và giữa nhân loại.(11) Đó là chân lý mới đã được tiết lộ cho mọi người thông qua thân vị và sứ mệnh của Chúa Giê-xu.
BỐN LOẠI ĐẤT. Ngụ ngôn về các loại đất bao gồm những yếu tố phúng dụ. Nhưng tính xác thực của cả ngụ ngôn này cũng như cách giải thích nó không phải vì thế mà có thể bị chối bỏ. Không có cơ sở priori (ưu tiên?) nào để giả thiết rằng Chúa Giê-xu đã không thể dùng ngụ ngôn phúng dụ.(12) Tuy nhiên, đây không phải là một phúng dụ thực sự, bởi vì các chi tiết của nó hoàn toàn là thứ yếu đối với giáo huấn trung tâm của ngụ ngôn. Có bốn loại đất trong đó chỉ có một loại mang lại kết quả. Chủ ý của ngụ ngôn sẽ không bị ảnh hưởng nếu chỉ có hai hoặc ba loại đất, hoặc có đến sáu loại đất. Chủ đề của thông điệp cũng hoàn toàn không bị ảnh hưởng nếu ba loại đất không kết quả có những lý do khác nhau với những điều đã được minh họa. Chẳng hạn một số hạt giống bị mưa rào cuốn đi. Một số chồi nao có thể bị khách đi đường vô ý giẫm nát. Một số hạt giống khác có thể bị loài gặm nhấm ăn mất. Những chi tiết ấy không hề ảnh hưởng đến sứ điệp trung tâm của ngụ ngôn: Nước Trời đã đến trong thế giới này; một số người tin nhận, số khác chối bỏ. Ngày nay Nước Trời mới thành công một phần, sự thành công ấy phụ thuộc vào sự đáp ứng của nhân loại.
Ngày trước, các nhà giải kinh thường cho rằng ngụ ngôn có thể áp dụng cho Phúc Âm trong thời đại giáo hội. (13) Đó không phải là ý nghĩa lịch sử của ngụ ngôn. Vị trí trong cuộc sống của ngụ ngôn là thông báo của Chúa Giê-xu rằng Nước Trời đã đến giữa nhân loại. Những người Do Thái đã từng cho rằng Nước Trời đốn có nghĩa là Thượng Đế thể hiện quyền năng cao cả, không ai chống lại được. Nước Trời sẽ phá bỏ các quốc gia vô đạo (Đa-ni-ên 2:44). Sự thống trị của mọi kẻ ác sẽ bị tiêu diệt. Nước Trời sẽ được giao cho các thánh của Đấng Chí Cao (Thượng Đế), để mọi quốc gia sẽ hải phục vụ và vâng lời họ (Đa-ni-ên 7:27). Chúa Giê-xu phán rằng Nước Trời thật sự đã đến với loài người nhưng chưa nhằm tiêu diệt tội lỗi. Về hình thức, điều đó có vẻ không phù hợp với những lời hứa trong Cựu Ước, được ghi chép tỉ mỉ trong những niềm hy vọng được khải thị đương thời. Ngày nay Nước Trời không thể hiện một quyền lực bất khả kháng như đã được khải thị, mà đang hoạt động như một người nông dân gieo hạt. Nó không quét đi bọn độc ác. Trong thực tế, tuyên ngôn của Nước Trời có thể giống như các hạt giống nằm cạnh đường và không bao giờ bén rễ, cũng có thể nằm trên bề mặt nông cạn để rồi chết, hoặc bị nghẹt ngòi vì thiếu sự chăm sóc của thế hệ thù địch với Nước Trời.
Nước Trời đang lặng lẽ và bí mật hoạt động giữa nhân loại. Nó không bắt ép ai, mà đòi hỏi một sự tiếp nhận tự nguyện. Nhưng hễ nơi nào tiếp nhận nó thì lời của Nước Trời, mà thực tế cũng chính là Nước Trời sẽ làm cho sinh hoa kết quả. Cả trong ngụ ngôn này cũng như trong cách giải thích của Chúa Giê-xu, không có sự nhấn mạnh nào vào vụ gặt. Điều nhấn mạnh duy nhất là cách thức gieo hạt: hoạt động hiện nay của Nước Trời.
CỎ DẠI. Ngụ ngôn cỏ dại minh họa sâu sắc hơn về huyền nhiệm của Nước Trời, nghĩa là sự hiện diện kín đáo và bất ngờ của nó ở thế gian này. Trước hết chúng ta cần chú ý rằng có những chi tiết trong ngụ ngôn không có nghĩa gì trong việc giải thích nó. Cá tính của những người giúp việc hoàn toàn không đáng kể. Kẻ thù bỏ đi sau khi gieo cỏ vào cũng không quan trọng. Các bó cỏ dại bị thu lại là hoàn toàn mang màu sắc địa phương. Tương tự như vậy, việc các gia nhân ngủ không có nghĩa là họ cẩu thà mà chỉ là chuyện thông thường sau một ngày làm việc vất vả. Cũng thế, chẳng có gì đặc biệt khi cỏ dại bị gom lại trước khi thu hoạch lúa mì.
Trước đây, khi giải thích ngụ ngôn này, giới học giả Tin Lành thường đồng nhất Nước Trời với giáo hội. Ngụ ngôn này mô tả những gì đang tồn tại trong giáo hội Nước Trời. Khi Con Loài Người đến, Ngài sẽ tập hợp lại tất cả những kẻ gây nên tội và những người gian ác trong Vương Quốc của Ngài (Ma-thi-ơ 13:41). Điều đó chỉ ra rằng giáo hội bao gồm cả những người tốt và xấu, còn Nước
Trời tồn tại trên thế giới như một giáo hội trước ngày hoàn thành tận thế.(15) Tuy nhiên, ngụ ngôn này nói đồng ruộng là thế gian (câu 38), chứ không phải giáo hội.
Nước Trời đến, như đã được tiên đoán trong Cựu Ước và trong các tài liệu khải thị Do Thái, sẽ kết thúc Đời Này và mở đầu Đời Sau, phá vỡ xã hội loài người bằng sự tiêu diệt những kẻ không công chính. Chúa Giê-xu khẳng định rằng ngay giữa đời này, trong khi xã hội tiếp tục sống lẫn lộn giữa thiện và ác trước khi Con Loài Người đến trong niềm vinh quang sáng chói của Nước Trời, quyền lực của kỷ nguyên tương lai đã xâm nhập thế gian để tạo ra “những đứa con của Nước Trời”, những người được hưởng quyền năng và ơn phước của Thượng Đế. Nước Trời đã đến nhưng xã hội chưa bị bật rễ. Đây là huyền nhiệm của Nước Trời.
Khó khăn thật sự và duy nhất đối với cách giải thích này là mệnh đề “Con Loài Người sẽ sai các thiên sứ Ngài thâu tất cả những người gây nên tội và những người gian ác khỏi nước Ngài” (Ma- thi-ơ 13:41). Phải chăng điều này chỉ ra một cách không rõ ràng rằng những kẻ ác đã có mặt trong Nước Trời (có lẽ là trong giáo hội) trước ngày hoàn thành tận thế? (bỏ một câu khó hiểu)
Cả trong các sách Phúc Âm cũng như trong phần còn lại của Tân Ước, không có lý do xác đáng và đầy đủ để phân biệt giữa Nước Trời của Con Loài Người và Nước Trời của Thượng Đế.(16) Hơn nữa, Chúa Giê-xu không bao giờ dạy rằng Nước Trời đồng nhất với giáo hội một cách rõ ràng. Không được đồng nhất như vậy trừ khi đó là điều không thể tránh khỏi.
Ngụ ngôn “Cỏ Dại” và cách giải thích nó đều không đòi hỏi phải có sự đồng nhất này. Cách nói trong Ma-thi-ơ 13:41 không có nghĩa rằng những kẻ gian ác, bị thâu “khỏi nước Ngài”, bấy giờ đã ở trong Nước Trời rồi. Câu này chỉ có nghĩa bọn chúng sẽ bị tách khỏi những người công chính để không được vào Nước Trời. Luận điểm này được Ma-thi-ơ (8:11,12) khẳng định rõ hơn: những người nước ngoài từ đông phương tâv phương sẽ vào Nước Trời "Nhưng các con bổn quốc sẽ bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài." Tiến Hy Lạp “sẽ bị liệng ra” chỉ rõ rằng những người Do Thái, đã lịch sử và giao ước của Thượng Đế nhận làm "con của bổn quốc”, sẽ bị loại không được vào Nước Trời, chứ không phải đã từng ở trong mà nay bị đuổi ra khỏi Nước Trời. Vì vậy lời tuyên bố những kẻ gian ác sẽ bị thâu "khỏi nước Ngài" chỉ có nghĩa không hơn không kém là bị ngăn chặn không cho vào Nước Trời.
Ý nghĩa của ngụ ngôn này trở nên rõ ràng nếu được giải thích bằng huyền nhiệm: Nước Trời đang hiện diện nhưng hoạt động bí mật trong thế gian. Nước Trời đã đến trong lịch sử nhưng theo một cách đặc biệt sao cho xã hội loài ngươi không bị phá vỡ. Con dân của Nước Trời đã được Thượng Đế trị vì trong ơn phước của Ngài. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục sống trong Đời Này cùng với những kẻ ác, trong một xã hội hỗn tạp. Chỉ đến ngày tận thế sự tách biệt mới được thực hiện. Đây chính là sự khải thị về một chân lý mi: Nước Trời có thể đến thế gian trong hiện tại, tạo nên những đứa con, được hưởng ơn phước của Thượng Đế mà không phải chịu sự phán xét trong ngày tận thế. Sự tách biệt này chắc chắn sẽ đến. Nước Trời, đang hiện hữu kín đáo trên thế gian, rồi đây sẽ thể hiện trong vinh quang rực rỡ. Xã hội hỗn tạp này sẽ tận số. Kẻ ác sẽ bị nhặt ra và người công chính sẽ rực chiếu như mặt trời trong Nước Trời ngày tận thế.
HẠT CẢI. Ngụ ngôn "Hạt Cải” minh họa chân lý sau: Nước Trời, rồi đây sẽ trở thành một cái cây lớn, thật ra đang hiện hữu trong thế gian dưới hình thức một cái hạt rất nhỏ bé dường như vô nghĩa. Nhiều nhà giải kinh đã thấy ngụ ngôn này báo trước một sự tăng trưởng của giáo hội để trở thành một tổ chức rất lớn.(17) Cách giải thích này dựa trên cơ sở đồng nhất Nước Trời với giáo hội,(18) một quan điểm mà chúng tôi cho là không vững chắc. Những nhà giải kinh khác, không áp dụng ngụ ngôn này cho giáo hội, đã tìm thấy ý nghĩa của nó là sự lớn lên của lớp người theo Chúa
Giê-xu.(19) Có thể được coi như một cộng đồng xã hội mới.(20) Tuy nhiên, nếu chủ ý của ngụ ngôn là nói lên sự tăng trưởng dần dần chậm chạp thì cái cây cải lớn nhanh không phải là một minh họa đắt giá. Cây sồi (cây dẻ bộp) lớn lên chậm chạp là một minh họa tốt hơn nhiều cho chân lý này (A-mốt 2:9).
Đa số các nhà bình luận hiện đại đều thấy được ngụ ngôn này nhấn mạnh đến sự tương phản giữa cái ban đầu nhỏ bé và sự kết thúc vĩ đại.(21) Điều này chắc chắn là chủ đề trung tâm của ngụ ngôn. Hạt cải tuy không phải là hạt giống nhỏ nhất, nhưng được dùng trong châm ngôn để chỉ sự nhỏ bé.(22) Câu hỏi nóng bỏng mà các sứ đồ của Chúa Giê-xu thường phải đối đầu là làm sao Nước Trời lại có thể đang hiện hữu trong hoạt động không đáng kể, thể hiện qua chức vụ của Ngài. Người Do Thái hy vọng Nước Trời sẽ giống như một cái cây vĩ đại để các dân tộc nương náu. Họ không thể hiểu được tại sao nói về Nước Trời tách khỏi những gì hoàn thiện nhất trong chế độ xã hội của Thượng Đế. Làm sao sự hiện đến của Nước Trời vinh quang rực rỡ lại có thể liên quan với một nhóm người nhỏ bé tội nghiệp của các sứ đồ Chúa Giê-xu? Bị các nhà lịch sử tôn giáo chối bỏ được những người thu thuế và tội nhân hoan nghênh. Chúa Giê-xu trông giống như mội kẻ mơ mộng bị lừa hơn là một người mang Nước Trời đến.
Câu trả lời của Chúa Giê-xu là: hạt giống rất nhỏ sẽ trở thành một cây thật lớn. Những hoạt động ít ỏi và có vẻ vô nghĩa của Chúa Giê-xu không loại trừ khả năng trong đó có sự hiện diện bí mật của chính Nước Trời.(23)
MEN. Ngụ ngôn về men cũng thể hiện cùng một chân lý cơ bản như ngụ ngôn hạt cải: Nước Trời, rồi đây sẽ trị vì cả trái đất, đã đi vào thế giới dưới một hình thức khó cảm biết. Người ta quan tâm đặc biệt đến ngụ ngôn này, vì nó được dùng để minh chứng đầy đủ cho những vấn đề khác. Nhiều nhà giải kinh đã tìm thấy chân lý trung tâm của ngụ ngôn này là quá trình thâm nhập chậm chạp nhưng bền bỉ của Nước Trời. Đó là ngụ ngôn về cách tăng trưởng của Nước Trời.
Một mặt, các nhà giải kinh tìm thấy chân lý rằng Nước Trời được Thượng Đế quyết định cho thấm dần dần và chậm chạp vào toàn xã hội loài người cho đến khi cả thế giới biến đổi.(25) Một số nhà giải kinh này đối lập tính chất men của Nước Trời với quan điểm khải thị đến mức làm tổn hại quan điểm này. Mặt khác đây là cách giải thích của cái gọi là chủ nghĩa thiên định, coi men như học thuyết về tội lỗi thấm vào một Hội Thánh Cơ Đốc bội đạo.(26) Tuy nhiên, trong tư duy Hê-bơ- rơ và Do Thái, men không phải luôn luôn là biểu tượng của lội lỗi.(27) Còn quan niệm Nước Trời như một chính quyền biến đổi nhờ một sự xuyên thấm dần dần chậm chạp, có thể là một ý tưởng hấp dẫn trong một thế giới quen thuộc với những quan niệm về tiến bộ và tiến hóa, nhưng xa lạ cả  với cách suy nghĩ của Chúa Giê-xu cũng như người Do Thái.
Chân lý trung tâm của ngụ ngôn này là ở sự tương phản giữa một chút men nhỏ xíu đến vô lý và khối lượng lớn của thùng bột hơn một giạ (36 lít). Đó là cách giải thích phù hợp với bối cảnh lịch sử của chức vụ Chúa Giê-xu. Thật ra sự nhấn mạnh được đặt vào sự kiện toàn bộ khối bột nhào lên men chứ không phải vào kích thước nhỏ của men.(29) Đây là sự khác nhau giữa ngụ ngôn này và ngụ ngôn hạt cải. Ngụ ngôn hạt cải dạy rằng Nước Trời bây giờ chỉ mới như một hạt cải rất nhỏ, nhưng rồi đây sẽ trở thành một cái cây rất lớn. Còn ngụ ngôn men dạy rằng đến một ngày nào đó, Nước Trời sẽ toàn thắng để không một chính quyền thù địch nào tồn tại nữa. Toàn bộ khối lượng bột nhào sẽ trở thành men.
Ý nghĩa ấy chỉ có khi ngụ ngôn men dược giải thích trong bối cảnh sinh hoạt ca chức vụ Chúa Giê-xu. Mọi người Do Thái đều hiểu được quyền năng cao cả, bất khả kháng của Nước Trời được khải thị. Nước Trời đến có nghĩa là mọi trật tự sẽ thay đổi hoàn toàn. Chế độ đầy tội lỗi và thế giới

và xã hội sẽ bị Nước Trời thay thế hết. Vấn đề ở chỗ chức vụ Chúa Giê-xu mở-đầu không phải cho sự biến đổi đó. Ngài giảng về sự hiện điện của Nước Trời, nhưng thế giới vẫn tiếp tục như trướng đây. Thế thì làm sao có thể coi Nước Trời đang hiện diện?
Câu trả lời của Chúa Giê-xu là: khi một chút men được đặt vào trong một lượng bột lớn, dường như không có gì xảy ra cả, men dường như bị bột nhận chìm. Nhưng cuối cùng lại có chuyện xảy ra: cả khối bột nhào bị biến đổi hoàn toàn (30) Cách biến đổi không được nhấn mạnh đến. Ý tưởng Nước Trời chiến thắng thế gian do sự thẩm thấu dần và sự biến đổi nội tại là hoàn toàn xa lạ với cách tư duy người Do Thái. Nếu Chúa Giê-xu có dụng ý dạy như vy thì chắc chắn Ngài đã lặp đi lặp lại chân lý này nhiều lần giống như Ngài đã làm đối với chân lý chưa từng được nghe rằng Con Loài Người phải chết. Ý tưởng dần dần mâu thuẫn với các ngụ ngôn cỏ dại và lưới cá, ở đó Nước Trời đến bằng cuộc phán xét đã khải thị và bằng sự tách riêng những người gian ác chứ không phải bằng một sự chuyển hóa dần dần thế giới này. Ngụ ngôn này nhấn mạnh đến sự tương phản giữa thắng lợi cuối cùng và trọn vẹn của Nước Trời, khi trật tự mới được thiết lập, và hình thức kín đáo hiện nay của Nước Trời trong thế gian. Người ta sẽ không bao giờ đánh giá hết được những gì Chúa Giê-xu và nhóm môn đệ ít ỏi của Ngài đã làm cho tương lai, cho Nước Trời đầy vinh hiển. Tuy nhiên cái đang hiện hữu trên thế giới ngày nay chính là Nước Trời. Đây là huyền nhiệm, là chân lý mới về Nước Trời. Nước Trời sẽ đến ra sao và khi nào, điều đó không được đề cập tới trong ngụ ngôn này.
KHO BÁU VÀ VIÊN NGỌC. Chúng ta không cần dừng lại lâu ở các ngụ ngôn kho báu và viên ngọc. Đặc điểm về con người hay về thừa ruộng, cũng như sự tương phản khi ngẫu nhiên tìm thấy kho báu và sự chủ tâm tìm kiếm viên ngọc, đều không phải là thông tin chính của ngụ ngôn mà chỉ là màu sắc địa phương. Chúng ta phải thừa nhận rằng cách xử sự của người tìm thấy kho báu khá thực tiễn, nhưng đó là tính chất hiện thực của ngụ ngôn. Người ta thường làm như vậy. Điều mà không ai phản đối là trong cả hai ngụ ngôn này, kho báu và viên ngọc đều có thể mua được.(31)
Nước Trời là vô giá, đứng trên mọi thứ của cải khác. Đó là ý tưởng duy nhất rút ra từ cả hai ngụ ngôn này. Nếu Nước Trời chỉ được đánh giá bằng tất cả tài sản của một người thì cái giá đó là quá thấp. Nhưng không phải thế. Đó là một sự thật hiển nhiên. Nếu không có "huyền nhiệm" về Nước Trời thì ở đây Chúa Giê-xu đã không dạy gì nhiều hơn những điều mà người Do Thái một đạo hằng tin. Họ ngóng trông Nước Trời. Điểm chính trong hai ngụ ngôn này là sự kiện Nước Trời đã đến giữa nhân loại một cách bất ngờ dưới hình thức dễ bị bỏ qua hoặc coi thường. Tiếp nhận "ách  của Nước Trời" và gia nhập đội ngũ phái biệt lập hoàn toàn tuân thủ Bộ Luật, đã làm cho người ta có uy tín lớn dưới con mắt của người Do Thái.(32) Lời kêu gọi nổi dậy chống lại Rôma, thiết lập Nước Trời, có thể được nhiều người đáp ứng nhiệt tình.(33) Nhưng theo Chúa Giê-xu có nghĩa là giao thiệp với bọn thu thuế và các tội nhân. Một sự giao thiệp như thế làm sao có thể giúp ích cho Nước Trời?
Điểm trung tâm của ngụ ngôn này rút ra từ sự kiện rằng, trái với cách đánh giá hời hợt, làm môn đệ Chúa Giê-xu có nghĩa là tham gia vào Nước Trời. Chính Nước Trời, không phô trương hay thể hiện rõ sự vinh quang, đã hiện diện trong thân vị và hoạt động của Chúa Giê-xu. Vì vậy nó là một kho báu, quý hơn tất cả mọi tài sản, là một viên ngọc, đáng giá hơn tất cả mọi thứ khác. Con người phải đi tìm để đạt được nó bằng bất cứ giá nào.
LƯỚI CÁ. Trong ngụ ngôn sau cùng, minh họa về huyền nhiệm của Nước Trời, mọi loại cá trong biển đã được đánh lưới, khi phân loại, cá tốt được giữ lại, còn cá xấu bị vứt bỏ.
Theo cách giải thích cũ, đây là một lời tiên tri cho giáo hội. Giáo hội Nước Trời phải bao gồm cả những người tốt và xấu. Họ sẽ được tách riêng ra trong ngày phán xét.(34) Các nhà giải kinh khác, mặc dầu không khẳng định nói về giáo hội, nhưng lại cho rằng ngụ ngôn này đồng nhất Nước Trời với xã hội loài người, bao gồm cả người tốt và xấu. Chỗ yếu của quan điểm này là đã không thừa nhận đúng mức bối cảnh lịch sử của ngụ ngôn khi Chúa Giê-xu thừa hành chức vụ, và cũng bao hàm sự đồng nhất giữa Nước Trời và giáo hội, điều không thể nhận được sự ủng hộ có phân tích rõ ràng.
Ngụ ngôn này cũng tương tự như ngụ ngôn lúa mì và cỏ dại, nhưng có thêm một yếu tố mới. Cả hai ngụ ngôn đều phải được hiểu gắn liền với bối cảnh sinh hoạt trong chức vụ Chúa Giê-xu. Đó là: Nước Trời đã đến trong thế gian mà không thực hiện cuộc tách riêng vào ngày tận thế, và phải hoạt động trong một xã hội hỗn hợp. Ngụ ngôn lưới cá còn bổ sung thêm rằng ngay cả cộng đồng do Nước Trời tạo ra trên thế gian này cũng không phải hoàn toàn tinh khiết, cho đến cuộc tách riêng vào ngày tận thế.
Về mặt lịch sử ngụ ngôn này trả lời câu hỏi tại sao người theo Chúa Giê-xu lại có những đặc điểm kỳ lạ như vậy. Ngài thu hút những người thu thuế và các tội nhân. Người ta vẫn hy vọng Nước Trời đến có nghĩa là Đấng Mết-si-a không những sẽ hủy diệt các dân tộc vô đạo bằng những lời phán, và quở trách các tội nhân về những ý nghĩ trong lòng họ; mà còn “tập hợp những con dân thánh lại để dẫn đến sự công chính.” “và trong thời đại của Ngài, sẽ không còn kẻ có tội, vì tất cả mọi người đều sẽ là thánh” (Thi Thiên Sol. 17:28). Chúa Giê-xu đã không tập hợp những người thánh như vậy. Trái lại Ngài phán: “Ta đến chẳng phải để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi kẻ có tội” (Mác 2:17). Lời mời gọi đến buổi tiệc Mết-si-a đã bị nhiều người từ chối. Chỗ của họ đã bị những người lang thang ngoài phố vào ngồi (Ma-thi-ơ 22:1-10). Nước Trời sẽ làm được gì với một hội đoàn kỳ lạ như vậy? Chức năng của Nước Trời không phải là tiêu diệt kẻ có tội và tạo nên một cộng đồng vô tội sao?
Chúa Giê-xu trả lời rằng: rồi đây, đúng là Nước Trời sẽ tạo nên một cộng đồng hoàn hảo như vậy. Nhưng trước đó, Nước Trời đã thể hiện bất ngờ, giống như mẻ lưới đánh được cả cá tốt và xấu. Lời mời gửi đến tất cả mọi người, và bất kỳ ai đáp lởi đếu được nhận vào lớp người theo Chúa hiện nay trong Nước Trời. Phải chờ đến ngày tận thế mới có được một cộng đồng thánh hoàn hảo.(36) Ngụ ngôn này áp dụng được cho giáo hội, một tổ chức được mở rộng sau này của các môn đệ Chúa Giê-xu, thực chất bao gồm những người hỗn tạp. Tuy nhiên, lúc đầu nó nhằm áp dụng cho, tình hình thực tế khi Chúa Giê-xu thừa hành chức vụ.           .
HẠT GIỐNG TỰ LỚN LÊN. Mác ghi lại một ngụ ngôn khác mà các nhà truyền giáo khác lược bỏ. Ngụ ngôn này minh họa tính chất siêu nhiên của Nước Trời (Mác 4:26-29). Chúng ta phải ghi nhớ rằng ngụ ngôn không phải là phúng dụ (một câu chuyện bóng gió). Các chi tiết trong ngụ ngôn không phải là cơ bản thể hiện chủ đề trung tâm. Cá tính của người gieo và người gặt không quan trọng gì cả, vì chủ ý của ngụ ngôn này là nói về hoạt động của Nước Trời mà không phải về cá tính của người gieo hạt. Nói rằng “có một người kia đi gieo hạt” cũng chẳng khác gì cách nói "có một hạt giống được gieo xuống đất”. Người gieo hạt ngủ, rồi dậy. Điều đó chỉ có nghĩa là người ấy không thể đóng góp gì để cho hạt giống sinh trưởng. Yếu tố trưởng thành của hạt giống thường được coi là chân lý trung tâm của ngụ ngôn. Ý nghĩa lớn nằm ở các giai đoạn phát triển: hạt gịống thành cây mạ, rồi trổ bông và cuối cùng kết hạt. Điều này được dùng để minh họa cho sự tương tự giữa thế giới tự nhiên và Nước Trời. Có những qui luật trưởng thành ngự trị trong giới tự nhiên, thì cũng có những qui luật tăng trưởng tâm linh mà Nước Trời phải trải qua, cho đến khi hạt giống
           

Phúc Âm nhỏ bé mang lại mùa gặt lớn. Cách giải thích về sự tăng trưởng dần dần đã được các đại biểu của nhiều trường phái thần học tán thành.
Tuy nhiên có ba sự kiện mâu thuẫn với cách giải thích này. Trong những lời dạy không dùng ngụ ngôn, Chúa Giê-xu không bao giờ đưa ra ý tưởng Nước Trời dần dần tăng trưởng. Nếu đây là điểm chủ yếu trong lời dạy của Ngài, thì Ngài phải làm cho sáng tỏ, vì sự lớn dần của Nước Trời là một ý tưởng hoàn toàn mới lạ đối với những người Do Thái ở thế kỷ thứ nhất, thứ hai, khái niệm gieo và trồng thường xuyên được tìm thấy trong các sách Cơ Đốc và Do Thái, nhưng không bao giờ được dùng để minh họa cho tính chất dần dần và phát triển.(38) Thứ ba, ẩn dụ về gieo và gặt được dùng trong sách Cơ Đốc để minh họa cho sức mạnh siêu nhiên.(39)
Trường phái tận thế đã phát hiện ra đầu mối để hiểu được ý nghĩa của ngụ ngôn này, mặc dầu chúng tôi cảm thấy rằng cách giải thích của trường phái tận thế phù hợp phải được sửa đổi cho - thích hợp với toàn bộ văn cảnh của thông điệp Chúa Giê-xu. Nước Trời được xem xét như một biến cố tận thế, hoàn toàn độc lập đối với mọi cố gắng của con người. J.Welss đã cảm thấy ngụ ngôn này dạy rằng Chúa Giẽ-xu đã không làm gì để cho Nước Trời đến. Ngài đã không thể thấy trước, được nó; chỉ có Thượng Đế mới mang Nước Trời đến được. Nhân loại chẳng làm được gì ngoài việc chờ đợi.(40) Nhiều nhà giải kinh khác đã tìm thấy chân lý của ngụ ngôn này trong sự độc lập hoàn toàn của mùa gặt tận thế tương lai của hoạt động toàn nhân loại.(41)
Chắc chắn đây là một chân lý không thể thiếu được về Nước Trời. Nhưng cách giải thích này cũng mang tính một chiều như cách giải thích của tận thế học hiện thực hóa, vì nó đã bỏ qua yếu tố cơ bản và trung tâm trong thông điệp của Chúa Giê-xu: Nước Trời đang hiện diện trong sứ mệnh riêng của Ngài. Vì vậy, nó không liên hệ được chức vụ của Chúa Giê-xu với sự đến của Nước Trời trong ngấy tận thế mà chỉ coi hoạt động của Ngài như một sự báo trước về Nước Trời sẽ đến. Nước Trời hoàn toàn thuộc về tương lai là một cách giải thích vô vị. Không một người Do Thái nào cần biết rằng sự hoàn thành Nước Trời vào ngày tận thế là một phép lạ. Đó chẳng phải là một cái gì khác mà là một hoạt động siêu nhiên của Thượng Đế.
Trong ngụ ngôn này không có lời bóng gió nào khẳng định mối quan hệ cần thiết giữa gieo và gặt. Theo một nghĩa nào đó, chức vụ của Chúa Giê-xu bao hàm “hai giống” của Nước Trời, và một ngày kia sẽ trở thành cánh đồng đầy lúa chín. Hạt giống đã được gieo ra, và mùa gặt sẽ đến. Cả hai đều là những biểu hiện của Nước Trời. Sự kín đáo và mờ ảo ngày nay của Nước Trời sẽ nhường chỗ cho sự thể hiện với vinh quang rực rỡ của nó trong tương lai.” (42)
Đây là chân lý trung tâm của ngụ ngôn này: cả thời điểm-gieo và gặt đều là việc của Thượng Đế. Cả hai đều là siêu nhiên. Đất cho hoa lợi của chính nó. Hạt giống chứa trong nó những sức mạnh riêng mà con người không thể đặt vào được. Con người có thể gieo hạt giống, nhưng còn Nước Trời lại là việc của Thượng Đế.
Tính chất siêu nhiên của Nước Trời ngày nay đã khẳng định bởi những thuật ngữ dành cho nó. Chính Nước Trời đã làm chủ thể cho một số động từ. Nước Trời có thể đến gần nhân loại (Ma-thi-ơ 3:2; 4:17; Mác 1:15); nó có thể đang mang đến (Ma-thi-ơ 6:10; Lu-ca 17:20;), đến tận nơi rồi (Ma- thi-ơ 12:28), xuất hiện (Lu-ca 19:11), hoạt động (Ma-thi-ơ 11:12). Thượng Đế có thể ban Nước Trời cho nhân loại (Ma-thi-ơ 21:43: Lu-ca 12:32), nhưng con người không thể cho người khác Nước Trời. Hơn nữa có thể lấy Nước Trời khỏi con người (Ma-íhi-ơ 21:43) nhưng không ai có thể lấy Nước Trời khỏi người khác, mặc dầu có thể ngăn cản người đó đi vào Nước Trời. Con người có thể vào được Nước Trời (Ma-thi-ơ 5:20; 7:21; Mác 9:47; 10:23) nhưng không bao giờ được nói họ đang dựng nên hay xây nên Nước Trời. Con người có thể tiếp nhận Nước Trời (Mác 10:15; Lu-ca 18:17),
thừa hưởng nó (Mác 25:34) và sở hữu nó (Mác 5:3), nhưng chưa bao giờ họ phải xây dựng nó. Con người có thể chối bỏ Nước Trời, nghĩa là từ chối việc tiếp nhận nó (Lu-ca 10:11) hoặc bước vào đó (Ma-thi-ơ 23:13), nhưng không thể phá hoại nó. Họ có thể trông đợi nó (Lu-ca 23:51), cầu nguyện để nó đến (Ma-thi-ơ 6:10), tìm kiếm nó (Ma-thi-ơ 6:33; Lu-ca 12:31), nhưng không thể mang nó lại. Con người có thể ở trong Nước Trời (Mác 5:19; 8:11; Lu-ca 13:29) nhưng không ai bảo chúng ta là Nước Trời đang lớn lên. Con người có thể làm nhiều việc vì Nước Trời (Ma-thi-ơ 19:12; Lu-ca 18:19) nhưng không được nói là họ đã tác động vào chính Nước Trời. Con người có thể giảng vể Nước Trời, nhưng chỉ Thượng Đế mới có thể ban nó cho nhân loại (Lu-ca 12:32).
Tính chất của Nước Trời, phản ứng trong những đoạn trên được tổng kết lại ở + một lời dạy trong Phúc Âm Giăng “Basileia của ta chẳng phải thuộc về thế gian này; ví bằng “Basileia của ta thuộc về thế gian này thì tôi tớ ta sẽ đánh trận, đặng ta khỏi phải nộp cho dân Giu-đa, nhưng hiện nay nước ta chẳng thuộc về hạ giới” (Giăng 18:36). Bản RSV đã dịch đúng: basileia là "vương quyền”. Nguồn gốc và tính chất của Vương Quốc của Chúa Giê-xu ở cao hơn thế gian này. Nó đến từ Thượng Đế chứ không phải từ thế gian này. Nước Trời là một công trình do chính Thượng Đế làm ra theo ý muốn thánh của Ngài. Nó liên hệ với con người và có thể hoạt động trong và thông qua con người; nhưng nó không bao giờ trở nên phụ thuộc vào con người. Nó luôn luôn là Vương Quốc của Thượng Đế. Điều rất có ý nghĩa là mặc dù con người phải tiếp nhận Nước Trời, nhưng việc tiếp nhận cá nhân ấy không được coi như Nước Trời đến. Nguyên tắc rkh đến khi con người tiếp nhận nó. Cơ sở để con người tiếp nhận Nước Trời là: Nước Trời đã đến trong lịch sử bằng chính Chúa Giê-xu. Thượng Đế đã thực hiện một điều mới. Ngài đã đến thăm dân Ngài qua sứ mệnh Chúa Giê-xu, mang đến cho họ ơn cứu chuộc Mết-si-a. Việc làm thánh thiện đó đòi hỏi một sự đáp ứng trần tục, cho dù nó là một việc làm của Trời.














CHƯƠNG 8 NƯỚC TRỜI VÀ GIÁO HỘI


Một trong những câu hỏi khó nhất trong việc nghiên cứu Nước Trời là mối quan hệ giữa Nước Trời và giáo hội. Phải chăng, theo một nghĩa nào đó, thuật ngữ này đồng nghĩa với giáo hội? Nếu không thì mối quan hệ này là gì? Đối với Cơ Đốc nhân trong ba thế kỷ đầu. Nước Trời là hoàn toàn thuộc về tận thế. Đầu thế kỷ thứ hai có một lời cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin hãy nhớ đến giáo hội của Ngài. Xin hãy tập hợp giáo hội từ bốn phương lại theo thánh ý để đưa vào Nước Trời mà Ngài đã chuẩn bị cho chúng con.” (1) Augustine đã đồng nhất Nước Trời với giáo hội (2) một sự đồng nhất được tiếp tục trong La Mã giáo, (3) mặc dù Schnackenburg tuyên bố quan niệm mới của La Mã giáo coi Nước Trời, theo ngôn ngữ Phúc Âm, như hoạt động cứu chuộc của Thượng Đế thông qua giáo hội (4). Sự đồng nhất Nước Trời với giáo hội vẫn sống mãi cho tới thời gian gần đây mặc dầu dưới một hình thức có sửa đổi thông qua truyền thống cải cách.(5,6) cần phải nghiên cứu kỹ hai quan niệm này để xác định mối quan hệ tồn tại giữa chúng.
Nhiều học giả đã phủ nhận việc Chúa Giê-xu có ý định thành lập giáo hội. Alfred Loisy đã phát biểu quan niệm này theo cách cổ điển: Chúa Giê-xu đã báo trước về Nước Trời, nhưng chính giáo hội đã đến.(7)
Thật đáng ngạc nhiên, một quan điểm có đôi chút giống với cách nhìn này là quan điểm của chủ nghĩa tiền định: Chúa Giê-xu đã đem đến cho người Do Thái một vương quốc Đa-vít ngàn năm trên trái đất. Khi bị từ chối, Ngài lại đưa ra một mục đích mới: thành lập giáo hội.(8) Trong quan điểm này không có tính liên tục giữa người Do Thái và giáo hội. Vì vậy chúng ta phải xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề.
Nếu sứ mệnh của Chúa Giê-xu, như chúng ta tranh đấu, là mở đầu cho thời đại thực hiện Nước Trời trước khi hoàn thành nó trong ngày tận thế, và nếu như Nước Trời đã tiến vào lịch sử trong sứ mệnh của Ngài, mặc dầu dưới hình thức hoàn toàn bất ngờ, thì tất cả những người tiếp nhận lời tuyên bố về Nước Trời sẽ được coi không chỉ là con dân có quyền thừa hưởng Nước Trời mong ngày tận thế mà còn là con dân của Nước Trời hiện tại, và vì vậy, theo một nghĩa nào đó của thuật ngữ, một giáo hội. Trước hết ta phải xem xét thái độ của chúng đối với dân Do Thái, quan niệm về địa vị môn đệ, và mối quan hệ của người Do Thái và các môn đệ Chúa Giê-xu đối với Nước Trời. Rồi dựa trên cơ sở này, có thể bàn đến ý nghĩa của logion(?) về việc thành lập giáo hội.
CHÚA GIÊ-XU VÀ NGƯỜI DO THÁI. Có một vài yếu tố quyết định khi nghiên cứu vấn đề này. Trước hết, chức vụ của Chúa Giê-xu không phải có mục đích rõ ràng là mở đầu một phong trào mới trong hoặc ngoài phạm vi dân Do Thái. Ngài đã là môt người Do Thái đến với dân tộc Do Thái. Ngài chấp nhận quyền năng của Cựu Ước, có thói quen đến nhà thờ để thờ phượng, và đã sống như một người Do Thái trong suốt cuộc đời mình, mặc dù từng thời kỳ, có đi ra ngoài lãnh thổ Do Thái, nhưng Ngài khẳng định rằng sứ mệnh của Ngài nhằm vào “đàn chiên bị lạc của nhà Do Thái’’(Ma-thi-ơ 15:24). Ngài hướng hoạt động của các môn đệ ra khỏi những người không phải Do Thái, yêu cầu họ chỉ giảng dạo cho người Do Thái (Na-tha-na-ên 10:5-6). Điều đó không có gì khó hiểu. Ngài đã dứt khoát lấy lập trường của mình là Cựu Ước và những lời hứa của các tiên tri. Ngài công nhận rằng người Do Thái, đối tượng của những lời hứa và giao ước của những Thượng Đế, chính là “con dân đương nhiên của Nước Trời”(Ma-thi-ơ 8:12). Lời dạy về đàn chiên bị lạc của nhà Do Thái không có nghĩa rằng những người không phải Do Thái không bị lạc. Lời dạy này có nghĩa:

Chỉ người Do Thái mới là con dân Thượng Đế, và những lời hứa của Nước Trời dành cho họ. Vì vậy, sứ mệnh của Ngài công bố cho người Do Thái biết rằng Thượng Đế đang hoạt động để thực hiện các lời hứa của mình và mang đến cho dân Do Thái số phận thật của nó. Bởi vì Do Thái là tuyển dân của Thượng Đế, nên kỷ nguyên thực hiện được dành cho con dân của giao ước, chứ không phải cho toàn thế giới.
Yếu tố thứ hai là nhìn chung dân Do Thái đã chối bỏ cả Chúa Giê-xu và thông điệp của Ngài về Nước Trời. Đúng là Chúa Giê-xu đã kêu gọi dân Do Thái đến cuối cùng, nhưng không chắc Ngài đã chờ đợi đến cuối để dân tộc này thừa nhận và để thiết lập vương quốc của đạo đức và công chính, đưa dân tộc Do Thái đến thắng lợi về đạo đức đối với Rôm.(9) Chúa Giê-xu đã thất vọng và đau buồn vì dân Do Thái đã chối bỏ Ngài (từ Ma-thi-ơ 23:37). Ngài cũng đã tiên tri về Giê-ru-sa-lem sẽ bị hủy diệt (từ Lu-ca 19:42). Điều đó không nhất thiết phải dẫn đến kết luận Chúa Giê-xu đã không nhận thấy sớm hơn rằng dân Do Thái rất ngoan cố chối bỏ Ngài.(10) Mặc dù do đặc tính của các Phúc Âm. chúng ta không thể biết được niên đại chính xác của những biến cố này, hoặc tìm được dấu vết của tất cả các giai đoạn người Do Thái chối bỏ Chúa Giê-xu, nhưng vẫn có thể kết luận rằng Ngài đã cảm thấy rất sớm sự chối bỏ này. Lu- ca đã cố ý nêu lên sự chối bỏ ở Na-xa-rét ngay phần đầu Phúc Âm của ông (Lu-ca 4:16-30: cũng xem Mác 6:1-6) để báo hiệu sự thực hiện cứu chuộc Mết-si-a và sự chối bỏ của-người Do Thái ngay từ những buổi đầu chức vụ của Chúa Giê-xu.(11) Mác cũng đưa ra sự xung đột và chối bỏ ngay từ đầu và ghi lại một lời dạy của Chúa, có lẽ ngụ ý về một sự kết thúc rất tàn khốc đang được chờ đợi: "Song sẽ tới kỳ chàng rể bị đem đi khỏi họ"(Mác 2:20). Lý do người Do Thái chối bỏ Chúa Giê-xu rất phức tạp. J. M. Robin-son đã tìm thấy trung tâm của cuộc đấu tranh giữa Chúa Giê-xu và chính quyền Do Thái là sự chối bỏ của họ đối với Nước Trời và sự ăn năn, những điều Chúa Giê-xu đã công bố và đòi hỏi.(12) Công bố Nước Trời và kêu gọi ăn năn là hai đặc trưng cho sứ mệnh Chúa Giê-xu ngay từ đầu. (Vì vậy cả về mặt tâm lý cũng như lịch sử, Ngài đã sớm vấp phải sự chống đối. Cường độ chống đối tăng dần và nó hoàn thành nhiệm vụ khi Chúa Giê-xu mất.) (xin kiểm tra lại hai câu trong ngoặc) ,
Yếu tố thứ ba cũng không kém phần quan trọng trong dân Do Thái về toàn bộ, bao gồm cả lãnh đạo và quần chúng, không chịu tiếp nhận món quà Nước Trời của Chúa Giê-xu, thì một nhóm quan trọng đã đáp lời trong đức tin. Địa vị môn đệ Chúa Giê-xu không giống như địa vị môn dệ các ra-bi Do Thái. Các ra-bi không ràng buộc các môn đệ của họ với chính họ mà với Torah (?). Chúa Giê-xu gắn bó các môn đệ của Ngài với chính Ngài. Các ra-bi trao tặng cái ở bên ngoài họ, còn Chúa Giê-xu hiến dâng cái vốn quý duy nhất: chính mình. Chúa Giê-xu đòi hòi các môn đệ Ngài phải đầu hàng vô điều kiện trước quyền năng của Ngài. Như thế, họ không phải là môn đệ mà còn là douloi: các nô lệ (Ma-thi-ơ 10:24f.. 24:45ff., Lu-ca 12:35ff., 42ff.) Mối quan hệ này không có sự tương ứng trong Do Thái giáo.(13) Làm môn đệ Chúa Giê-xu không phải chỉ đơn thuần là đi theo trong đoàn tùy tùng của Ngài mà còn là một sự giao phó trọn vẹn mình cho Ngài và sứ mệnh của Ngài. Bởi vì thân vị và sứ mệnh của Chúa Giê-xu chính là sự hiện diện của Nước Trời. Trong Ngài, con người đối diện với chính Thượng Đế.
Từ đó suy ra rằng nếu Chúa Giê-xu đã công bố ơn cứu chuộc Mết-si-a, nếu Ngài đã thực hiện số phận thật của dân đức Do Thái, thì số phận này thực tế đã được hoàn tất ở những người tiếp nhận thông điệp của Ngài. Những người tiếp nhận ơn cứu rỗi Mết-si-a đã trở thành người Do Thái đích thực, những đại biểu cho cả dân tộc này. Mặc dù từ liệu “người Do Thái” không bao giờ được dùng cho các môn đệ của Chúa, không được nói ra bằng lời, nhưng ý tưởng này vẫn tồn
tại. Các môn đệ Chúa Giê-xu là những người tiếp nhận ơn cứu rỗi Mết-si-a, những công dân Nước Trời, những người Do Thái đích thực.
NHỮNG TÀN DƯ TIN CHÚA. Quan niệm các môn đệ của Chúa Giê-xu là những người Do Thái đích thực, có thể được hiểu trên cơ sở của quan niệm Cựu Ước về những tàn dư có đức tin. Các nhà tiên tri đã thấy dân Do Thái, nhìn về toàn bộ, là một dân tộc nổi loạn và không biết vâng lời, và vì vậv được dành cho số phận phải chịu sự phán xét thánh. Nhưng trong dân tộc vô tín này vẫn còn lại một số tàn dư tin Chúa. Họ là con dân tích cực của Thượng Đế và là đối tượng chăm sóc của Ngải.
Thật ra Chúa Giê-xu không dùng cụ thể khái niệm tàn dư. Tuy nhiên, phải chăng cách gọi "bầy chiên nhỏ bé của ta" (Lu-ca 12:32), có căn cứ trong quan niệm Cựu Ước coi dân Do Thái là đàn chiên trong đồng cỏ của Chúa (Ê-sai 40:11), không phải là dành cho các môn đệ của Chúa Giê- xu? Phải chăng đây là một gợi ý chính xác về cách nói những tàn dư có đức tin? Cụm từ ấy không có nghĩa là một đàn chiên riêng biệt. Dân Do Thái vẫn là một đàn chiên lý tưởng của Thượng Đế (Ma-thi-ơ 10:6: 15:24); nhưng là đàn chiên ngoan cố, không biết vâng lời, "đàn chiên bị lạc". Chúa Giê-xu đã đến như một người chăn chiên (Mác 14:27; Giăng 10:11) "để tìm và cứu những người lầm lạc" (Lu-ca 19:10), để thực hiện lời tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 34:150, để cứu bầy chiên lạc của dân Do Thái, để mang họ đến cùng đàn chiên được ơn cứu rỗi Mết-si- a. Nhìn toàn cục, dân Do Thái là những người điếc đối với tiếng gọi của người chăn họ, nhưng những ai nghe thấy và đi theo tiếng gọi này thì tạo thành một "bầy chiên nhỏ bé", những người Do Thái đích thực. Có những mối liên hệ rõ rệt và trực tiếp giữa hình ảnh đàn chiên và cộng đồng Do Thái được Chúa giao ước.(15)
Mặc dù lời dạy trong Lu-ca (12:32) nhấn mạnh đến khía cạnh tận thế của Nước Trời, các môn đệ của Chúa Giê-xu vẫn được thừa hưởng Nước Trời vì hiện nay họ là đàn chiên bé nhỏ của Ngài. Người chăn chiên đã tìm thấy họ và đưa họ về nhà (Lu-ca-15:37). Chính bởi vì họ đã là bầy chiên đích thực, con dân của Thượng Đế, nên Ngài sẽ cho họ hưởng Nước Trời vào ngày tận thế. Lời Chúa Giê-xu kêu gọi mười hai môn đệ đi chia sẻ sứ mệnh của Ngài đã được công nhận rộng rãi như một sự công bố rằng các môn đệ Ngài và dân Do Thái là một khối thống nhất. Vai trò của họ trong ngày tận thế cũng được chỉ rõ. Họ sẽ ngồi trên mười hai ngai "để xét xử mười hai đại tộc Do Thái" (Ma-thi-ơ 19:28; Lu-ca 22:30). Dù cho lời dạy này có nghĩa rằng mười hai môn đệ Chúa sẽ quyết định số phận dân Do Thái qua việc xét xử, hay sẽ cai trị dân này, thì số phận của họ vẫn là những người đứng đầu dân Do Thái trong ngày tận thế.
Sự thừa nhận mười hai môn đệ tạo thành hạt nhân của những người Do Thái đích thực, không loại bỏ quan niệm cho rằng con số 12 cũng bao hàm cả yêu cầu coi toàn dân Do Thái là qahal của Chúa Giê-xu.(l8) Mười hai là con số tượng trưng, nhìn cả về quá khứ và tương lai: dân Do Thái ngày trước và dân Do Thái trong ngày tận thế.(19)
Mười hai môn đệ được dành cho số phận trị vì dân Do Thái ngày tận thế; nhưng họ đã là những người tiếp nhận ơn phước và quyền năng của Nước Trời ngày tận thế rồi. Vì vậy, họ đại diện không chỉ cho con dân Chúa ngày tận thế mà còn cho cả những người biết tiếp nhận món quà cứu rỗi Mết-si-a hiện tai. Bằng ngụ ngôn sống về việc chọn mười hai môn đệ, Chúa Giê-xu đang dạy rằng Ngài đang dựng nên một hội đoàn mới để thay thế cho dân tộc chối bỏ sứ điệp của Ngài.(20)
MA-THI-Ơ 16:18-19. Dựa trên nền tảng về địa vị làm môn đệ và mới liên hệ cùa nó với dân Do Thái và Nước Trời, lời dạy trong Ma-thi-ơ 16:l8 là phù hợp với toàn bộ giáo huấn của Chúa
Giê-xu. Thực tế, lời dạy này biểu hiện rõ ràng quan điểm cơ bản về toàn bộ sứ mệnh Chúa Giê- xu và sự đáp lời của dân Do Thái. Lời dạy này không nói tới việc tạo ra một tổ chức hay một hội, cũng không thể giải thích bằng ekklesia. Cơ Đốc đặc biệt như thân thể và cô dâu của Đấng Cứu Thế, mà phải bằng quan niệm Cựu Ước, coi người Do Thái là con dân của Thượng Đế. Ý tưởng “dựng nên” một dân tộc là ý tưởng trong Cựu Ước.(21) Hơn nữa, ekklesia là một thuật ngữ Kinh Thánh xác định rõ dân Do Thái là một hội đoàn của Đức Giê-hô-va, dịch sang tiếng Hê- bơ-rơ là qahal-(22) Ta không biết chắc Chúa Giê-xu đã dùng qahal hay edhal. Mỗi thuật ngữ này được dùng trong Cựu Ước để chỉ rằng người Do Thái là con dân của Thượng Đế.(23) K.L.Schmidt đã biện minh cho một thuật ngữ khác: kenishta, dựa trên cơ sở Chúa Giê-xu đã quan niệm các môn đệ Ngài như một hội đặc biệt, bao gồm những người Do Thái đích thực.(24) Tuy nhiên Chúa Giê-xu đã không chỉ ra mục đích thiết lập một hội riêng biệt. Chúa Giê-xu có thể đã thấy nhóm môn đệ mình là những người Do Thái đích thực trong một dân tộc không vâng lời nhưng không phải là một nhóm tách biệt hay "đóng kín”. Ngài không thiết lập một cách thờ phượng lễ bái hay tổ chức mới. Ngài giảng dạy trong phạm vi Đức Tin và thực tế của người Do Thái. Lời tuyên bố của Chúa Giê-xu về mục đích xây dựng ekklesia của Ngài, trước hết nói lên cái mà chúng ta đã tìm thấy khi nghiên cứu về địa vị làm môn đệ Chúa. Cụ thể là nhóm môn đệ mà Chúa Giê-xu đã xây dựng có liên hệ trực tiếp với dân Do Thái Cựu Ước. Yếu tố nổi bật là ở chỗ ekklesia này là một ekklesia riêng của Chúa Giê-xu: "Ekklesia của Ta”. Nghĩa là người Do Thái đích thực bây giờ tìm thấy một sự đồng nhất đặc biệt trong mối quan hệ với Chúa Giê-xu. Dân Do Thái đã chối bỏ ơn cứu chuộc Mết-si-a do Chúa Giê-xu công bố, nhưng nhiều người đã tiếp nhận nó. Chúa Giê-xu đã thấy các môn đệ Ngài, những con dân đích thực của Thượng Đế, đang thay thế cho dân Do Thái.
Khi cần thiết phải bàn luận dài dòng về ý nghĩa của vầng đá, trên đó dân tộc mới này được dựng nên. Vì cách viết cùa người Xê-mít được dùng trong bản Kinh Thánh liếng Hy Lạp, nên ta phải thừa nhận ràng ở đây không có sự chơi chữ nào đối với hai thuật ngũ Hy Lạp, petros (Phê-rơ) và , petra (vầng đá). Có lẽ Chúa Giê-xu đã phán: “Con là kepha và trên kepha này Ta sẽ xây dựng Hội Thánh của Ta.” Nhiều nhà giải kinh Tin Lành đã chống lại mạnh mẽ quan điểm của Rôm, coi Phê-rơ như vầng đá với năng lực Chúa ban, và đã giải thích vầng đá chính là Chúa Cứu Thế (Lu-thơ) hoặc Đức Tin của Phê-rơ vào Chúa Cứu Thế (Can-vin).(25) Tuy nhiên Cullmann đã lập luận đầy sức thuyết phục rằng trên thực tế vầng đá chính là Phê-rơ, không phải với năng lực Chúa ban hay vì có khả năng cá nhân, mà chỉ là người đại diện cho mười hai môn đệ xác nhận Chúa Giê-xu đinh là Đấng Mết-si-a. Vầng đá là Phê-rơ, ngươi xác nhận Chúa.(26) Chúa Giê-xu đã thấy trước một giai đoạn mới mà các môn đệ Ngài phải trải qua, trong đó Phê-rơ đóng vai trò lành đạo quan trọng. Trong đoạn này, không có sự gợi ý rằng đây là quyền lãnh đạo được giao chính thức cho Phê-rơ, đối với nhóm người kế nghiệp của Ngài. Thật vậy, Phê-rơ, tảng đá móng có thể sẵn sàng trở thành tảng đá gây vấp ngã như những câu tiếp theo sau đó đã chỉ rõ.(27)
Lơi dạy về việc thành lập Hội Thánh phù hợp với toàn bộ giáo huấn của Chúa Giê-xu và có nghĩa rằng Ngài đã nhìn thấy trong số những người tiếp nhận thông điệp của Ngài, những đứa con của Nước Trời, những người Do Thái đích thực, con dân của Thượng Đế. Không có sự báo trước nào về hình thức tổ chức của những con dân mới này. Lời dạy về kỷ luật trong “Hội Thánh" (Ma-thi-ơ 18:17) đã coi các môn đệ như một hội đoàn riêng biệt, tương tự như một hội đạo Do Thái. Lời dạy còn rọi chiếu chút ánh sáng vào hình thức tổ chức mà hội đoàn mới này phải có. Giáo hội, như một hội đoàn tách khỏi Do Thái giáo, có tổ chức và nghi lễ riêng, là một sự phát triển sau này của lịch sử. Nhưng đó là một sự hình thành trong lịch sử cùa một hội đoàn
mới do Chúa Giê-xu xây dựng hội đoàn của những con dân đích thực của Thượng Đế tiếp nhận ơn cứu rỗi Mết-si-a, những người Do Thái đích thực, thay chỗ cho dân tộc nổi loạn ấy.
NƯỚC TRỜI VÀ GIÁO HỘI. Bây giờ ta phải xét đến mối quan hệ đặc biệt giữa Nước Trời và giáo hội, thừa nhận nhóm môn đệ Chúa Giê-xu là một giáo hội phôi thai, nếu chưa phải là giáo hội thực thụ. Cách giải quyết vấn đề này phụ thuộc vào định nghĩa cơ bản của Nước Trời. Nếu quan niệm năng động về Nước Trời là đúng, thì không bao giờ được đồng nhất Nước Trời với giáo hội. Nước Trời trước hết là một sự trị vì năng động hay một chế độ đầy vương quyền của Thượng Đế, một phạm vi mà quvền lực này được thể hiện. Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, Nước Trời không được đồng nhất với các con dân của nó. Họ là những người được vào và sống trong đó dưới sự trị vì của Thượng Đế. Giáo hội là con dân của Nước Trời nhưng không bao giờ chính là Nước Trời. Nước Trời là một chế độ của Thượng Đế, còn giáo hội là một tổ chức của loài người.(30)
GIÁO HỘI KHÔNG PHẢI LÀ NƯỚC TRỜI. Mối quan hệ này có thể được giải thích theo năm điểm. Thứ nhất, Tân Ước không đặt ngang hàng các tín đồ với Nước Trời. Những nhà truyền giáo đầu tiên giảng về Nước Trời chứ không về giáo hội (Công 8:12; 19:8; 20:25; 28:23,31). Trong những lời giảng đó, không thể thay “giáo hội’ vào chỗ "Nước Trời”. Chỉ có Khải Thị 1:6 và 5:10 coi con dân như là basileia. Nhưng những người được coi như vậy không phải vì họ là con dân trong triều đại của Thượng Đế mà vì họ sẽ chia sẻ sự trị vì với Đấng Cứu Thế. “Họ sẽ cai trị thế giới'’ (Khải 5:10). Theo những lời dạy này, Nước Trời đồng nghĩa với “các vua”, chứ không phải với những người chịu sự trị vì của Thượng Đế.
Không có lời giáo huấn nào trong các sách Phúc Âm đặt các môn đệ của Chúa Giê-xu ngang hàng với Nước Trời. Sự đồng nhất ấy thường được nhìn nhận trong ngụ ngôn cỏ dại. Thực vậy, lời tuyên bố Con Loài Người sẽ tập hợp mọi kẻ gây nên tội "ra khỏi nước Ngài” (Ma-thi-ơ 13:41) trước khi Vương Quốc của Cha đến (13:43) dường như gợi ý rằng giáo hội được đặt ngang hàng với Vương Quốc của Đấng Cứu Thế.(31) Tuy nhiên, chính ngụ ngôn này đã nói rõ đồng ruộng là thế gian chứ không phải giáo hội (Ma-thi-ơ 13:38). Ngụ ngôn này không đề cập đến bản chất của giáo hội, mà chỉ dạy rằng Nước Trời đã tiến vào lịch sử nhưng không phá vỡ cấu trúc xã hội. Người thiện và kẻ ác phải sống lẫn lộn trong thế giới cho tới ngày hoàn thành tận thế, mặc dù Nước Trời đã đến. Cách nói “tập hợp kẻ ác ra khỏi Nước Trời” là nhằm vào tương lai chứ không phải quá khứ.(32)
Cũng phạm sai lầm nếu lấy Ma-thi-ơ 16:18-19 làm cơ sở để đồng nhất Nước Trời với giáo hội. Vos đã quá nhấn mạnh đến cách nói ẩn dụ khi ông khẳng định rằng phải có sự đồng nhất này bởi vì phần thứ nhất của lời dạy nói về việc xây dựng ngôi nhà, phần thứ hai thừa nhận chính ngôi nhà đó được hoàn thành với cửa và chìa khóa. “Rõ ràng phải loại trừ khả năng ngôi nhà mang nghĩa này phần thứ nhất, nghĩa khác ở phần thứ hai.” Vì vậy Vos khẳng định chắc chắn rằng giáo hội là Nước Trời.(33)
Tuy nhiên, nói một cách chính xác cách nói ẩn dụ mang tính chất như vậy của chất lỏng. Đoạn trích này nêu lên mối quan hệ không thể tách rời giữa giáo hội và Nước Trời chứ không phải sự đồng nhất của chúng. Nhiều lời giáo huấn về việc vào Nước Trời không tương đương với việc vào giáo hội. Thật là nhầm lẫn nếu nói rằng “giáo hội là hình thức của Nước Trời tồn tại giữa các thời điểm Chúa Giê-xu về trời và trở lại.(34) Thật ra có một sự tương tự nào đó giữa hai khái niệm: cả Nước Trời, trong phạm vi được Thượng Đế trị vì, và giáo hội là những nơi mà con người có thể bước vào. Nhưng Nước Trời, như một phạm vi hiện nay đang được Thượng Đế trị

vì, là không nhìn thấy được, không phải là một hiện tượng của thế giới này, trong khi đó giáo hội là một tộ chức dễ dàng nhận biết của con người. John Bright đã nói đúng không bao giờ có một sự ám chỉ, dù nhẹ nhàng nhất, rằng giáo hội nhìn thấy được lại có thể hoặc chính là hoặc làm nên Nước Trời.(35) Giáo hội là con dân Nước Trời, không bao giờ chính là Nước Trời. Vì vậy, thật là vô ích, thậm chí chỉ nói rằng giáo hội là “một phần của Nước Trời", hoặc: đến ngày hoàn thành tận thế, giáo hội trở thành đồng nghĩa với Nước Trời.(36)
NƯỚC TRỜI TẠO RA GIÁO HỘI. Thứ hai, Nước Trời tạo ra giáo hội. Sự trị vì năng động của Thượng Đế, hiện diện trong sứ mệnh của Chúa Giê-xu, đòi hỏi sự đáp lại của con người, để đưa họ vào một đội ngũ mới. Sự hiện diện của Nước Trời có nghĩa là sự thực hiện niềm hy vọng Mết-si-a trong Cựu Ước, đã được hứa cho dân Do Thái. Nhưng khi dân tộc này, nhìn chung, đã chối bỏ món quà đó, thì những người tiếp nhận nó sẽ tạo nên một lớp con dân mới của Thượng Đế, những đứa con của Nước Trời, những người Do Thái đích thực, một giáo hội phôi thai. “Giáo hội không phải là gì khác mà là kết quả của việc Nước Trội đã xâm nhập vào thế giới qua sứ mệnh Chúa Giê-xu.’’ (37)
Ngụ ngôn lưới cá nhằm để dạy về tính chất và mối liên hệ của giáo hội với Nước Trời. Hoạt động của Nước Trời giống như việc kéo lưới trên biển, bắt cả cá tốt và cá xấu. Khi lưới được mang về bờ, cá phải được phân loại ra. Hoạt động của Nước Trời giữa nhân loại cũng giống như thế. Hiện nay, Nước Trời chưa tạo ra một đội ngũ tinh sạch. Thậm chí ngay trong đoàn tùy tùng của Chúa Giê-xu cũng có kẻ phản bội. Trong khi ngụ ngôn này phải được giải thích bằng chức vụ của Chúa Giê-xu, thì những nguyên tắc rút ra được từ nó lại áp dụng cho giáo hội. Hoạt động của Nước Trời giữa nhân loại đã tạo ra một đội ngũ hỗn hợp, trước hết là trong nhóm các môn đệ Chúa Giê-xu, sau đó là trong giáo hội. Sự đến của Nước Trời trong ngày tận thế có nghĩa là sự phán xét cả xã hội loài người nói chung (cỏ dại), và giáo hội nói riêng (lưới cá). Cho đến bấy giờ, đội ngũ được tạo ra bởi những hoạt động hiện nay của Nước Trời sẽ bao gồm cả những người không phải là những đứa con đích thực của Nước Trời. Như vậy, giáo hội mà ta nhận biết được có tính chất hai mặt: là con dân của Nước Trời, song không phải là con dân lý tưởng, bởi vì nó bao hàm cả một số người thực tế không phải là con Nước Trời. Tóm lại, vào Nước Trời có nghĩa là tham gia giáo hội: nhưng vào giáo hội không hẳn đồng nghĩa với vào Nước Trời.(38)
GIÁO HỘI LÀM CHỨNG CHO NƯỚC TRỜI. Thứ ba, sứ mệnh của giáo hội là làm chứng cho Nước Trời. Giáo hội không thể dựng nên hay trở thành Nước Trời, nhưng làm chứng cho Nước Trời, cho những hoạt động cứu chuộc của Thượng Đế thông qua Chúa Cứu Thế, cả trong quá khứ và tương lai. Điều này được minh họa bởi sứ mệnh mà Chúa Giê-xu trao cho mười hai môn đệ (Ma-thi-ơ 10) và bảy mươi môn đồ (Lu-ca 10) và được củng cố thêm qua sự công bố của các sứ đồ trong sách Công vụ.
Số lượng phái viên trong hai sứ mệnh truyền giáo dường như có ý nghĩa tượng trưng. Đa số các học giả không công nhận việc chọn mười hai sứ đồ, môn đệ là nhầm đại diện cho hạt nhân của những người Do Thái đích thực, đã thừa nhận ý nghĩa tượng trưng của số lượng người mà Chúa Giê-xu dự định dùng để mang sứ điệp của Ngài đến toàn dân Do Thái. Vì vậy, chúng ta cũng phải thừa nhận ý nghĩa tượng trưng của con số bảy mươi. Theo truyền thuyết Do Thái, thế giới có bảy mươi dân tộc và tiếng Torah là ngôn ngữ đầu tiên của nhân loại. Do đó việc cử bảy mươi phái viên đi truyền giáo là một ý chỉ rõ ràng của Chúa Giê-xu để không chi dân Do Thái mà toàn nhân loại đều được nghe thông điệp của Ngài.(39)
Trong những lời dạy khác, những người không phải Do Thái cũng được quyền tiếp nhận Nước Trời. Việc người Do Thái cứ chối món quà Nước Trời đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược được, nên Chúa Giê-xu đã nghiêm khắc tuyên bố rằng dân Do Thái không còn là con dân dưới sự trị vì của Thượng Đế nữa, chỗ của họ đã bị thay thế bởi những người khác, tỏ ra đáng tin cậy (Mác 12:1-9). Ma-thi-ơ đã giải thích lời dạy này của Chúa có nghĩa là: “Nước Đức Chúa Trời sẽ cất khỏi các ngươi và cho một dân tộc khác biết làm ra hoa lợi cho Chúa" (Ma-thi-ơ 21:43). Jejemias cho rằng qua ngụ ngôn này Chúa Giê-xu muốn chứng minh việc truyền giảng Phúc Âm cho người nghèo là đúng đắn. Vì các lãnh tụ của dân này đã khước từ thông điệp của Chúa, nên chỗ của họ sẽ dành cho những người nghèo, biết nghe và tiếp nhận Phúc Âm.(40) Tuy nhiên, trong Ê-sai 5, vườn nho chính là dân Do Thái, nên cách giải thích của Ma-thi-ơ là đúng hơn: ngụ ngôn này có nghĩa dân Do Thái sẽ không còn là con dân của vườn nho của Thượng Đế nữa mà bị thay thế bởi những người khác, biết tiếp nhận thông điệp của Nước Trời.(41)
Một ý tưởng tương tự cũng xuất hiện ‘trong bối cảnh tận thế qua lời dạy về sự từ chối của con dân Nước Trời, dân Do Thái, và về sự thay chỗ của họ bởi những người không phải Do Thái, đến từ bốn phương để dự tiệc Mết-si-a trong Nước Trời ngày tận thế (Ma-chi-ơ 8:11-l 2).
Trong lời dạy trên núi Ô-li-ve, Chúa Giê-xu đã chỉ rõ những người không phải Do Thái sẽ được cứu rỗi như thế nào. Trước ngày tận thế, "Tin Lành phải được giảng ra cho khắp muôn dân đã” (Mác 13:10). Ma-thi-ơ còn nói rõ đây là Tin Lành về nước Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 24:14) mà chính Chúa Giê-xu đã giảng (Ma-thi-ơ 4:23; 9:35). Những bài bình luận gần đây đã không thừa nhận tính xác thực của lời dạy này(42), hoặc giải thích nó như một lời tuyên bố của các thiên thần trong ngày tận thế rằng đến ngày đó sự cứu rỗi sẽ được thực hiện cho những người không phải Do Thái.(43) Tuy nhiên, Cranfield đã chỉ ra rằng động từ keryssein trong Tin Lành Mác luôn liên quan đến một hội đoàn người, và vì vậy, có nhiều khả năng hơn, thuật ngữ này trong Mác 13:10 mang nghĩa đặc trưng cho Tân Ước của nó. Một phần mục đích của tận thế của Thượng Đế là trước đó, mọi dân tộc phải có cơ hội nghe Phúc Âm.(44)
Ở đây chúng ta tìm thấy một sự mở rộng của thần học về địa vị là môn đệ của Chúa: sứ mệnh của giáo hội là làm chứng cho thế giới về Phúc Âm của Nước Trời. Dân Do Thái không còn là chứng nhân cho Nước Trời nữa; giáo hội đã thay thế họ. Bởi vậy, Skydsgaaarđ đã nói rằng lịch sử của Nước Trời đã trở thành lịch sử của những sứ mệnh Cơ Đốc.(45)
Nếu các môn đệ của Chúa Giê-xu là những người đã nhận được nếp sống và fellowship (tình  người?) của Nước Trời, và nếu nếp sống này trong thực tế là một sự thụ hưởng trước Nước Trời ngày tận thế, thì sẽ kéo theo: một trong những nhiệm vụ chính của giáo hội là thể hiện, trong kỷ nguyên tội lỗi này, nếp sống và fellowship (tình người?) của kỷ nguvên tới. Giáo hội có tính chất hai mặt: thuộc về hai kỷ nguyên. Giáo hội là con dân của kỷ nguyên tới, nhưng vẫn sống trong kỷ nguyên này, gồm những con người đầy tội lỗi và phải chết. Điều đó có nghĩa rằng trong khi giáo hội ở kỷ nguyên này sẽ không bao giờ đạt tới mức hoàn thiện, nó lại phải thể hiện nếp sống của một xã hội hoàn thiện: Nước Trời ngày tận thế.(46)
Với các môn đệ, Chúa Giê-xu đã hết sức nhấn mạnh đến sự tha thứ và sự khiêm tốn. Đó là một sự ủng hộ gián tiếp, một sự giải thích cho quan điểm trên. Làm lớn, một mong muốn tự nhiên ở đời này, lại là điều trái ngược với nếp sống Nước Trời (từ Mác 10:35). Những ai đã kinh nhgiệm được Nước Trời đều phải thể hiện nếp sống của Nước Trời, tự nguyện và khiêm tốn phục vụ người khác hơn là vụ lợi.
Một biểu hiện khác của nếp sống Nước Tròi là một tình người không có ác ý hay thù oán. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu đã phải dạy rất nhiều về sự tha thứ. Bởi vì tha thứ tất cả là bằng chứng của tình yêu thương. Thậm chí Chúa Giê-xu còn dạy sự tha thứ của loài người và sự tha thứ của Thượng Đế là không thể tách rời (Mác 6:12,14). Ngụ ngôn này chỉ rõ rằng sự tha thứ cùa con người đã dược quy định bởi sự tha thứ của Thượng Đế (Ma-thi-ơ 18:23-35). Trọng tâm của ngụ ngôn này là nếu một người đã tiếp nhận ơn tha thứ của Thượng Đế, vô điều kiện, cho những tội lỗi không đáng được tha, nhưng lại không sẵn sàng tha thứ cho những xúc phạm nhỏ đến mình, thì người đó đã chối bỏ chính sự tuyên nhận ơn tha thứ của Thượng Đế. Cách xử sự của người đó đã trái với phong cách sống và bản chất Nước Trời. Một người như vậy không thật sự nếm trải được ơn tha thứ của Thượng Đế. Vì vậy, nhiệm vụ của giáo hội là thể hiện, trong kỷ nguyên đầy tội lỗi, vì vụ lợi kiêu ngạo thù hận này, nếp sống và tình người của Nước Trời và của kỷ nguyên tới. Sự thể hiện nếp sống Nước Trời là một yếu tố cơ bản trong việc giáo hội làm chứng cho Nước Trời.    
GIÁO HỘI LÀ CÔNG CỤ CỦA NƯỚC TRỜI. Thứ tư, giáo hội là công cụ của Nước Trời. Các môn đệ Chúa Giê-xu không chỉ công bố Tin Lành về sự hiện diện của Nước Trời mà còn là công cụ của Nước Trời: các hoạt động của Nước Trời được tiến hành thông qua họ như thông qua chính Chúa Giê-xu. Không giảng về Nước Trời, họ cũng chữa lành cho người bệnh và cũng đuổi quỷ (Ma-thi-ơ 10:8: Lu-ca 10:17). Mặc dầu quyền năng của họ là do được ủy thác, nhưng Nước Trời cũng hoạt động thông qua họ như qua Chúa Giê-xu. Vì biết rõ rằng chính mình không có sẵn quyền năng làm phép lạ, nên họ không bao giờ thực hiện các phép lạ với tinh thần ganh đua và kiêu ngạo. Báo cáo của bảy mươi môn đồ rất khiêm tốn, tựa như họ chỉ là một công cụ của Thượng Đế.
Chân lý vẫn còn bị ẩn dấu trong một lời tuyên bố rằng “các cửa âm phủ chẳng thắng được Hội Thánh đó” (Ma-thi-ơ 1 6:18). Các cửa của vương quốc của sự chết là một hình ảnh rất quen thuộc của người Xê-mít.(47) Ý nghĩa chính xác của lời dạy này vẫn-không rõ ràng. Nó có thể có nghĩa rằng các cửa âm phủ trước đây thường đóng chặt để giam người chết, thì nay bắt buộc phải mở ra trước quyền năng Nước Trời, được thực hiện thông qua giáo hội. Giáo hội sẽ mạnh hơn cái chết, và sẽ cứu con người khỏi sự thống trị của âm phủ, đưa họ tới vương quốc của sự sống.(48) Tuy nhiên, do cách dùng động từ trong câu đó, dường như vương quốc của sự chết là kẻ xâm lược, đang tấn công gián hội.(49) Như vậy, nghĩa của câu trên phải là: một khi con người đã được hưởng ơn cứu rỗi cùa Nước Trời, thông qua sứ mệnh của giáo hội, thì các cửa của sự chết sẽ không thể thắng nổi để nuốt chửng họ. Trước quyền năng của Nước Trời, thực hiện thông qua giáo hội, sự chết đã mất hết sức mạnh đối với con người và không thể dành được thắng lợi cuối cùng. Không cần phải liên hệ với cuộc xung đột trong ngày tận thế như Jeremias đã làm;(50) Có thể coi đó là một sự mở rộng cuộc xung đột giữa Chúa Giê-xu và Sa-tan (51), mà thực ra các môn đệ của Chúa cũng đã tiến hành rồi. Như những cộng cụ của Nước Trời, họ đã thấy con người được giải phóng khỏi cảnh nô lệ của bệnh tật và sự chết (Ma-thi-ơ 10:8). Cuộc đấu tranh Mết-si-a này với quyền năng của sự chết, đã diễn ra ác liệt trong chức vụ của Chúa Giê-xu với sự chung sức của các môn đệ sẽ tiếp tục trong tương lai. Giáo hội sẽ là công cụ của Nước Trời trong cuộc đấu tranh đó.
GIÁO HỘI: NGƯỜI COI GIỮ NƯỚC TRỜI. Thứ năm, giáo hội là người coi giữ Nước Trời. Các ra-bi đã quan niệm dân Do Thái là người coi giữ Nước Trời. Nước Trời là sự trị vì của Thượng Đế, đã bắt đầu trên trái đất từ Áp-ra-ham, rồi được chuyển giao cho dân Do Thái qua Bộ Luật. Bởi vì chỉ có thể kinh nghiệm được sự trị vì của Thượng Đế thông qua Bộ Luật, và bởi vì dân Do
Thái là người coi giữa Bộ Luật, nên thực tế họ là người coi giữ Nước Trời. Khi một người ngoại đạo (đạo Do Thái) trở thành một tín đồ Do Thái giáo và chấp nhận Bộ Luật, thì có nghĩa người đó tự nhận trách nhiệm đối với thiên quyền hay Nước Trời. Sự trị vì của Chúa được người Do Thái làm trung gian mang đến cho người ngoại đạo. Chỉ những người Do Thái mới là "con của vương quốc này".
Trong Chúa Giê-xu, chính sự trị vì của Thượng Đế đã thể hiện bằng công cuộc cứu chuộc mổi, bất ngờ tiến vào lịch sử nhân loại, với quyền năng của Nước Trời trong ngày tận thế. Nhìn chung, cả dân tộc Do Thái đã khước từ lời tuyên bố về biến cố thần thánh này. Nhưng những người tiếp nhận tuyên bố đó đã trở thành con dân đích thực của Nước Trời và được phép vào để hưởng ơn phước và quyền năng của nó. Không phải dân Do Thái mà là các môn đệ này của Chúa Giê-xu, ekklesia của Ngài, bây giờ đã trở thành người coi giữ Nước Trời. Nước Trời đã bị tước khỏi dân Do Thái để trao cho người khác: ekkiesia của Chúa Giê-xu (Mác 12:9). Các môn đệ Chúa Giê-xu không chỉ là nhân chứng mà còn là công cụ của Nước Trời, với quyền năng thể hiện ngay ờ Đời Này. Họ cũng là những người coi giữa Nước Trời.
Lời dạy về chìa khóa Nước Thiên Đàng đã nói lên thực tế đó. Chúa Giê-xu sẽ trao chìa khóa này cho ekklesia của Ngài. "Hễ điều gì ngươi buộc dưới đất thì cũng sẽ phải buộc ở trên trời. Và điều gì ngươi mở dưới đất thì cũng sẽ được mở ở trên trời” (Ma-thi-ơ 16:19). Vì thành ngữ buộc và mở trong cách dùng của các ra-bi thường có nghĩa là cấm và cho phép, nên lời dạy này thường được giải thích là Chúa Giê-xu đã giao quyền quản lý hành chính cho giáo hội.(52) Quan điểm này xuất phát từ Ê-sai 22:22. Thượng Đế đã trao cho Ê-li-a-kim chìa khóa của nhà Đa-vít, nghĩa là quyền quản lý toàn bộ ngôi nhà. Theo cách giải thích này, Chúa Giê-xu đã giao cho Phê-rơ quyền quyết định và giám sát mọi hoạt động của giáo hội. Khi Phê-rơ phá luật lệ Do Thái, truyền giảng và làm báp-tem cho cả người ngoại đạo, ông đã thực hiện quyền quản lý này (Công vụ 10-11).
Cách giải thích trên có thể chấp nhận được. Còn một cách giải thích khác gần tầm tay hơn. Chúa Giê-xu đã lên án các thầy dạy luật và phái biệt lập-vì họ đã lấy đi chìa khóa của kiến thức, không chịu vào mà còn ngăn cản người khác vào Nước Trời (Lu-ca 11:52). Ý tưởng đó cũng có trong Phúc Âm thứ nhất. "Khốn cho các ngươi, những thây dạy luật và phái biệt lập, hạng đạo đức giả! Vì các ngươi đóng của Nước Thiên Đàng đối với mọi người, chính các ngươi không vào lại còn ngăn cản những người muốn vào” (Ma-thi-ơ 23:13). Trong Kinh Thánh, thuật ngữ "kiến thức" mang ý nghĩa sâu sắc hơn là sự hiểu biết trí tuệ. Đó là "một sự nhận biết của tâm linh dựa ' trên một khải tượng”(53). Quyền lực được giao cho Phê-rơ dựa trên một khải tượng, nghĩa là một sự cảm nhận tâm linh, mà ông sẽ chia sẻ với mười hai môn đệ. Vì vậy, các chìa khóa của Nước Trời là “sự thông sáng tâm linh, tạo khả năng cho Phê-rơ dẫn những người khác qua cửa khải tượng mà chính ông đã đi qua.”(54) Quyền buộc và mở là quyền nhận hoặc loại những người vào Nước Trời. Đấng Cứu Thế sẽ xây dựng ekkiesia của Ngài trên Phê-rơ và trên những người được thiên khái về cương vị Đấng Mết-si-a của Chúa Giê-xu. Trong khải tượng này, họ cũng được giao cách cho phép và loại trừ những người vào hưởng ơn phước của Nước Trời. Cách giải thích này được ủng hộ, vì các ra-bi cũng dùng “buộc” và “mở” với ý nghĩa “cấm” và ‘tha bổng”. Nghĩa này rất rõ ràng trong Ma-thi-ơ 18:18. Một tín hữu không ăn năn tội với anh em mình phải bị loại trừ khỏi Hội Thánh, bởi vì "hễ điều gì các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất thì cũng sẽ mở ở trên trời.” Chân lý đó cũng tìm thấy trong Tin Lành Giăng. Sau khi sống lại, Chúa Giê-xu đã hà hơi vào các môn đệ. Ban Thánh Linh để làm công cụ cho sứ mệnh tương lai của họ rồi Ngài phán: "Kẻ nào mà các ngươi
tha tội cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào mà các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó” (Giăng 20:23). Đây không phải là thứ quyền năng tự có, mà là hệ quả tất yếu của việc làm nhân chứng cho Nước Trời. Hơn nữa, quyền năng không phải chỉ do Phê-rơ, mà còn do tất cả các môn đệ Chúa — giáo hội – thực hiện.
Trên thực tế, khi đến các thành phố Do Thái để công bố về Nước Trời, các môn đệ đã thực hiện quyền năng buộc và mở này rồi. Nơi nào tiếp đón họ và sứ diệp của họ thì sẽ có bình an, còn nơi nào từ chối họ và sứ điệp của họ thì Thượng Đế sẽ đóng dấu đoán phạt vào nơi đó (Ma-thi-ơ 10:14,15). Đúng họ đã là công cụ của Nước Trời để thực hiện sự tha tội; và cũng chính vì thế, họ cũng là những người coi giữa Nước Trời. Chức vụ của họ đã mang đến kết quả thực tế: hoặc mở cửa Nước Trời cho một số người, hoặc đóng cửa đối với những người chối bỏ thông điệp của họ.(56) .
Chân lý này cũng được thể hiện trong những lời dạy khác. “Ai tiếp đón các con là tiếp đón ta, ai tiếp đón ta tức là tiếp đón Đấng đã sai ta" (Ma-thi-ơ 10:40; Mác 9:37). Bức tranh buồn thảm về ngày phán xét, chia cừu và dê riêng ra, cũng nói lên cùng nội dung ấy (Ma-thi-ơ 25:31-46). Đây không phải là chương trình hoàn thành tận thế mà là một bi kịch răn dạy về kết quả sau cùng của mỗi cuộc đời. Chúa Giê-xu đã cử các môn đệ (các “anh em" của Ngài; xem Ma-thi-ơ 12:48- 50) vào thế giới này như những người coi giữ Nước Trời. Tính chất của sứ mệnh truyền giảng của họ được nêu lên trong Ma-thi-ơ (10:9-14). Lòng hiếu khách của những người nghe là bằng chứng hữu hình về các phản ứng của họ đối với thông điệp Nước Trời. Các môn đệ sẽ phải đến các thành phố rách rưới, bệnh tật, đói khát, và đôi khi họ có thể bị tống giam vì truyền giảng Phúc Âm. Một số sẽ hoan nghênh họ, tiếp nhận sứ điệp, và giúp những nhu cầu vật chết của họ. Một số khác sẽ từ chối cả thông điệp và cả người rao truyền nó. “Hành động của những công chính không phải chỉ là việc làm nhân đức tình cờ. Đó là những hành động giúp đỡ cho sứ mệnh Chúa Giê-xu và những người theo Ngài, bằng bất cứ giá nào, thậm chí có lúc nguy hiểm.”(57) Nếu giải thích ngụ ngôn này dạy rằng những người thể hiện lòng tốt là những “Cơ Đốc nhân vô danh”, mà không xét đến sứ mệnh và thông điệp của Chúa Giê-xu, tức là đã tách ngụ ngôn này hoàn toàn ra khỏi bối cảnh lịch sử của nó. Ngụ ngôn này nói lên tình đoàn kết giữa Chúa Giê-xu và các môn đệ khi Ngài cử họ mang Tin Lành của Nước Trời đến thế giới.(58) số phận cuối cùng của con người sẽ được quyết định tùy theo phản ứng của họ đối với các đại diện của Chúa Giê-xu. Tiếp đón họ là tiếp đón Chúa đã cử họ đến. Tuy không phải là nhiệm vụ chính thức được giao, nhưng quả thật, các môn đệ của Chúa Giê-xu, Hội Thánh Ngài, là những người coi giữa Nước Trời. Ai sẽ được vào Nước Trời ngày tận thế, ai sẽ bị loại b điều đó được quyết định thông qua việc công bố Phúc âm Nước Trời cho thế giới.(50)
Tóm lại, mặc dầu giữa Nước Trời và giáo hội có mối quan hệ rất chặt chẽ, chúng vẫn không thể được đồng nhất. Xuất phát điểm của Nước Trời là Thượng Đế, còn của giáo hội là con người. Nước Trời do Thượng Đế trị vì là một vương quốc trong đó có thể kinh nghiệm được những ơn phước và sự trị vì của Ngài. Giáo hội là một hội đoàn của những người đã kinh nghiệm được sự trị vì của Thượng Đế - và cũng không thể cổ giáo hội mà không có Nước Trời; nhưng đó vẫn là hai khái niệm phân biệt rõ ràng: sự trị vì của Thượng Đế và hội đoàn của con người.


CHƯƠNG 9  ĐẠO ĐỨC TRONG NƯỚC TRỜI


Nhiều lời dạy của Chúa Giê-xu liên quan đến cách sự thế của con người. Những bài giảng về “Những Phước Lớn", “Qui Tắc Vàng”, và ngụ ngôn “Người Sa-ma-ri Nhân Lành" thuộc về tuyển tập hay nhất của các sách dạy đạo đức trên thế giới. Ở đây chúng ta sẽ cố gắng tìm hiểu mối quan hệ giữa những lời dạy của Chúa Giê-xu về đạo đức và những lời giảng của Ngài về Nước Trời. Để làm nền tảng cho sự phân tích này, cần nhắc lại một vài giải thích quan trọng nhất.
TỔNG QUAN. Nhiều học giả không nhất trí với thần học của Chúa Giê-xu, nhưng lại rất ca ngợi những bài dạy đạo đức của Ngài, vì họ tìm thấy trong đó một ý nghĩa bền vững. Theo F. G. Peabody, yêu cầu đầu tiên của Chúa Giê-xu không phải là để giảng dạy chính thống hay để kinh nghiệm được Đạo Chúa mà là để củng cố nền đạo đức.(l) Học giả Do Thái Klausner muốn lược bỏ các phép lạ và những lời dạy huyền bí có khuynh hướng thánh hóa Con Loài Người, chỉ giữ lại những lời dạy về đạo đức và các ngụ ngôn. Như vậy sẽ làm trong sạch một tuyển tập kỳ diệu nhất trên thế giới về những lời dạy đạo đức. "Nếu rồi đây, các vỏ phép lạ và những lời huyền bí của bộ luật đạo đức này được vứt bỏ, thì Sách Đạo Đức Học của Chúa Giê-xu sẽ là một trong những kho tàng quí giá nhất của nền văn học Do Thái cho mọi thời đại.”(2)
Cách giải thích thịnh hành cũ đã tìm thấy chân lý cơ bản của Nước Trời trong các loại tôn giáo và đạo đức cá nhân. Cái vỏ khải thị, chứa bên trong hạt nhân tinh thần về những lời dạy tôn giáo và đạo đức của Chúa Giê-xu, có thể vứt bỏ mà không ảnh hưởng đến nội dung của những lời dạy của Ngài. Theo quan điểm này, những lời dạy của Chúa Giê-xu về đạo đức là tiêu chuẩn lý tưởng để xử thế, đúng cho mọi thời đại, mọi hoàn cảnh, và có thể tự khẳng định tính đúng đắn của mình để người khác phải thừa nhận.
Đây là cách giải thích cổ xưa nhưng nếu chúng ta cũng có quan điểm cơ bản như thế, thì cách giải thích này vẫn đáng quan tâm. Gần đây, Marshall đã nhấn mạnh hơn King một chút, khi phân tích về khía cạnh tận thế trong đạo đức học của Chúa Giê-xu. Marshall hoài nghi về những cố gắng xác định và phân loại những quan niệm về Nước Trời trong các sách Phúc Âm. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những ý tưởng của Chúa Giê-xu về Nước Trời và đạo đức là "trong như pha-lê". Ý tưởng đó thể hiện trong lời dạy trong Lu-ca 17:20-21: Nước Trời là sự trị vì của Thượng Đế trong linh hồn mỗi người. Marshall chống lại Hamack về cách giải thích này. Trong khi ông ta công nhận rằng Chúa Giê-xu thuờng nói về Nước Trời đến trong ngày tận thế, thì điều đó chẳng đóng vai trò gì trong nghiên cứu của Marshall; vì nếu Nước Trời đến trong xã hội chỉ như nó được thực hiện trong hiện tại, thì kết quả là sự hoàn thành Nước Trời sẽ xảy ra khi tất cả mọi người đã bị chinh phục. “Tất cả những lời dạy của Chúa Giê-xu về đạo đức chỉ đơn giản là một sự phô bày nền đạo đức của Nước Trời, của cách xử thế tất yếu của con người, khi đã thực sự đặt mình trong sự trị Vì của Thượng Đế."(3)
Tác phẩm có ảnh hướng sâu rộng của C. H. Dodd. Tận Thế Học Hiện Thực Hóa, mặc "dù sử dụng ngôn ngữ tận thế, nhưng chung qui cũng giải thích như vậy. Chúa Giê-xu không dạy đạo đức cho những người chờ đợi ngày kết thúc thế giới này, mà cho những người kinh nghiệm được sự kết thúc ấy cũng như sự đến của Nước Trời. Đạo đức học của Chúa Giê-xu là những ý tưởng luân lý tuyệt đối, có cơ sở mong những nguyên tắc tôn giáo cơ bản và vĩnh viễn (4) bởi vì Nước
Trời là những gì vĩnh cửu đang đến trong cái tạm thời. W.Schweitzer đã không nhầm khi nói rằng, khó có thể thấy được sự khác nhau giữa quan điểm của Dodd và một nền đạo đức dựa trên ý tưởng về hoạt động sáng tạo liên tục của Thượng Đế hay về đức tin ở nơi Ngài. Cuối cùng, dường như đạo đức học không cần đến tận thế, mà chỉ cần đến học thuyết Cựu Ước về sự đoán phạt và ơn phước của Thượng Đế trong lịch sử nhân loại.(5)
Hoàn toàn đối lập với cách giải thích không tận thế này là quan điểm “đạo đức học chuyển tiếp" của Albert Schweitzer cho rằng, Chúa Giê-xu đã không dạy về đạo đức trong Nước Trời tương lai, vì Nước Trời là siêu đạo đức, nằm ngoài phạm vi phân biệt thiện và ác. Đạo đức học của Chúa Giê-xu áp dụng cho một giai đoạn ngắn trước khi Nước Trời đến, trước hết bao gồm sự ăn năn và sự đổi mới nhân cách. Chính phong trào đạo đức này sẽ gây sức ép buộc Nước Trời xuất hiện. Bởi vì đạo đức học của Chúa Giê-xu là phương tiện để mang Nước Trời đến, nên đạo đức học tận thế có thể biến thành tận thế học đạo đức, và như thế mãi mãi vẫn đúng.(6)
Một số học giả chấp nhận nội dung của cách giải thích tận thế của Schweitzer, và do đó chấp nhận cả đạo đức học chuyển tiếp của ông. Hans Windisch (7) đã nghiên cứu lại “Bài Giảng Trên Núi” dưới ánh sáng cùa quan điểm Schweitzer và đã phát hiện ra bài giảng đó đồng thời dạy về hai loại đạo đức: đạo đức tận thế để chờ Nước Trời đến, và đạo đức khôn ngoan hoàn toàn không liên quan đến tận thế. Windisch khẳng định rằng cách giải thích lịch sử phải công nhận hai loại đạo đức này là hoàn toàn xa lạ đối với nhau. Chúa Giê-xu chủ yếu dạy về đạo đức tận thế, khác hẳn với đạo đức khôn ngoan. Đó là luật pháp mới, nghĩa là những luật lệ để tiếp nhận Nước Trời trong ngày tận thế. Vì vậy, cần phải hiểu chính xác và thực hiện đầy đủ các qui tắc đạo đức này. Không phải Nước Trời gần đến mà là ý chỉ đối của Thượng Đế đã qui định những nguyên tác cơ bản của đạo đức. Liệu những đòi hòi đạo đức này có thực tế không? Đó là một cảu hỏi không thích hợp, vì ý chỉ của Thượng Đế đâu phải là phạm vi nghiên cứu của con người. Chúa Giê-xu đã cho rằng con người có khả năng thực hiện được những yêu cầu của Ngài, và sự cứu rỗi trong Nước Trời đang đến phụ thuộc vào sự vâng lời của họ. Tôn giáo trong Bài Giảng Trên Núi chủ yếu là tôn giáo đang hành động. Tuy vậy, đạo đức thuyết tiến hóa này là một thứ đạo đức siêu đẳng, cường điệu, khác thưởng mà Chúa Giê-xu cũng không thể thực hiện được.
Các học già khác, như Martin Dibelius, người tin Chúa Giê-xu đã công bố một Nước Trời tận thế. đã giải thích rằng đạo đức học của Ngài là một sự thể hiện ý chỉ trong sáng, vô điều kiện của Thượng Đế, không thỏa hiệp với bất kỳ loại đạo đức nào. Mãi mãi và cho mọi thời đại. Ngài đặt nền đạo đức này giữa nhân loại. Vì không thể thực hiện được trọn vẹn trong một thế giới đầy tội lỗi, nên nền đạo đức này chỉ hoàn toàn đúng trong Nước Trời ngày tận thế.(8)
Nghiên cứu ca A. N.Wilder về “Tận Thế Học và Đạo Đức Học trong Những Lời Dạy của Chúa Giê-xu" là một trong những phân tích quan trọng nhất mới đây về vấn đề này. Khi nói qua về cách giải thích của Wilđer, chúng tôi đã lưu ý rằng dường như ông đã chấp nhận tầm quan trọng của tận thế học. Chúa Giê-xu đã đưa ra một nền đạo đức của Ngài, dưới hình thức những yêu cầu để được vào Nước Trời trong ngày tận thế. Những qui định thưởng phạt được coi là đương nhiên. Tuy nhiên, Wilder cho rằng, về bản chất, những điều khải thị là huyền bí. Đó là một cách tưởng tượng để mô tả những gì không thể diễn tả được theo kiểu trần tục. Chúa Giê-xu đã mong đợi một cuộc khủng hoảng lịch sử mà Ngài mô tà bằng ngôn ngữ khải thị theo thể thơ, không được dự định trích nguyên văn. Vì thế, sự thừa nhận tính chất tận thế trong đạo đức học của Chúa Giê-xu là hình thức và thứ yếu. Bổ sung thêm vào Nước Trời đã khải thị, với tính chất tận thế của nó, Chúa Giê-xu đã dạy rằng một tình hình mới đã xuất hiện vơi sự hiện diện của

Giăng Báp-iít và của chính Ngài; và nền đạo đức trong tình hình mới này không do tính tận thế mà do bản chất và tính chất của Thượng Đế quyết định. Mối liên hệ giữa Nước Trời tận thế tương lai và thời kỳ cứu rỗi hiện nay chỉ là hình thức mà thôi.(9)
Rudolf Bultmann thừa nhận Tận Thế Học Phù Hợp, nhưng tìm thấy ý nghĩa của thông điệp Chúa Giê-xu không phải ở chỗ Nước Trời sắp đến mà là cảm giác rõ ràng về sự gần gũi của Thượng Đế. Bultmann nhìn nhận đạo đức học của Chúa Giê-xu như một sự công bố những điều kiện để vào Nước Trời đang đến. Tuy nhiên, những điều kiện không phải là những qui tắc và luặt lệ con người tuân theo để xứng đáng được vào Nước Trời đang đến. Nội dung đạo đức học của Chúa Giê-xu là một yêu cầu đơn giản. Vì Nước Trời đang ở trong tầm tay, vì Thượng Đế đã gần ta rồi, nên chỉ có một yêu cầu: hãy quyết định số phận cho mình trong giờ tận thế cuối cùng này.(10) Bằng cách đó Bultmann đã giải thích đạo đức học của Chúa Giê-xu là một yêu cầu sinh tử về sự quyết định. Chúa Giê-xu đã không dạy đạo đức cả cá nhân và xã hội. Ngài cũng không dạy những nguyên lý tuyệt đối hay đề ra những qui tắc xử thế. Ngài chỉ đòi hòi một điều duy nhất: hãy quyết định.
Chủ nghĩa thiên định, với thuyết về vương quốc Đa-vít được hoãn lại đã giải thích ý nghĩa đạo đức của Bài Giảng Trên Núi là một cách thức mới về việc tuân theo pháp luật, không liên quan tới Phúc Âm về ơn phước mà chỉ tới hình thức Đa-vít của Nước Trời. Bài giảng này có thể áp dụng cho đạo đức sống của Cơ Đốc nhân, nhưng áp dụng đầu tiên và thực sự là cho vương quốc tương lai trên Trái đất, không phải cho đời sống Cơ Đốc. Đó là hiến pháp của chính phủ công chính của Trái đất trong kỷ nguyên nghìn năm. Nó mở ra cho chúng ta thấy không phải cách làm thế nào để được Thượng Đế chấp nhận mà là những người đang làm hài lòng Thượng Đế trong vương quốc. “Bài Giảng Trên Núi là hợp pháp về tính chất, là bộ luật Mô-se, được nâng lên tới quyền lực cao nhất.”(11) “Mọi lời hứa của vương quốc đối với từng cá nhân đều dựa trên công tội của con người đó là giao ước chỉ dành cho những hành động, thuật ngữ được nhấn mạnh là “làm”. Khi một người biết tha thứ cho người khác, nó sẽ được tha thứ.”(12) “Như một nguyên tắc sống, điều đó đã được gói với những người Do Thái trước thập tự giá, và người Do Thái trong Nước Trời đang đến, và vì vậy, không phải nó có hiệu lực lúc này.”(13)?
(14) Gần đâv, nhiều sách báo theo chủ nghĩa thiên định đã cẩn thận hơn về hình thức thể hiện và đã cố gắng kết hợp Bộ Luật Chúa của vương quốc trên Trái Đất - Bài Giảng Trên Núi - với ơn phước của Thượng Đế. "Bài Giảng Trên Núi thể hiện những yêu cầu hợp pháp của vương quốc mà chỉ ơn phước Chúa mới tạo khả năng cho con người đáp ứng được.”(15) Tuy, nhiên, điều này dẫn đến hiểu sai về Nước Trời và Bài Giảng Trên Núi.
Phần tóm tắt trên đây đã cho thấy rõ ràng rằng những lới dạy của Chúa Gĩê-xu về đạo đức phải được nghiên cứu cùng với quan điểm của Ngài về Nước Trời. Chúng ta tin rằng có thể giải thích tốt nhấc đạo đức học của Chúa Giê-xu bằng quan điểm nâng động về sự trị vì của Thượng Đế, dã thể hiện trong chính Ngài, nhưng sẽ chì hoàn thành vào giờ tận thế.(l6)
CHÚA GIÊ-XU VÀ BỘ LUẬT CỦA THƯỢNG ĐẾ. Quan hệ của Chúa Giê-xu và bộ luật Môi- se tương tự như mối quan hệ của Ngài với dân Do Thái, được coi là con dân của Thượng Đế. Nhưng khi dân tộc này từ chối món quà cứu chuộc, Ngài đã thấy các môn đệ Ngài là con dân đích thực của Thượng Đế, mà đối với họ, niềm hy vọng Cựu Ước được thực hiện. Cũng có những yếu tố, cả gián đoạn và liên tục, trong thái độ của Chúa Giê-xu với bộ luật Môi-se. Ngài coi Cựu Ước là những Lời được Thượng Đế thần cảm và Bộ Luật là những quy tắc sống thần thánh.
Chính Ngài đã tuân thủ bộ luật (Ma-thi-ơ 17:27; 23; 22; Mác 14:12) là không bao giờ phát biểu rằng trong Cựu ước có những chỗ, dù rất nhỏ không phải là lời của Thượng Đế. Trên thực tế, Ngài đã hoàn thành sứ mệnh thực hiện mục đích chính của Bộ Luật (Ma-thi-ơ 15:17). (17) Vì vậy Cựu Ước là mãi mãi đúng (Ma-thi-ơ 5:17-18).
Như vậy một thời đại mới đã được mở ra và đòi hỏi một định nghĩa mới cho vai trò Bộ Luật. Thời đại cùa Bộ Luật và các lời tiên tri kéo dài đến Giăng là thời đại cứu rỗi Mết -si-a (Ma-thi-ơ 11:13; Lu-ca 16:16). Trong trật tự xã hội mới này, một mối quan hệ mới giữa con người và Thượng Đế đã được thiết lập. Mối quan hệ này không được hòa giải thông qua Bộ Luật nữa, mà thông qua chính con người Chúa Giê-xu và Nước Trời, đang tiến vào lịch sử thông qua Ngài. Sứ mệnh Mết-si-a của Ngài và sự hiện diện của Nước Trời là sự thực hiện Bộ Luật về các lời tiên tri.
Vì vậy Chúa Giê-xu có uy quyền của Cựu Ước. Tính chất những lời dạy của Ngài hoàn toàn đối lập với phương pháp của các ra-bi tin tưởng vào các ra-bi sống trước mình. Thậm chí những lời giảng của Ngài không kéo theo cách nói tiên tri kiểu: “Thượng Đế phán như vậy”. Nói đúng hơn, thông điệp của Ngài đặt nền tảng trên quyền năng của chính Ngài và  câu “Ta nói cùng các ngươi” luôn luôn được nhắc lại. Từ ngữ “A-men”, đươc Ngài lặp lại nhiều lần khi phán dạy, phải được hiểu như có sức mạnh của thành ngữ Cựu Ước  'Thượng Đế phán như vậy”.(l 9)
Dựa vào quyền năng của mình, Chúa Giê-xu đã phủ nhận cách giải thích của các thầy dạy luật về Bộ Luật, vì cách giải thích này chỉ xét tới một phần của cả Bộ Luật. Đó là các lời dạy của họ về lễ Sa-bát (Mác 2:23-28; 3:1-6; Lu-ca 13:10-21; 14:1-24), tục lệ nhịn ăn (Mác 2:18-22), tục lệ tẩy uế và rửa tay trước khi ăn (Ma-thi-ơ 15:1-30; Mác 7:1-23; Lu-ca 11:37-54) phân rẽ "người công chính" và “tội nhân’' (Mác 2:15-17; Lu-ca 15:1-32). Hơn nữa Ngài đã giải thích lại vai trò của Bộ Luật trong kỷ nguyên mới của ơn cứu rỗi Mết-si-a. Khi Ngài tuyên bố con người không thể bị dơ bẩn vì thức ăn (Mác 7:15), tức là chính Ngài đã phán: mọi thức ăn đều sạch, như Mác giải thích (7:19), và về nguyên tắc Ngài đã bãi bỏ toàn bộ truyền thống tuân giữ các tục lệ, bao gồm nhiều điều trong luật Môi-se, đây là hệ quả tất yếu của một thực tế: sự công chính của Nước Trời không thể được hòa giải bằng Bô Luật nữa, mà phải bằng một hành động cứu chuộc của Thượng Đế, đã được các tiên tri báo trước và nay đang được thực hiện sứ mệnh của chính Ngài.
NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC DỨOI TRIỀU ĐẠI CỦA THƯỢNG ĐẾ. Bây giờ chúng ta phải xét đến mối quan hệ tích cực giữa những lời dạy của Chúa GIê-xu và thông điệp của Ngài về Nước Trời. Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Windiseh (21) là đã phân biệt rõ ràng giữa cách giải thích lịch sử và cácn giải thích thần học. Cách giải thích lịch sử phải giải thích Bài Giảng Trên Núi một cách nghiêm túc bằng Cựu Ước và các categoris (?) Do Thái, và coi Nước Trời như là "nơi ở thánh của những người được ơn cứu rồi Mết-si-a. v.v", nghĩa là thuộc về Đời Sau. Đó là Tận Thế Học Phù Hp. Dưới ánh sáng của quan điểm này, đạo đức học của Chúa Giê-xu là những nguyên tắc để xác định ai sẽ vào Nước Trời trong ngày tận thế. Cách giải thích lịch sử này ít thích hợp với con người hiện đại; bởi vì họ không đi tìm Nước Trời khải thị nữa, và đạo đức học tận thế của Chúa Giê-xu là không thực tế và không thể thực hiện được. Vì vậy con người hiện đại phải dựa vàc cách giải thích thần học để “được sử dụng thoải mái phát hiện quan trọng của cách giải thích lịch sử trong tiếng Talmud, thuật ngữ mà Chúa Giê-xu đã phải dùng (malkuth) hầu như luôn luôn có nghĩa là Uy Quyền của Thượng Đế đó là qui tắc cho những ai cam kết thực hiện luật lệ của Thượng Đế.

Vì che khuất ý nghĩa cơ bản của Nước Trời, nên sự cách biệt này của Windiseh dường như làm cho đỡ gò bó hơn đối với các nhà văn hiện nay. Nếu cách giải thích lịch sử đã phát hiện ra rằng, theo các ra-bi, malkuth có nghĩa là Uy Quyền của Thượng Đế, và nếu quan niệm ra-bi là một yếu tố quan trọng trong vị trí lịch sử của Chúa Giê-xu, thì phải chăng, về mặt lịch sử, đây không thể là ý nghĩa cơ bản của thuật ngữ malkuth trong những lời dạy của Chúa Giê-xu hay sao?(23) Windiseh đã thừa nhận rằng Nước Trời ngày tận thế đang đến gần không phải là yếu tố trung tâm, mà sự kiện chính là Thượng Đế sẽ trị vì.(24) Dưới ánh sáng của những sự kiện đó, chúng tôi đấu tranh cho quan điểm: lời tuyên bố của Chúa Giê-xu về Nước Trời, về mặt lịch sử, có nghĩa là tuyên bố về sự trị vì của Thượng Đế. Hơn nữa hai loại đạo đức học có thể được hiểu dựa trên cơ sở này, bởi vì cái gọi là đạo đức học khôn ngoan là đạo đức học về sự trị vì hiện nay của Thượng Đế. Windiseh thừa nhận Bài Giảng Trên Núi là dành cho các môn đệ, "cho những người đã được cải hóa rồi, cho những con dân Thượng Đế trong phạm vi giao ước với dân Do Thái” (25) Nhưng khi Windiseh thêm vào "hoặc cho cộng đồng Cơ Đốc" thì ông suy diễn quá xa. Các Phúc Âm được coi là sản phẩm của cộng đồng Cơ Đốc. Bài Giảng Trên Núi không nói đến sự tái sinh, sự ngự vào của Đức Thánh Linh, nay một đời sống mới trong Đấng Cứu Thế, mà chỉ dề cập đến Nước Trời, có thể được hiểu như sự trị vì của Thượng Đế cả tương lai và hiện tại. Đúng như Jeremias đã chỉ ra: Bài Giảng Trên Núi là sự công bố về Nước Trời. Đó không phải là Bộ Luật mà là Phúc Âm. Thượng Đế biếu quà trước khi nêu yêu cầu. Đó là sự trị vì hiện nay của Thượng Đế qua sứ mệnh Chúa Giê-xu, đem đến một sự thúc đẩy bên trong mà Windiseh đã nói tới.(27) Đó là Thượng Đế mà Chúa Giê-xu tuyên bố là đã đến thăm nhân loại trong thân vị và sứ mệnh của Ngài, để mang đến ơn cứu rỗi Mết-si-a trong sự tha thứ và tình yêu thương. Chính sự kiện này đã liên kết đạo đức học khôn ngoan và tận thế lại với nhau. Chính những người đã kinh nghiệm được sự trị vì hiện nay của Thượng Đế sẽ vào Nước Trời đã hoàn thành trong ngày tận thế. "different soteriology"(?) mà Windiseh phát hiện ra trong “Những Phước Lớn” thực ra không khác nhau. Đó chính là đặc điểm nổi bật nhất về sứ mệnh và thông điệp của Chúa Giê-xu. “Nếu không hiểu rằng Thượng Đế đã thiết lập vương quốc của Ngài trên Trái Đất, thì Bài Giảng Trên Núi sẽ trở nên hết sức duy tâm, hoặc quá khích đến mức bịnh hoạn và tự tiêu diệt.”(28) quan trọng thứ hai là nghiên cứu gần đây của Wilder, với kết luận khác hẳn Windiseh. Giống như Windiseh, Wilder cũng tìm thấy hai nền đạo đức: nền đạo đức có thưởng phạt trong ngày tận thế và nền đạo đức của thời kỳ cứu rỗi hiện nay, là thời kỳ được ban cho hoàn toàn do ý chỉ của Thượng Đế. Wilder khác với Windiseh ở chỗ khẳng định rằng sự thưởng phạt nguyên thủy là ý chỉ của Thượng Đế, trong khi đó thì sự thưởng phạt tận thế chỉ là hình thức và thứ yếu. Như chúng ta đã thấy, Wilder đã bị phê bình là cố tình xóa bỏ hoàn toàn ý nghĩa của sự thưởng phạt trong ngày tận thế. Chúng tôi đồng ý với Wiider rằng không được bê nguyên xi hình ảnh khải thị vào, nhưng được dùng để diễn tả cái tương lai không diễn tả nổi.(29) Điều đó cũng đúng với cả những lời tuyên bố, không được khải thị, về tương lai. Chúa Giê-xu đã phán, đến ngày sống lại, đời sống được cứu chuộc sẽ khác hẳn hiện nay đến mức mà tình dục không còn chức năng gì nữa, những con dân của kỷ nguyên ấy sẽ giống như những thiên thần, không có nhu cầu sinh đẻ (Mác 12:25; Lu-ca 20:35). Bằng kinh nghiệm con người, ai có thể tưởng tượng được một cuộc sống mà tình dục không còn là động cơ thúc đẩy nữa? Ai có thể hình dung được một xã hội không được xây dựng trên nền tảng gia đình và những mối quan hệ vợ chồng, cha con? Một chế độ xã hội như thế thật sự không thể diễn tả nổi.


Sự công nhận tính chất tượng trưng của ngôn ngữ tận thế không nhất thiết dẫn đến kết luận rằng sự thưởng phạt tận thế thật ra chỉ là thứ yếu và hình thức, bởi vì ngôn ngữ tượng trưng có thể được dùng để xác định rõ một tương lai thực, nếu không diễn tả được theo ngôn ng bình thường. Người ta có thể nói rằng hình thức thưởng phạt tận thế, như một bên là hồ lửa hay bóng tối, bên kia là bàn tiệc Mết-si-a, là hình thức và thứ yếu, nhưng không thể suy ra chính sự thưởng phạt tận thế là thứ yếu. Trung tâm của sự thưởng phạt tận thế là sự kiện đến ngày đó, con người sẽ phải đối diện với Thượng Đế và kinh nghệm được sự đoán phạt hay sự cứu rỗi của Ngài. Sự thưởng phạt đó không phải là hình thức mà là thực sự, là trung tâm điểm của Đạo Chúa. Wilder đã không nói rõ rằng Chúa Giê-xu đã dùng ngôn ngữ khải thị chỉ như hình ảnh tượng trưng của cuộc khủng hoảng lịch sử trong tương lai của thế giới này. Wilder thừa nhận rằng, đằng sau cuộc khủng hoảng, Chúa Giê-xu đã nhìn thấy biến cố tận thế. Chúng tôi đã kết luận rằng, những người đã thấy Wilder cố tình xóa bỏ hoàn toàn chiều (dimension) tận thế đã không hiểu đúng ông ta. Vì ông ta đã cương quyết phủ nhận ý kiến cho rằng ông muốn bác bỏ hoàn toàn vị trí của sự thưởng phạt tận thế. Vì vậy mặc dù ngôn ngữ khải thị là ngôn ngữ tượng trưng đã được dùng để mô tả một tương lai không diễn tả nổi, tương lai vẫn là thực, và sẽ là tương lai trong tay Thượng Đế. Nếu thế thì Wilder đã nói đúng: sự phê chuẩn đầu tiên đối với đạo đức học của Chúa Giê-xu là ý chỉ hiện nay của Thượng Đế, để phù hợp với nhân loại một cách năng động, vì một tình hình mới đã được tạo ra qua chức vụ Chúa Giê-xu, đặc trưng cho thời kỳ cứu rỗi.(30) Sự thưởng phạt tận thế cũng được coi là sự thưởng phạt đầu tiên, bởi vì sự hoàn toàn tận thế không phải là gì khác mà là sự thể hiện sau cùng, hoàn chỉnh của sự trị vì và ý chỉ của Thượng Đế, đã có mặt trong hiện tại. Vậy, đạo đức học của Chúa Giê-xu là nền đạo đức Nước Trời, nền đạo đức trong sự trị vì của Thượng Đế. Không thể tách những qui tắt đạo đức này ra khỏi hoàn cảnh của thông điệp và sứ mệnh của Chúa Giê-xu. Chúng chỉ thích hợp với những người đã kinh nghiệm được sự trị vì của Thượng Đế. Đúng là phần lớn những châm ngôn về đạo đức của Chúa Giê-xu cũng có trong các sách giáo khoa Do Thái, nhưng không một tuyển tập nào về đạo đức Do Thái có tác động mạnh mẽ đối với độc giả như các qui tắc đạo đức của Chúa Giê-xu. Đọc một đoạn sách của Mishnah những điều ta lĩnh hội được hoàn toàn khác với đọc Bài Giảng Trên Núi. Yếu tố kỳ diệu trong những lời dạy của Chúa Giê-xu là Nước Trời đã tiến vào lịch sử qua chính Ngài; và Thượng Đế không những đặt ra những yếu cầu về đạo đức cho con người dưới triều đại Ngài mà còn tạo kinh nghiệm cho con người, nhờ kinh nghiệm được sự trị vì của Ngài, đạt tới tiêu chuẩn mới về công chính.        .
ĐẠO ĐỨC HỌC TUYỆT ĐỐI. Nếu đạo đức học của Chúa Giê-xu trên thực tế là đạo đức học dưi triều đại Thượng Đế, thì tất yếu nó phải là đạo đức học tuyệt đối. Dibelius có lý: Chúa Giê- xu đã dạy ý chỉ thánh khiết và vô điều kiện của Thượng Đế, không thỏa hiệp với bất kỳ loại đạo đức nào. Mãi mãi và cho mọi thời đại, Ngài đặt nền đạo đức này giữa nhân loại.(31) Cách xử thế ấy, thực tế chỉ có thế đạt được ở đời sau khi mọi tội lỗi đã bị ném đi. Nhưng rõ ràng là Chúa Giê-xu đã mong muốn các môn đệ thực hiện, ở ngay đời này, những điều Ngài dạy. Nếu không thì những lời dạy “Các con là muối của đất, “Các con là ánh sáng của thế gian” trở nên vô nghĩa (Ma-thi-ơ 5:13-14). Đạo đức học của Chúa Giê-xu bao gồm các tiêu chuẩn công chính mà Thượng Đế thánh đòi hỏi con người ở bất cứ đời nào.
Chính do những điều đó mà nảy sinh câu hỏi khó về tính thực tế của đạo đức học của Chúa Giê- xu. Theo một quan điểm, các tiêu chuẩn đạo đức này là phi thực tế và hoàn toàn không thể đạt được. Nếu Bài Giảng Trên Núi là luật pháp qui định việc nhận vào Nước Trời tương lai, thì tất cả mọi người đã bị loại như Windiseh đã nhận xét. Chúng ta cần phải nói thêm: ngay cả Chúa
Giê-xu cũng bị loại vì Windiseh đã cho rằng Chúa Ciiê-xu đã không thực hiện chính cái tiêu chuẩn đạo đức khác thường của Ngài. Lời khiển trách của Ngài đối với phái biệt lập đã không thể hiện một tình yêu thương (Ma-thi-ơ 23); và trước mặt An-ne Ngài cũng không đưa má bên kia cho họ tát (Giăng 18:22.23).(32) Chúa Giê-xu đã dạy rằng cáu giận là tội lỗi và bị lên án. Dâm dục là tội lỗi, và hễ ai nhìn đàn bà mà thèm muốn là phạm tội. Chúa Giê-xu đòi hỏi một lòng trung thực tuyệt đối, trung thực đến mức lời khẳng định "Có” và "Không” giá trị như một lời thề. Chúa Giê-xu đòi hỏi một tình yêu hoàn hào, như tình yêu hoàn hảo của Thượng Đế đối với nhân loại. Nếu Chúa Giê-xu đòi hỏi sự tuân giữ như tuân giữ luật pháp đối với những lời dạy của Ngài, chỉ Ngài đã để cho con người treo trên vách dựng đứng của một vực thẳm thất vọng, không một lời cứu rỗi. Tuy nhiên, Bài Giảng Trên Núi không phải là một bộ luật. Nó mô tả sinh động lý tưởng của những người mà trong cuộc đời họ sự trị vì của Thượng Đế đã được hiện thực hóa tuyệt đối. Sự công chính này như Dibelius đã nói, chỉ có thể kinh nghiệm được đầy đủ trong Nước Trời vào ngày tận thế. Song, ở một mức độ thực tế, có thể đạt được sự công chính ngay trong Đời Này, nghĩa là kinh nghiệm được sự trị vì của Thượng Đế. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra là liệu sự kinh nghiệm được hoàn toàn sự trị vì của Thượng Đế trong Đời Này có là điều kiện tiên quyết cần có để dược vào Nước Trời hay không? câu hỏi này không thể trả lời được nếu xa rời những lời dạy của Chúa Giê-xu về ân điển.
Có một sự cương phản giữa sự biểu hiện của chính Nước Trời và đạt tới sự công chính của Nước Trời. Nước Trời đã đến trong Chúa Giè-xu khi Ngài thực hiện cứu rỗi ở Đời Này, nhưng sự hoàn thành Nước Trời còn phải đợi đến Đời Sau. Nước Trời thực tế đang hiện hữu nhưng theo một cách mới và bất ngờ. Nó đã tiến vào lịch sử nhưng không làm biến đổi lịch sử. Nó đã vào xã hội loài người mà không tẩy uế xã hội, ở mức độ tương tự, sự công chính trong triều đại Nước Trời cơ bản có thể kinh nghiệm được ở Đời Này, nhưng sự công chính hoàn hảo của Nước Trời, như chính Nước Trời, phải đợi đến ngày hoàn thành tận thế. Vì Nước Trời đã tiến vào kỷ nguyên tội lỗi này để mang đến trước cho nhân loại sự kinh nghiệm, một phần nhưng thực sự, về các ơn phước của Nước Trời trong ngày tận thế, nên sự công chính của Nước Trời là có thể đạt được, một phần nếu không phải là trọn vẹn, ngay trong xã hội hiện nay. Những qui tắc đạo đức này, cũng như chính Nước Trời, đang phải chịu sức ép giữa sự hiện thực hóa hiện nay và sự hoàn thiện chúng trong ngày tận thế tương lai.
ĐẠO ĐỨC HỌC TRONG CUỘC SỐNG NỘI TÂM. Đạo đức học Nước Trời nhấn mạnh đến sự công chính trong lòng người, cần phải có một sự công chính vượt quá tiêu chuẩn của các thầy dạy luật và phái biệt lập để được nhận và Nước Thiên Đàng (Ma-thi-ơ 5:20). Những minh họa cho nguyên tắc này đối lập với Cựu Ước, vì Cựu ước đã được giải thích theo các lời dạy đương thời của các ra-bi. Sự nhấn mạnh đầu tiên của đạo đức là vào cuộc sống nội tâm, làm nền tảng cho cách xử thế bên ngoài. Bộ luật lên án kẻ giết người, nhưng Chúa Giê-xu dạy: cáu giận đã là tội lỗi rồi (Ma-thi-ơ 5:21-16). Thật là khó hiểu, vì làm thế nào để giải thích điều này một cách hợp pháp. Pháp luật chỉ liên quan tới những hành động có thể kiểm tra được. Cáu giận không thuộc về phạm ví xử thế bên ngoài mà là một thái độ, một cá tính bên trong con người. Bộ luật lên án hành động ngoại tình: nhưng Chúa Giê-xu buộc tội ngay cả sự thèm khát dâm dục. Pháp luật không thể quản lý được chính dâm dục. Những biện pháp trả thù là minh họa rõ rằng cho một thái độ thể hiện ý muốn. Vì một người có thể ngoan ngoãn đưa má bên kia cho người khác tát, thể hiện sự vâng lời bên ngoài, nhưng thực ra trong lòng đang nổi cơn thạnh nộ và bị ước muốn báo thù đầu độc. Yêu kẻ thù mình là thể hiện sâu sắc hơn cách đối xử tử tế bình thường trong quan hệ bên ngoài, nó bao hàm một trong những điều bí mật nhất của cá tính và bản chất
con người. Một người có thể rất chân thành mong muốn cho hạnh phúc tối đẹp nhất của một người khác, thường tìm cách hại mình. Đó và chỉ có cái đó mới là tình yêu. Đó là bản chất, là tặng phẩm của sự trị vì của Thượng Đế.
T.W.Manson đã khẳng định rằng sự khác nhau giữa đạo đức học của Chúa Giê-xu và của các ra-bi không phải là sự khác nhau giữa động cơ hành động bên trong và những biểu hiện bên ngoài.(33) Thật ra, Do Thái giáo cũng không hoàn toàn bỏ qua động lực bên trong. Những lời dạy đạo đức trong Kinh của Mười Hai Tộc Trưởng là một yêu cầu sinh động về sự công chính nội tâm. “Hãy yêu thương lẫn nhau từ trong lòng mình, nếu có người phạm tội với các con, hãy ôn tồn nói với họ, đừng xảo trá trong tâm hồn, và nếu họ ăn năn nhận lỗi, hãy tha thứ cho họ, nhưng nếu họ phản đối, đừng nổi giận với họ” (Gad 6:3). "Ai trong sạch trong tình yêu sẽ không nhìn đàn bà với cặp mắt gian dâm, vì Thánh Linh Thượng Đế ở trong họ, nhờ đó họ không có sự ô uế trong lòng” (Benjamin 8:2).
Tuy vậy, đó không phải là những điểm đặc trưng. Phần lớn sách Mishnah chứng minh rằng đạo đức học ra-bi tập trung vào việc vâng lời Bộ Luật một cách bên ngoài. Ngược lại, Chúa Giê-xu đòi hỏi một sự công chính bên trong hoàn hảo. Wilder đã tổng kết các lời dạy của Chúa Giê- xu là những đòi hỏi “không cáu giận, không mong muốn trả thù, không căm ghét, sao cho tấm lòng hoàn toàn trong sạch.”(34) Cáu giận, mong muốn trả thù, căm ghét thuộc phạm vi nội tâm, thôi thúc ta hành động. Yêu cầu đầu tiên của Chúa Giê-xu đối với chúng ta là yêu cầu về bản chất công chính của con người.
Ở một chỗ khác, yêu cầu này cũng xuất hiện trong những lời dạy của Chúa Giê-xu. Người tốt sẽ làm nên việc tốt từ kho báu của lấm lòng vàng, người độc ác sẽ sản sinh những việc ác từ trong kho tàng tội lỗi của mình. Cách xử thế là biểu hiện của bản chất (Lu-ca 6:45). Quả lành hay quả độc là thể hiện bản chất bên trong của cái cây (Mác 7:17). Đến ngày phán xét, mọi người sẽ phải khai trình từng lời nói bạt mạng của mình; bởi vì khi người ta ăn nói bạt mạng, là lúc bản chất thực của tấm lòng và tính tình của mình lộ nguyên hình. Sự tha bổng hay buộc tội trong ngày phán xét không phụ thuộc vào cách xử thế hình thức mà vào cách sử thế thể hiển bản chất thực bên trong của mỗi người.
Tóm lại, trên thực tế, có thể đạt được sự công chính cơ bản của Nước Trời một cách có chất lượng chứ không phải số lượng, vì đó là sự công chính trong lòng người. Khi Nước Trời tận thế đến, mới có sự công chính hoàn thiện, nhưng phần cơ bản của nó có thể thực hiện được ở đây bây giờ, trong Đời Này.
ĐẠT TỚI SỰ CÔNG CHÍNH. Làm thế nào để đạt đuợc sự công chính của Nước Trời? Mặc dầu Windiseh khẳng định rằng đạo đức học của Chúa Giê-xu là hợp pháp, nghĩa là sự công chính được xác định dựa vào sự tuân giữ các điều răn. Ông cũng thừa nhận Chúa Giê-xu đã hàm ý nói về một sự đổi mới bên trong, tạo khả năng cho con người thực hiện những lời dạy của Ngài. Sự đổi mới bên trong này có thể do các con dân giao ước của Thượng Đế đã kinh nghiệm được, hoặc theo Chúa Giê-xu, những lời dạy của Ngài đã in sâu các yêu cầu của Thượng Đế vào trái tim người nghe. “Vì vậy, tin vào Nước Trời, do Chúa Giê-xu công bố, đã được nhen nhóm lên và trở thành một động lực cho sự tự nguyện vẫn giữ những điều răn mới này của Nước Trời.” “Con người trở nên có sức mạnh tin vào Nước Trời.“(35) "Sau khi chứng tỏ mối quan hệ tương hỗ giữa việc làm con Thượng Đế và khuynh hướng yêu thương những kẻ bắt bớ mình, Chúa Giê- xu tin chắc rằng Ngài đã thực sự trồng tình yêu thương này vào lòng những thính giả ngoan đạo của mình”(36). vấn đề là ở chỗ Windiseh không giải thích làm thế nào để hoàn thiện tình cảm    
mới này và tiếp sức cho ý muốn đó của Chúa. Đây là khó khăn không tránh khỏi đối với những người ủng hộ Tận Thế Học Phù Hợp nhưng lại không thành vấn đề nếu coi Nước Trời không chỉ là vương quốc của sự cứu rỗi trong ngày tận thế tương lai mà còn là hoạt động cứu chuộc hiện tại của Thượng Đế. Nước Trời tương lai đã tiến vào xã hội hiện tại, mang đến cho con người ơn phước của đời sau. Con người không cần phải chờ đến ngày hoàn thành tận thế mới kinh nghiệm được Nước Trời. Trong thân vị và sứ mệnh của Chúa Giê-xu, Nước Trời đã có mặt trong hiện tại. Vì thế, sự công chính của Nước Trời chỉ có thể kinh nghiệm được đối với những người thừa nhận sự trị vì của Thượng Đế, thể hiện trong Chúa Giê-xu, và những người kinh nghiệm được quyền năng của Nước Trời. Khi một người đã được phục hồi quan hệ với Thượng Đế, người đó trở thành con của Thượng Đế, và là người tiếp nhận quyền năng mới, quyền năng của Nước Trời. Chính nhờ quyền năng của sự trị vì của Thượng Đế mà có thể đạt được sự công chính. Gutbrot đã tổng kết tình hình mới này như sau: Chúa Giê-xu đã không quan niệm Bộ Luật là một cái gì đó mà con người có thể thực hiện được nhờ cố gắng để nắm vững chân lý của Thượng Đế. Ngược lại, một quan hệ mới, quan hệ làm con của Thượng Đế, đã ra đời nhờ ơn tha thứ, thông qua tình bạn với Chúa Giê-xu.(37)
Vì vậy, ta vừa có thể vừa không thể đặt được sự công chính của Nước Trời. Có thể đạt tới nó, nhưng không ở mức độ trọn vẹn. M.Silmour đã thể hiện ý tưởng này một cách sinh động bằng viễn cảnh của Cơ Đốc nhân: "Chừng nào mà cgn còn là một phần của giáo hội thì đạo đức học của Chúa Giê-xu là đạo đức học thực tiễn. Chừng nào người ấy là một phần của thế gian, thì nền đạo đức này là thích hợp nhưng không thực tế.”(38)
Cách giải thích này được ửng hộ vì rằng yêu cầu cơ bản nhất mà Chúa Giê-xu đặt ra cho con người là hãy làm một quvết định đầy đủ và dứt khoát, nếu họ muốn làm môn đệ Ngài.(39) Con người phải quyết định dứt khoát và có thể phải quay lưng lại với mọi quan hệ khác, phải từ bỏ gia đình (Lu-ca 9:58). Yêu cầu của Nước Trời phải được đặt ở vị trí cao nhất so với mọi nghĩa vụ thông thường của con người. (Lu-ca 9:60). Trước yêu cầu đó, thậm chí con người có thể phải đoạn tuyệt cả với những quan hệ gia đình thân thiết nhất (Lu-ca 9:61). Thực vậy không sự trung thành với Nước Trời xung đột với các loại trung thành khác, kể các những quan hệ gia đình ruột thịt, vì mọi thứ trung thành thứ yếu đều phải bị nhường chỗ. Địa vị môn đệ đôi khi có nghĩa là con người được đặt vào hoàn cành phải chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và kẻ thù có thể là những người ở ngay trong nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn Chúa Giê- xu thì không đáng được vào Nước Trời (Mác 10:34-39). So, với tình yêu đối với Nước Trời thì những tình cảm dành cho những người thân yêu nhất phải được mô tả bằng động từ "ghét” (Lu- ca 14:26).            '
Mọi sợi dây liên lạc hay tình cảm con người phải bị phá vỡ trước quyết định đến với Nước Trời và Chúa Giê-xu. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-xu đã đòi hỏi chàng thanh niên giàu có bán sạch hết của cải của mình để trở thành một môn đồ. Chúa Giê-xu đã điểm đúng huyệt tình cảm của con người này. Tất cả phải được bỏ đi trước khi đạt được địa vị môn đồ. Con người phải sẵn sàng từ bỏ mọi tình cảm không quyết định đến với Nước Trời (Lu-ca 14:33). Yêu cầu quyết liệt nhất là từ bỏ chính mạng sống mình, con người không thê trở thành môn đồ nếu không biết ghét chính mạng sống của mỉnh (Lu-ca 14:26). Tất nhiên điều này không có nghĩa là tất cả các môn đồ đều phải chết, nhưng họ phải sẵn sàng nếu phải chết. Họ không sống cho mình nữa mà cho Nước Trời. Mọi cái xảy đến cho họ đều không quan trọng, bởi vì số phận của Nước Trời là quan trọng hơn hết. Đó là ý nghĩa của lời dạy: "Nếu ai muốn theo ta thì phải liều mình, vác thập tự giá mình mà theo ta" (Ma-thi-ơ 15:24). Điều này không có nghĩa là tự phủ nhận mình, nghĩa là
tự phủ nhận một số vui thú của cuộc đời. Tự phủ nhận mình sẽ dẫn đến một kết quả ích kỷ. Khi thực hiện việc tự phủ nhận mình, con người tìm kiếm một ưu thế cho họ. Phủ nhận cái tôi thì ngược lại. Nó có nghĩa là từ bỏ những ý muốn riêng để Nước Trời trời thành nỗi lo lắng quan tâm quan trọng nhất của đời mình. Vác thập tự giá không có nghĩa là mang ách nặng. Thập tự giá không phải là một gánh nặng mà là một biểu tượng của sự chết. Vác thập tự giá là giết chết cái tôi, cái tham vọng cá nhân và mục đích ích kỷ thay cho sự ích kỷ con người phải sống với lòng vị tha, cao thượng và chỉ cầu mong sự trị vì của Thượng Đế.
Số phận của con người phụ thuộc vào quyết định này. Nếu một người đã quyết định dứt khoát phủ nhận vào tiết chế mình, nếu vì thế mà họ phải chết, thì họ đã có lời hứa của Con Loài Người rằng, khi Ngài trở lại họ sẽ được tưởng thưởng cho những việc đã làm. Trong thân vị Chúa Giê-xu, con người đã đối diện, ở đáy vào lúc này, với Nước Trời. Ai quyết định theo Ngài và Nước Trời sẽ được vào Nước Trời tương lai, nhưng ai chối bỏ Chúa Giê-xu và Nước Trời của Ngài sẽ bị Ngài chối bỏ trước mặt Thượng Đế (Ma-thi-ơ 10:32.33). Những người kinh nghiệm được Nước Trời và sự công chính của nó trong Đời Này sẽ được vào Nước Trời trong ngày tận thế ở Đời Sau.
Kết quả tất yếu của đòi hỏi quyết định dứt khoát ấy là đòi hỏi phải yêu kính Thượng Đế hết lòng, hết linh hồn, hết tri khôn, hết sức mình (từ Mác 12:28; Ma-thi-ơ 22:40). Chúa Giê-xu yêu cầu một tình yêu độc chiếm, nghĩa là mọi yêu cầu khác đều dẫn tới đó và mọi sự công chính đều lấy đó làm tiêu chuẩn.(40) Tinh yêu là một vấn đề của ước muốn và hành động. Tình yêu đối với Thượng Đế có nghĩa là “đặt hết tất cả những gì mình có vào Thượng Đế, là bám chặt lấy Ngài với lòng tin tuyệt đối để cho Ngài chăm sóc tất cả, chịu trách nhiệm hoàn toàn.”(41) tình yêu Thượng Đế loại trừ tình yêu tiền bạc, uy tín, địa vị cá nhân, và cả tình yêu chính mình nữa (Lu-ca 1 1:43).
Tình yêu Thượng Đế phải thể hiện ra bằng tình yêu người lân cận. Do Thái giáo cũng dạy phải yêu người lân cận nhưng không được mở rộng ra khỏi biên giới của con dân Thượng Đế.(42) Yêu cầu yêu người lân cận trong Lê-vi ký 19:18 chỉ áp dụng cho những thành viên của giao ước với Thượng Đế và rõ ràng không phải cho tất cả mọi người.(43) Điều này thể hiện rõ nhất trong tư tưởng của cộng đồng Qumran: "Hãy yêu tất cả những người con của ánh sáng’’ - những thành viên của cộng đồng — ' hãy ghét tất cả những đứa con của bóng tối” - tất cả những ai ở ngoài cộng đồng (IQS 1:9-10). Chúa Giê-xu xác định lại tình yêu đối với người lân cận: đó là tình yêu đối với bất kỳ ai đang cần sự giúp đỡ (Lu-ca 10:29), và dặc biệt là tình yêu đối với kẻ thù (Ma- thi-ơ 5:44). Đây là mặt đòi hỏi mới của kỷ nguyên mới mà Chúa Giê-xu đã mở đầu.(44) Chính Chúa Giê-xu đã phán rằng luật về tình yêu bao hàm mọi lời dạy đạo đức trong Cựu Ước (Ma- thi-ơ 22:40). Chúa Giê-xu đã khởi thảo luật tình yêu này và đó là sự tổng kết những lời của Ngài về đạo đức.
PHẦN THƯỞNG VÀ ÂN ĐIỂN. Nhiều đoạn giải thích các lời dạy của Chúa Giê-xu như gợi ý rằng các ơn phước của Nước Trời là phần thưởng. Tư tưởng Do Thái đương thời đã tạo ra nhiều học thuyết về công tội và phần thưởng. Mới xem qua ta tưởng đó cũng chính là những giáo huấn của Chúa Giê-xu. Sẽ có phần thưởng cho những ai bị bắt bớ vì Chúa (Ma-thi-ơ 5:12), biết yêu thương kẻ thù (Ma-thi-ơ 5:46), biết cứu trợ đúng cách cho người nghèo khó (Ma-thi-ơ 6:4), biết nhịn ăn (Ma-thi-ơ 6:18). Quan hệ giữa Thượng Đế và con người là quan hệ giữa chủ và thợ, giữa chủ và đầy tớ (Ma-thi-ơ 20:1-6; 24:45-51; 25:14-30). Phần thưởng đôi khi được cho tương ứng với một việc làm nào đó (Ma-thi-ơ 5:7: 10:32; xem 41; 25:29), bù lại cho một sự mất mát hoặc

hy sinh (Ma-thi-ơ 10:39; Lu-ca 14:8-11). Đôi khi phần thưởng được hứa tùy theo"mức độ thành công của nhiệm vụ được tiến hành (Ma-thi-ơ 5:19; 18:1-4; Mác 9:41; Lu-ca 19:17,19); và đôi khi hình phạt cũng được chia mức tương tự (Ma-thi-ơ 10:15; 11:22.24; Lu-ca 12: từ 47). Trong những đoạn giải thích đó, những lời dạy của Chúa Giê-xu dường như gần gũi với quan điểm Do Thái thông thường về công tội, trong đó phần thưởng được hiểu là sự bù trả theo số lượng công trạng.
Tuy nhiên có những cách giải thích khác đặt những lời dạy của Chúa Giê-xu về phần thưởng dưới một ánh sáng hoàn toàn khác. Khi nói về phần thưởng, Chúa Giê-xu không bao giờ xét đến những tiêu chuẩn đạo đức về công tội. Lòng trung thành không phải là tiêu chuẩn để được thưởng. Phần thưởng hoàn toàn là một ân điển của Thượng Đế. Đó là điều mà các ngụ ngôn về phần thưởng đã chỉ rõ.(45) Nếu một người thể hiện lòng trung thành cao nhất đối với Thượng Đế, anh ta vẫn chưa xứng đáng thưởng, vì chưa là được gì hơn là bổn phận của mình (Lu-ca 17:7-10). Cùng một phần thưởng đều thích hợp cho mọi người trung thành, không kể đến thành quả lao động của họ (Ma-thi-ơ 25:21.23). Phần thưởng chính là Nước Thiên Đàng (Ma-thi-ơ 5:3,10), được chuẩn bị để tặng cho các con dân của nó (Ma-thi-ơ 20:23: 25:34). Thậm chí các cơ hội phục-vụ Thượng Đế cũng chính là-món quà tnánh (Ma-thi-ơ 25: từ 14). Vì vậy, phần thưởng trở thành ân điển hào phóng cho những người thật ra không xứng đáng và được hình dung như để đáp lại mọi đóng góp cho công tác phục vụ Chúa (Ma-thi-ơ 19:29; 24:47; 25:21,23; Lu-ca 7:48; 12:37). Trong khi con người phải tìm kiếm Nước Trời, thì chính Nước Trời lại là tặng phẩm của Thượng Đế (Lu-ca 12:31.32). Đó là một hành động hào phóng của Thượng Đế khi xác nhận chúng ta là xứng đáng để được tha bổng tội lỗi, chứ không phải do lòng trung thành với đạo đức thế tôn giáo (Luca18:9-14).
Món quà ân điển hào phóng này được minh họa qua việc Chúa chữa là cho người mù, người què, người phung, người điếc, cho người chết sống lại và giảng Tin Lành cho người nghèo (Ma- thi-ơ 1 1:5). Ngụ ngôn về những công nhân vườn nho chính là nhằm chỉ rõ tiêu chuẩn thánh của phần thưởng của Thượng Đế hoàn toàn khác với tiêu chuẩn của con người để trả lương. Phần thưởng hoàn toàn là một ân điển (Ma-thi-ơ 20:1-16). Những công nhân suốt ngày nhận được một đi-na. Đó là tiền lương xứng đáng cho một ngày của họ. Những người chỉ làm có một giờ cũng được thưởng lương đúng như những người phải chịu mệt nhọc và nắng nôi suốt ngàv. Đây là cách của Chúa: với ân điển, ban món quà ơn phước của Nước Trời cho những người không xứng đáng được hưởng. Cách tính toán của con người là: một ngày công, một ngày lương. Cách tính toán của Thượng Đế: một giờ công, một ngày lương. Đối với con người; công là lương. Đối với Thượng Đế là ân điển).
Qua những lời dạy này, chúng ta khó có thể kết luận rằng Nước Trời, dưới hình thức tận thế của nó, là một phần thưởng được ban cho để đáp lại sự vâng theo những lời dạy của Chúa Giê-xu. Đó là món quà ân điển của Thượng Đế. Nhưng Nước Trời không chỉ là món quà tương lai, có cũng là món quà hiện tại cho những ai biết từ bỏ tất cả và tự ném mình hoàn toàn vào ân điển của Thượng Đế. Cả Nước Trời và sự công chính của nó đều bao hàm trong món quà ân điển của Thượng Đế để tặng cho họ.

CHƯƠNG 10 ĐẤNG MẾT-SI-A


Danh hiệu và khái niệm Đấng Mết-si-a (Christos = Meshiah = Đấng được xức dầu) là quan trọng nhất trong tất cả những khái niệm Cơ Đốc Học (Christo - logical concepts), xét về mặt lịch sử nếu không phải là về mặt thần học, bởi vì đó là trung tâm điểm của sự hiểu biết Cơ Đốc về Chúa Giê-xu. Người ta đã chứng tỏ được rằng Christos là một danh hiệu, có nguyên nghĩa là “Đấng được xức dầu”. Danh hiệu này đã sớm trở thành một tên riêng. Chúa Giê-xu đã trở nên nổi tiếng không chỉ là Giê-xu Đấng Christ (hay Giê-xu Đấng Mết-si-a) (Công vụ 3:20), mà còn là Giê-xu Christ hay Christ Giê-xu. Phao-lô ít khi chỉ gọi là Chúa Giê-xu, ông hầu như luôn luôn dùng tên kép, hoặc gọi là “Đấng Christ” chứ ít khi gọi là "Chúa Giê-xu”. Mặc dầu chúng ta không thể khẳng định được, nhưng có lẽ rằng Christos đã trở thành tên riêng không Phúc Âm của Chúa Giê-xu, được coi là Đấng Mết-si-a, lần đầu liên đến với thế giới người ngoại đạo. Những người này không hiểu ý nghĩa xức dầu của người Do Thái, và vì vậy đối với họ “Đấng được xức dầu" là một cụm từ vô nghĩa. Giả thuyết này có cơ sở vì các môn đệ đầu tiên được gọi là “Christians" (Chrissianoi) ở An-ti-ốt (Công vụ 11:26); và thuật ngữ này có nghĩa là những thành viên của một nhóm nào đó.(1)

Nảy sinh những câu hỏi lịch sử: tại sao những Cơ Đốc nhân đầu tiên gọi Chúa Giê-xu là Đấng Mết-si-a trong không Ngài thực hiện một vai trò khác hẳn với những mong đợi của người Do Thái đương thời? Danh hiệu "Đấng Christ” có đúng là dành cho chính Chúa Giê-xu không? khi còn sống Ngài có được thừa nhận là Đấng Mết-si-a không? Để trà lời những câu hỏi này ta phải nghiên cứu cả niềm hy vọng Mục sư Cựu Ước và sự mong đợi Đấng Mết-si-a của người Do Thái đương thời, sau đó nghiên cứu vấn đề Mục sư trong các sách Phúc Ảm Đồng Quan.

ĐẤNG MẾT-SI-A TRONG CỰU ƯỚC. Trong cơ cấu xã hội thời Cựu Ước, nhiều người được xức dầu, nghĩa là được biệt riêng ra để thực hiện những nhiệm vụ thánh trong nền chính trị thần quyền. Các thầy tế lễ là những người được xức dầu như vậy (Lê-vi ký 4:3;6:22), các vua cũng được xức dầu (I Sa-mu-ên 24:10; II Sa-mu-ên 19:21: 23:1; Ca 4:20); và có thể cả các tiên tri nữa (I Các vua 19:16). Việc xức dầu này là một sự bổ nhiệm thánh vào một nhiệm vụ có thần quyền, và nhờ được xức dầu mà những người này thuộc về một đội ngũ tôi tớ đặc biệt của Thượng Đế.
Họ là những người thánh và bất khả xâm phạm (I Sử 16:22). Người được xức dầu được coi là đang làm nhiệm vụ thánh (I Sa-mu-ên 24:6; 26:9; II Sam. 1:14).(2) Đôi khi Thượng Đế gọi một số người ấy là “Những người được xức dầu của ta”, bởi vì đối với Thượng Đế, họ đã được biệt riêng ra để thực hiện những mục đích thánh, mặc dầu thực tế họ đã không được xức dầu bằng tấn phong. Chẳng hạn như Si-ru được gọi là “người được xức dầu của Ngài” (Ê-sai 45: l), các tộc trưởng được gọi là “Những người được xức dầu của ta” (Thi 105:5), và dân Do Thái cũng được gọi là “dân được xức dầu” (Ha 3:13).
            .
Người ta thường cho rằng trong Cựu Ước đầy dẫy danh hiệu Mết-si-a: “Đấng Mết-si-a”. Tuy nhiên, thực ra là ngược lại. Trong Cựu Ước không hề có thuật ngữ “Đấng Mết-si-a”đơn mà chỉ có thuật ngữ ghép sở hữu cách hoặc kèm thêm một hậu tố, chẳng hạn như “đấng Mết-si-a của Đức Giê- hô-va”, “Đấng Mết-si-a của tôi”. Một số học giả khẳng định trong Cựu Ước không có chỗ nào coi đấng Mết-si-a như một ông vua trong ngày tận thế. Tuy vậy, kết luận này cần phải được tranh luận. Trong Thi thiên 2:2, danh hiệu này dường như dành cho một vị vua Mết-si-a.(4) Đây là cách dùng rõ nghĩa nhất của từ Mết-si-a trong Cựu Ước. Vị vua sắp đến sẽ vừa là con Thượng Đế, vừa là Đấng được xức dầu, người sẽ nhân danh Thượng Đế trị vì cả Trái Đất. Đa-ni-ên 9:26 nói tới một
Đang được xức dầu, cũng có íhể là đấng Mết-si-a. Những nhà phê bình thận trọng đã coi đó như một lời tiên tri về Đấng Christ.(5) Những người khác coi đó như ám chỉ Ô-ni-a III, thầy tế lễ cấp cao trong thời nổi dậy của Mác-ca-bê, hay cho một lãnh đạo vô danh khác trong thời Mác-ca-bê. Thuật ngữ “Mết-si-a” được dùng sớm nhất là trong bài ca của An-ne (I Sam. 2:10), khi nàng cầu nguyện: ‘‘Ngài sẽ đoán xét bốn phương trái đất. ban thế lực cho vua Ngài, và làm cho quyền năng Đấng được xức dầu của Ngài ra lớn.” Lời tiên tri này vượt qua những gì đang được ứng nghiệm trong nhà "Đa-vít và Sa-lô-môn, tới những việc sẽ ứng nghiệm trong ngày tận thế cho Vua Mết-si-a vĩ đại hơn, con cháu Đa-vít. Trong phần lớn những lời tiên tri về vị Vua Dòng Đa-vít cuối cùng, thuật ngữ "Mết-si-a” không được dành cho vị vua này. Tuy vậy, có một số lời tiên tri quan trọng về sự trị vì của một vị vua dòng Đa-vít. Lời tiên tri trong II Sa-mu-ên (7: từ 12) hứa rằng vương quốc của Đa-vít sẽ trường tồn mãi mãi khi lịch sử dường như không ứng nghiệm với lời tiên tri này, người ta hy vọng nó sẽ ứng nghiệm với một hậu tự vĩ đại hơn của Đa-vít trong ngày tận thế.(6)

Những lời tiên tri Mết-si-a đáng lưu ý nhất trong Cựu Ước tạo nên sức mạnh cho Do Thái giáo sau này là Ê-sai 9:11. Mặc dầu không được gọi là "Mết-si-a", Ngài là một vị vua thuộc dòng Đa-vít, người sẽ được phú cho quyền năng siêu nhiên để "đánh thế gian bằng cây gậy của miệng mình, và lấy hơi thở trên môi mà giết kẻ ác” (Ê-sai 11:14). Ngài sẽ tẩy trừ sự độc ác trên trái đất, thu gom người Do Thái có Đức Tin lại. Trên ngai Đa-vít, Ngài sẽ mãi mãi trị vì cả trái đất đã được cải hóa này.(7)

Xa-cha-ri hình dung vị vua này như một vị vua bảo đảm thắng lợi và mang lại hòa bình cho con dân Giê-ru-sa-lem. Ngài sẽ cỡi lừa tiến vào Giê-ra-sa-lem trong niềm vui đại thắng, sẽ xua tan chiến tranh, mang lại hòa bình cho các dân tộc, và trị vì toàn Trái Đất (Xa-cha-ri 9:9-10). Sự kiện Ngài cỡi lừa chứ không phải ngựa hay xe ngựa (Giê-rê-mi 22:4) chứng tỏ rằng Ngài đã thu được thắng lợi và trở về Giê-ni-sa-lem trong hòa bình

Ý TƯỞNG MẾT-SI-A TRONG DO THÁI GIÁO. Thuật ngữ "Mết-si-a” không xuất hiện rất thường xuyên trong các sách intertestamental? Các Thi Thiên của Sa-lô-môn là của một tác già vô danh, gia nhập phái Biệt Lập ngay sau khi Pom-pê chinh phục được Pa-lét-tin cho Rô-ma năm 63 TCN. Người Do Thái một đạo này cầu nguyện để Nước Trời đến (17:4) thông qua vị vua hậu tự của Đa-vít như Ngài dã hứa (17:5,23). Vị vua này phải là "Đấng được xức dầu của Chúa" (17:6), và khi lên làm vua Ngài sẽ đánh thế gian bằng cái gậy của miệng mình, sẽ quét sạch tội lỗi khỏi Trái Đất sẽ tiêu diệt các dân tộc ngoại đạo và giải phóng Giê-ru-sa-lem. Sau khi thu gom các bộ tộc Do Thái Ngài sẽ làm vua trị vì mãi mãi. Đây là một lời cầu nguyện cho sự ứng nghiệm của các lời tiên tri về vị vua dòng Đa-vít, người xuất thân từ nhân dân để giải phóng dân Do Thái khỏi những kẻ thù, để mang họ vào Nước Trời và cai trị họ như Vị Vua Được Xức Dầu Của Thượng Đế. Nước Trời mơ ước này là một Nước Trời Trên Đất và mang hình thức chính trị, mặc dầu là một Nước Trời tôn giáo mạnh mẽ. Vua Dòng Đa-vít này sẽ được phú cho những quyền nằng siêu nhiên, bởi vì vũ khí của Ngài không phải thứ vũ khí giết người thông thường, được trang bị cho quân đội, mà là “ngọn roi sắt đập nát vụn mọi thứ của cải vật chất của chúng nó, Ngài sẽ tiêu diệt các dân tộc vô tín, bằng lời từ miệng Ngài" (17:26.27).

Cộng đồng Qumran chờ đợi hai đấng được xức dầu: một thầy tế lễ được xức dầu (của A-rôn) và một vị vua được xức dầu (của Do Thái).(8) Đấng Mết-si-a tế lễ  được mong đợi nhiều hơn Đấng Mết-si-a làm vua, bởi vì những người bè phái Qumran xuất thân từ các thầy tế lễ, luôn luôn đề cao nhiệm vụ của họ. Tuy nhiên đấng Mết-si-a dòng Đa-vít cũng đóng một vai trò quan trọng trong những niềm hy vọng của họ. "Bộ tộc Giu-đa sẽ không thiếu một hoàng đế khi người Do Thái trị
vì, và Đa-vít sẽ không thiếu một hậu tự ngồi trên ngai. Bởi vì bộ chỉ huy là Giao ước về vương quyền và đội quân là cả hàng ngàn người Do Thái. Rồi Đấng Mết-si-a Công Chính đến, một người thuộc dòng họ Đa-vít; bởi vì Đa-vít và hậu tự của Ngài đã được giao ước đặt làm vua của dân Ngài mãi mãi, qua mọi thế hệ.”(9)

Sách của Ê-nốc đưa ra rnột quan điểm khác: Con Loài Người, một Đấng thánh, siêu nhiên, tồn tại trước vô cùng, đã chính là sự hiện diện của Thượng Đế. Đến thời điểm đã định, Ngài sẽ thiết lập Nước Trời trên Trái Đất. Rõ ràng đây là hình ảnh tương tự như “một người giống như con loài người” trong Đa-ni-ên 7:13. Đấng Con Loài Người thánh này hoàn toàn khác với vua dòng Đa-vít trên trái đất. Thông thường, các học giả đã chỉ dùng thuật ngữ “Mết-si-a” cho dòng Vua Đa-vít. Tuy vậy, trong hai chỗ (Ê-nốc 48:10 và 52:54) Con Loài Người đã được gọi là Đấng Mất-si-a.

Đấng Mết-si-a đã xuất hiện trong các sách khải thị hai thế kỷ đầu SCN. Trong IV Ezra, “Đấng Mết-si-a, con Ta" sẽ “hiện đến” và trị vì vương quốc Mết-si-a tạm thời trong 400 năm. Rồi Ngài sẽ chết cùng với mọi người khác, và sau đó một thế giới mới sẽ được mở ra (IV Ezra7:28,29). Ở một đoạn khác, Đấng Mết-si-a được mô tả là một hậu tự của Đa-vít, “là Đấng Tối Cao cho đến ngày tận thế Ngài sẽ đặt chúng nó (kẻ ác) trước tòa phán xét. Sau khi quở mắng, Ngài sẽ tiêu diệt hết chúng nó. Nhưng vì lòng thương xót, Ngài sẽ giải phóng những tàn dư của dân Ta” (IV Ezra 12:32- 24). Trong sách khải thị của Ba-rúc, vương quyền của Đấng Mết-si-a được thể hiện chỗ Ngài sẽ trị vì trong vương quốc Mết-si-a tạm thời (Khải Thị Ba-rúc 29:3; 30:1). Sau khi tiêu diệt các lãnh tụ cuối cùng đương thời (40:1-3). Ngài sẽ phán xét các dân tộc khác về cách cư xử của họ đối với dân Do Thái, và sẽ trị vì mong một vương quốc hòa bình (72: từ 1). Mặc dù hai sách khải thị này là sau Cơ Đốc, nhưng rõ ràng vẫn giữ quan điểm thời Chúa Giê-xu. Trong các sách của các Ra-bi, không nêu tên ra-bi nào trước năm 70 SCN đã dùng thuật ngữ rnashiah với nghĩa tuyệt đối. Bản mục lục của sách Mishnah liệt kê từ "Mết-si-a” chỉ hai lần.(10) Tuy vậy, nhìn toàn bộ trong các sách ra-bi. đấng Mết-si-a dòng Đa-vít đầy vương quyền trở thành nhận vật trung tâm của niềm hy vọng Mết- si-a, trong khi thuật ngữ "Con Loài Người" không được dùng.(11)

SỰ MONG ĐỢI MẾT-SI-A TRONG CÁC SÁCH PHÚC ÂM. Nhiều công trình nghiên cứu về niềm hy vọng Mết-si-a Do Thái đã bỏ đi một trong những nguồn tham khảo quan trọng nhất: chính các sách Phúc Âm. Đọc những sách này ta có tể tìm thấy niềm hy vọng mà dân tộc Do Thái đã ấp ủ, tương tự như niềm hy vọng được phản ảnh trong các Thi thiên của Sa-lô-môn. Rõ ràng là dân tộc này đã chờ đợi một Đấng Mết-si-a xuất hiện (Giăng 1:20,41; 4:29; 7:31; Lu-ca 3:15). Đấng đó phải là hậu tự của Đa-vít (Ma-thi-ơ 21:9; 22:42), và mặc dù Ngài đã được sinh ra ở Bết-lê-hem (Giăng 7:40-42; Ma-thi-ơ 2:5), người ta vẫn truyền miệng rằng Ngài phải đột nhiên xuất hiện trong lòng dân lộc với nguồn gốc bí ẩn (Giăng 7:26-27), (12) và sống đời đời (Giăng 12:34). Yếu tố quan trọng nhất trong sự chờ đợi này là đấng Mết-si-a phải là vua Dòng Đa-vít.

Các nhà thông thái Đông Phương đã đi tìm đấng được sinh ra để làm vua dân Do Thái. Các thầy dạy luật đã hiểu ý nghĩa của câu hỏi của các nhà thông thái về một hoàng đế như thế và đã dẫn họ đến Bết-lê-hem, nơi sinh ra nhà vua mà Thượng Đế đã hứa. Hê-rốt Đại Đế lại hiểu lời liên tri này nói về quyền lực chính trị, và ông lo sợ cho ngai vàng của mình. Ông không thể chịu có đối thù, nén đã tìm cách giết Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 2:1-18). Chức vụ của Chúa Giê-xu bao hàm cả yếu tố Mết-si-a kết hợp với hoại động chính trị. Đó là điều rõ ràng, vì những người phái Biệt Lập và các thầy truởng tế đều sợ rằng uy tín của Ngài sẽ khuấy động lên một phong trào mà những người La Mã sẽ cho là một cuộc nổi loạn và sẽ can thiệp để nghiền nát phong trào này cũng như dân tộc Do Thái (Giăng 11:47,48). Đúng là nhân dân đang mong muốn đấng Mết-si-a của họ sẽ là một nhà
lãnh đạo vĩ đại để lật đổ sự thống trị của La Mã. Uy tín lên đến cực điểm khi Ngài dùng quyền năng thánh của mình hóa bánh và cá ra nhiều để cho năm nghìn người ăn. Đoàn dân đông ấy đã tự nguyện theo Ngài và muốn ép Ngài làm vua của họ (Giăng 6:15). Họ hy vọng sẽ thuyết phục được để Ngài dùng quyền năng phi thường của mình lật đổ ách thống trị cùa bọn tà giáo và giải phóng con dân Thượng Đế khỏi cảnh nô lệ đáng căm thù và do đó mở đầu cho Nước Trời. Có thể hiểu rõ ý nghĩa của niềm hy vọng rằng Chúa Giê-xu sẽ trở thành một Đấng Mết-si-a chính trị, giải phóng dân tộc, nếu người ta nhổ lại một loạt các cuôc nổi dậy Mết-si-a, đặc trúng cho thời kỳ này.(13) Nếu mục đích của Chúa Giê-xu là đem đến, cho người Do Thái một vương quốc Đa-vít chính trị trên đất, thì họ sẽ chấp nhận ngay lập tức và đi theo Ngài đến chết nếu cần, để được nhìn thấy sự mở đầu của một vương quốc như vậy. Tuy nhiên, khi Chúa Giê-xu từ chối điều này và xác định rằng sứ mệnh của Ngài mang tính chất khác hẳn và rằng Nước Trời của Ngài là một Vương Quốc tâm linh, trong đó con người phải ăn thịt và uống máu Ngài, thì đám đông chuyển sang chống lại Ngài và uy tín của Ngài suy giảm (Giăng 6:66). Họ muốn có một vị vua để giải phóng họ khỏi ách thống trị của La Mã, chứ không phải một đấng cứu thế để cứu chuộc họ khỏi tội lỗi.

Khi được mang ra xét xử trước Phi-lát, Chúa Giê-xu bị buộc tội đã tự xưng là vua, đấng Mết-si-a (Lu-ca 23:2). Chắc chắn Phi-lát phải hiểu được nghĩa của thuật ngữ "đấng được xức dầu", nhưng chỉ lưu ý đến việc Chúa Giê-xu là một hiểm họa cho nền thống trị La Mã. Khi ghi cho Chúa Giê- xu là “cái người được gọi là Christ", (Ma-thi-ơ 27:17, 22) có lẽ y đã nói giọng châm biếm. Chắc chắn Chúa Giê-xu không phải là vua Mết-si-a.(14) Khi Chúa đã ở trên thập tự giá, các thầy trưởng tế và các thầy dạy luật còn nhạo báng Ngài: "Hỡi ông Christ, vua dân Do Thái” (Mác 15:3).

Như trường hợp này cho thấy, "đấng Mết-si-a" gợi ý cho người Do Thái về một hậu tự của Đa-vít người có đầy vương quyền và được Thương Đế xức dầu để giải phóng cho dân tộc này khỏi ách thống trị của bọn ngoại đạo và thiết lập vương quốc trên trái đất. Chính vì vậy mà Chúa Giê-xu đã dùng thuật ngữ này rất dè dặt. Nếu Chúa Giê-xu công khai tuyên bố chính Ngài là Đấng Mết-si-a, thì dân Do Thái sẽ coi đây như là một lời kêu gọi tập hợp lực lượng để nổi dậy chống lại La Mã. Như thế chắc chắn nỗi lo sợ của phái Biệt Lập và các trường tế sẽ trở thành hiện thực ngay (Giăng 11 :47,48). Cương vị Đấng Mết-si-a mà Chúa Giê-xu thể hiện mang tính chất khác hẳn với những gì mà thuật ngữ này gợi ý cho dân Do Thái. Trong các thư của Phao-lô, khái niệm Mết-si-a có nghĩa khác hẳn với a steriological sort; và nếu chức vụ Chúa Giê-xu thực sự theo hướng này, không dính dáng gì đến tình hình chính trị thời đó, thì chúng ta có thể hiểu được tại sao Ngài đã không sử dụng rộng rãi thuật ngữ mà dân chúng hiểu rất sai ý Ngài. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao thuật ngữ Đấng Mết-si-a được dùng phổ biến để gọi Chúa Giê-xu, chỉ sau khi Ngài sống lại, lúc mà cuối cùng mọi đã hiểu được sứ mệnh của Mết-si-a Ngài, và messianịc category? Được giải thích lại hoàn toàn đến mức thuật ngữ này đổi hẳn nghĩa của nó (Giăng 20:31).

CHÚA GÊ-XU VÀ ĐẤNG MẾT-SI-A. Trong cả bốn sách Phúc Âm, với rất ít ngoại lệ, cứ ngữ Chritos biểu thị một danh hiệu chứ không phải một tên riêng. Ở bốn chỗ, (15) từ ngữ này đã được dùng như một tên riêng, được viết hoa rất hợp lý. Phi-lát rõ ràng đã dùng từ ngữ này một cách châm biếm.( 16) Ở một vài chổ khác, từ ngữ này không được đùng với mạo từ xác định nhưng hình như chúng đã dùng như một danh hiệu chứ không phải một tên riêng.(17) Theo bản tiếng Hy Lạp của chúng tôi trong Mác 9:41, từ ngữ Christos do chính Chúa Giê-xu nói ra như một tên riêng; nhưng có một khả năng thực tế là do dịch thiếu chính xác, và trong nguyên bản Mác đã viết: "Vì các ngươi là của ta.”(l8) Không một chỗ nào môn đệ gọi Chúa Giê-xu là Mết-si-a. Trong tất cả những chỗ khác, từ ngữ này được dùng như một danh hiệu của Đấng Mết-si-a.
Những dữ liệu trên gợi ý ngay về nhân tố tích cực của sự điều chỉnh lịch sử đối với sự truyền miệng Phúc Âm trong cộng đồng Cơ Đốc. Nếu sự truyền miệng này quả thật đã được Đức Tin Cơ Đốc tô màu rất nhiều, như nhiều nhà bình luận đã nghĩ, thì chúng ta phải hy vọng tìm thấy từ ngữ Christ được dùng như một tên riêng trong sự truyền miệng Phúc Âm, bởi vì từ ngữ này đã được dùng cách rộng rãi như một tên riêng trong giáo hội ở Hy Lạp, khi các sách Phúc Âm được viết. Tuy nhiên giáo hội Cơ Đốc vẫn giữ thuật ngữ Mết-si-a đúng như dạng lịch sử của nó mà không dùng lẫn lộn với thuật ngữ Christ. Điều đó chứng tò rằng sự truyền miệng này vẫn giữ được tính chính xác, mặc dầu thông qua lịch sử.

Có hai đoạn Kinh Thánh cần chú ý đặc biệt: lúc Phê-rơ, ở Sê-sa-rê Phi-líp, nói Chúa là ai, và lúc Chúa Giê-xu bị đưa ra xử trước Tòa Án Tối Cao (Tòa Công Luận). Mác ghi lại rằng, khoảng giữa chức vụ của mình, Chúa Giê-xu đã đặt câu hỏi Ngài là ai cho các môn đệ: “Người ta nói ta là ai?” (Mác 8:27).(19) Phê-rơ đã trả lời: “Thầy là Đấng Mết-si-a” (Mác 8:29). Sau đó Chúa Giê-xu cấm họ không được nói cho ai biết về Ngài. Từ đó Chúa bắt đầu dạy cho các môn đệ rằng Ngài sẽ phải chịu nhiều đau khổ rồi chết. Phê-rơ đã can Ngài nhưng Ngài đã quở trách lại Phê-rơ, gọi ông là Sa-tan (Mác 8:33).

Ma-thi-ơ đã mở rộng thêm tình tiết trên qua câu trả lời của Phê-rơ: “Chúa là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời hằng sống” (Ma-thi-ơ 16:16). Rồi Ma-thi-ơ đã bổ sung thêm một đoạn ngắn về cội nguồn đặc biệt của Chúa Giê-xu bằng cách ghi lại những lời dạy về việc xây dựng Hội Thánh Ngài trên vầng đá (Phê-rơ), và lời phán của Ngài cho Phê-rơ: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó, vì chẳng phải người trần mắt thịt tỏ cho ngươi biết điều này đâu, mà chính là Cha ta ở trên trời vậy” (Ma-thi-ơ 16:17).

Người ta vẫn tranh luận về điều mà Phê-rơ định nói về địa vị Mết-si-a của Chúa Giê-xu. Một số nhà bình luận cho rằng khi dùng từ ngữ “Mết-si-a", Phê-rơ đã mang trong đầu niềm hy vọng Do Thái đương thời về một vị vua thánh dòng Đa-vít, được xức dầu, được ban cho quyền năng siêu nhiên, người sẽ tiêu diệt chính quyền độc ác đương thời và tập hợp dân Do Thái lại để đưa vào Nước Trời. Một cách bình luận khác cho rằng trong truyện kể của Mác, Chúa Giê-xu đã hoàn toàn chối bỏ địa vị Mết-si-a mà Phê-rơ đã nói về Ngài, coi đó là một sự cám dỗ của ma quỉ. Chúa gọi Phê-rơ là Sa-tan không phải vì Phê-rơ phản đối ý tưởng cho rằng Đấng Mết-si-a phải chịu khổ, mà bởi vì ông đã thấy được địa vị Mết-si-a của Ngài.(20) Một cách hiểu tương tự khác cho rằng, trong Ma-thi-ơ lời xác nhận của Phê-rơ cũng như phước lớn mà Chúa Giê-xu ban cho ông là một biến cố xảy ra ở một bối cảnh lịch sử khác (xem Giảng 6:69) như Ma-thi-ơ đã chép không đúng vào những sự việc xảy ra cho Sê-sa-rê Phi-líp. Theo quan điểm này, Chúa Giê-xu cũng đã phủ nhận lời khẳng định của Phê-rơ về địa vị Mết-si-a của Ngài, coi đó là một sự hiểu lầm hoàn toàn, do sự cám dỗ Sa-tan. Ngài đã khiển trách Phê-rơ chính vì việc đó.(21)

Tuy nhiên, một câu hỏi khó là liệu Phê-rơ có định dùng thuật ngữ "Đấng được xức dầu” đó cho kẻ chiến thắng đầy vương quyền trong các Thi Thiên của Sa-lô-môn hay không, yêu cầu của Gia-cơ và Giăng được ngồi ở địa vị danh dự trong Nước Trời là nói về một Nước Trời khải thị của Con Loài Người hơn là vương quốc của kẻ chiến thắng dòng Đa-vít (Mác 10:37). Hơn nữa, không có gì trong cách xử thế của Chúa Giê-xu đã gợi ý rằng Ngài phải là một vị vua chiến thắng. Các môn đệ chắc chắn đã nghe câu trả lời của Chúa Giê-xu cho Giăng Báp-tít, trong đó Ngài đã khẳng định đúng là Ngài đã thực hiện niềm hy vọng Mết-si-a Cựu Ước, nhưng theo một cách có thể gây mất lòng người khác (Ma-thi-ơ 11:2-6). Phê-rơ đã từng nghe thông điệp của Chúa Giê-xu về Nước Trời và đã nhìn thấy Ngài thực hiện phép lạ đuổi quỉ và chữa lành bệnh. Vì vậy dễ dàng kết luận rằng
Phê-rơ đã dùng thuật ngữ Đấng Mết-si-a để nói về đã nu sẽ thực hiện niềm hy vọng Mết-si-a Cựu ước, mặc dù dó không phải là một vị vua chiến thắng Phê-rơ chưa hiểu được địa vị Mết-si-a của Chúa Giê-xu nghĩa là gì nhưng cũng đã nắm được chút ít. Ma-thi-ơ đã làm sáng tỏ điều này khi giải thích rằng địa vị Mết-si-a mà Phê-rơ nói về Chúa Giê-xu là ám chỉ một đấng Con Thượng Đế. Ta cũng thấy rõ rằng chắc chắn Mác đã hiểu như vậy đối với địa vị Mết-si-a của Chúa Giê-xu, vì ông đã viết.“Phúc Âm của Đấng Christ, Con Thượng Đế ' (Mác 1:1). Chúa Giê-xu bảo Phê-rơ là có phước vì ông đã được khải thị một chân lý. Chân lý này đề cập đến địa vị làm Con Thượng Đế của Chúa Giê-xu, hơn là địa vị Đấng Mết-si-a. Để hiểu được địa vị làm con thánh ấy, thật ra cần phải có một sự khải thị thánh, trong khi muốn hiểu địa vị làm Đấng Mết-si-a thì không cần sự khải thị đó.

Đoạn thứ hai đáng lưu ý là cuộc xét xử Chúa Giê-xu ở Tòa Án Tối Cao. Họ muốn tìm một lý do hợp pháp nào đó để kết tội tử hình. Một loạt nhân chứng đã làm chứng mâu thuẫn nhau, vì vậy bị coi là các nhân chứng dối (Mác 14:56). Cuối cùng Thầy Tế Lễ Tối Cao đã trực tiếp hỏi Ngài: “Ấy chính ngươi là Đấng Christ. Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không'?"(22) (Mác 14:61). Không hoàn toàn rõ Thầy Tế Lề này định dùng cụm từ “Con Đức Chúa Trời với nghĩa gì. Vì cụm từ này không phải là danh hiệu Mết-si-a phổ biến trong nhân dân.(23) nên có thể Thầy Tế Lể Tối Cao đã nghe dư luận rằng Chúa Giê-xu đã tuyên bố như vậy.(24) Theo Phúc Âm Mác. Chúa Giê- xu đã trả lời hoàn toàn khẳng định: “Ta chính phải đó” (Mác 14:62), nhưng ngay lập tức Ngài xác định, rõ bản chất của địa vị Mết-si-a, đó là Con Loài Người thánh chứ không phải vua Mết-si-a.

Ma-thi-ơ dùng một hình thức khác chút ít cho câu trả lời của Chúa Giê-xu: “Thật như lời” (Ma-thi- ơ 26:64). Hai cách diễn tả của Mác và Ma-thi-ơ là như nhau. Câu trả lời của Chúa là khẳng định, nhưng không phải khẳng định là Con Đức Chúa Trời. Ngài đã dùng cụm từ "Con Loài Người” để giải thích rõ hơn về mình.(25) Vì thế Ngài bị coi là phạm thượng và bị kết án tử hình. Không có bằng chứng nào cho thấy Ngài bị coi là phạm thượng vì tự xưng là Mết-si-a.(26) Chính vì Chúa Giê-xu tự cho mình là sẽ được ngồi bên phải Thượng Đế mà Ngài bị Tòa Án Tối Cao lên án. Tuy nhiên, việc này không làm cho những kẻ thống trị La Mã quan tâm, nên người ta tố cáo với Phi-lát rằng Ngài đã tự nhận là một đấng “Mết-si-a” (Lu-ca 23:2). Khi Phi-lát hỏi có phải Ngài là vua dân Do Thái không (Mác 15:2), Chúa Giê-xu trả lời bằng một câu tương tự như câu trả lời của Ngài Tòa Án Tối Cao “Thật như lời". Đây không phải là một lời từ chối thẳng thừng hay một sự khẳng định hoàn toàn, nhưng rõ ràng là qua đó Phi-lát thấy Ngài không phạm tội xúi giục nổi loạn. Nhưng Phi-lát đã chịu thua áp lực cùa những người lãnh dạo Do Thái, và Chúa Giê-xu đã bị xử tử vì lời buộc tội hình thức: xúi giục nổi loạn và tự tuyên bố là vua dân Giu-đa bất chấp chính quyền La Mã (Mác 15:26).

Tóm lại, có thể kết luận rằng Chúa Giê-xu không công khai tự tuyên bố là Đấng Mết-si-a nhưng cũng không phủ nhận địa vị Mết-si-a khi bị buộc tội như vậy. Trước Tòa Án Tối Cao khi trực tiếp bị buộc tội là tự tuyên bố địa vị Mết-si-a, Ngài đã đồng ý, nhưng đã đưa ra một định nghĩa khác cho thuật ngữ này. Ngài là Đấng Mết-si-a thánh, thuộc loại Con Loài Người.

Có thể là khi cỡi lừa vào thành Giê-ru-sa-lem lần cuối, Chúa Giê-xu đã định dùng hành động tượng trưng này để làm ứng nghiệm lời tiên tri về một vị vua của hòa bình trong Xa-cha-ri 9:9. Nhân dân đã nhiệt liệt hoan nghênh Ngài và hô vang: "Phước cho nước đến, là nước vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta” (Mác 11:10). Điều đó chứng tỏ rằng những lời nói và việc làm của Chúa đã khơi dậy niềm hy vọng Mết-si-a của quần chúng, làm cho họ tung hô Ngài. Nhưng vài ngày sau, Phi-lát đã giao Ngài cho họ, dể bị trói, bị đánh, bị đổ máu. Trông Ngài không còn như một Kẻ Chiến Thắng
kẻ thù của dân Do Thái nữa. Họ đã đảo ngược thái độ đối với Chúa Giê-xu và sẵn sàng nhìn thấy Ngài bị hành hình trên thập tự giá (Mác 15:13). Về mặt tâm lý, đó là điều dễ hiểu, căn cứ trên niềm hy vọng Mết-si-a của người Do Thái.

HẬU TỰ CỦA ĐA-VÍT. Cựu Ước đã ngóng chờ một vị vua dòng dõi Đa-vít (Giê-rê-mi 23:5; 33:15). Đấng được xức dầu của Đức Chúa Trời trong Các Thi Thiên Của Sa-lô-môn là một hậu tự của Đa-vít (Thi. Sa. 17:23). Trong Do Thái giáo sau Cơ Đốc, “Hậu Tự Của Đa-vít” thường xuyên được nhắc đến như một danh hiệu của Đấng Mết-si-a.(27) Theo Phúc Âm Ma-thi-ơ, một vài chỗ, Chúa Giê-xu được thừa nhận là “Hậu Tự của Đa-vít”.(28) Danh hiệu này chỉ xuất hiện một lần trong Mác (10:47), bởi vì đối với các thính giả ngoại đạo, danh hiệu đó ít có ý nghĩa hơn so với các độc giả Do Thái. Rô-ma 1:3 đã nói rõ Chúa Giê-xu là dòng dõi Đa-vít. “Về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sinh ra”.

Có một đoạn Kinh Thánh đặc biệt hay Chúa Giê-xu đã công kích các thầy dạy luật với câu hỏi: “Tại sao các thầy dạy luật nói Đấng Mết-si-a là dòng dõi Đa-vít được? Chính Đa-vít đã được Đức Thánh Linh cảm ứng mà nói rằng: “Đức Chúa Trời phán cùng Chúa tôi: Hãy ngồi bên phải Ta, cho đến chừng Ta đặt kẻ thù của con dưới gót chân con " Chính Đa-vít đã gọi Ngài là Chúa thì sao Ngải là dòng dõi cùa Đa-vít được?" (Mác  12:35-37). Một vài học giả giải thích rằng đấy là lời phủ nhận hoàn toàn về địa vị hậu tự Đa-vít của Ngài. Điều này không chắc đúng, vì trong các tác phẩm viết vào thế kỷ thứ nhất, dòng dõi Đa-vít của Đấng Mết-si-a luôn luôn được thừa nhận. Một số người khác giải thích đoạn trên có nghĩa rằng địa vị hậu tự của Đa-vít không có giá trị gì trong sứ mệnh Mết-si-a của Chúa Giê-xu.(29) Cách giải thích tốt hơn là: qua đoạn này Chúa Giê-xu muốn nói cho mọi người biết là các chuyên gia về luật pháp không hiểu biết về Đấng Mết-si-a. Ngài thật sự là dòng dõi Đa-vít, nhưng như thế chưa đủ: Chính Đa-vít đã viết: “Đức Chúa Trời (Thượng Đế) phán cùng Chúa tôi (Vua Mết-si-a): Hãy ngồi bên phải Ta.” Dĩ nhiên các thầy dạy luật có thể đưa ra những giả định và do đó có câu trả lời hợp lý cho câu hỏi của Chúa: làm sao Đấng Mết-si-a vừa là dòng dõi lại vừa là Chúa của Đa-vít được, ở đây Chúa Giê-xu đã đụng đến điều thật sự bí mật của Đấng Mết-si-a. “Chúa Giê-xu là siêu nhiên’về chức vụ cũng như nguồn gốc và địa vị dòng dõi Đa-vít của Ngài không phải tẩm thường như nghĩa của “con cháu Đa-vít”. Lời tự nhận của Ngài có lẽ đã nói lên điều đó, mặc dầu không nói rõ.”(30)

Đây là đầu mối của việc Chúa Giê-xu dùng thuật ngữ Mết-si-a. Ngài là Đấng Mết-si-a nhưng không phải là chiến thắng oanh liệt như trong hy vọng của người Do Thái đương thời. Ngài tránh danh hiệu đó bởi vì nó có quan hệ dân tộc mật thiết với người Do Thái. Đã có lúc Ngài thừa nhận danh hiệu này, nhưng đã giải thích lại, đặc biệt bằng cụm từ “Con Loài Người".

Về mặt lịch sử, chúng ta có mọi lý do để thừa nhận tính chính xác của sự lưu truyền Phúc Âm. Chúa Giê-xu đã khơi dậy một phong trào, nên nhiều người cho rằng Ngài là “Đấng Mết-si-a”.(31) Ngài đã tự nhận là người thực hiện lời hứa Mết-si-a Cựu Ước (Lu-ca 4:21; Ma-thi-ơ 11:4-5), người mà qua đó Nước Trời hiện diện trên thế giới này (Lu-ca 1 l:20 Ma-thi-ơ 12:28).(32) Tòa Án Tối Cao đã chất vấn có phải Ngài là Đấng Mết-si-a hay không, rồi trao Ngài cho Phi-lát với lời buộc tội: Tự xưng là vua Mết-si-a. Vì lý do đó, Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá. The category? của địa vị Mết-si-a quan trọng đến mức mà Chrisios biên thành một tên riêng. Ký ức của giáo hội rõ ràng nhìn nhận Ngài là Đấng Mết-si-a.
Cách giải thích tự nhiên nhất cho những sự kiện này là theo một cách nào đó, Chúa Giê-xu đã hành động như Đấng Mết-si-a. nhưng là một Mết-si-a rất khác với những hy vọng Do Thái đương
thời. Khó có thể tin rằng Chúa Giê-xu đã thực hiện một vai trò của cái mà Ngài không biết. Ngài phải biết chắc chắn chính Ngài là Đấng Mết-si-a.












































CHUƠNG 11  CON LOÀI NGƯỜI


Đối với thần học, Con Loài Người là một trong những danh xưng Mết-si-a quan trọng nhất trong các sách Phúc Âm. Có ba yếu tố quan trọng. Thứ nhất, trong truyền thống Phúc Âm, Con Loài Người là cách mà Chúa Giê-xu ưa dùng nhất để tự gọi tên mình. Thực tế, đó là danh hiệu duy nhất mà Ngài dùng phổ biến. Thứ hai, không có người nào khác dùng danh hiệu này để gọi Chúa Giê- xu.(l) Thứ ba, không có bằng chứng nào trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ hay trong Các Thư cho thấy giáo hội buổi đầu gọi Chúa Giê-xu là Con Loài Người. Danh hiệu này chỉ xuất hiện một lần duy nhất, nằm ngoài các sách Phúc Âm. Đó là khải tượng của Ê-tiên (Công vụ 7:56). Các sách Phúc Âm đã đặt danh hiệu này lên miệng Chúa Giê-xu hơn 65 lần. Điểm nổi bật là danh hiệu này không bao giờ trở thành cách gọi tên Chúa Giê-xu trong giáo hội buổi đầu.

Các cha đạo đã hiểu cụm từ này trước hết dùng để chỉ rõ bản tính người của Con Thượng Đế hiện thân. Chúa Giê-xu là "người Chúa", là Con Thượng Đế, là Con Loài Người. Nhiều lời bình luận xa xưa đã cho rằng ý nghĩa thần học-của cụm từ này là nói lên bản tính người của Chúa Giê-xu và đồng nhất Ngài với người thường.(2) Cách giải thích đó là không đúng, vì đã bỏ qua nền tảng lịch sử và ý nghĩa của cách thể hiện này.

Có ý kiến phản đối cách viết của Phúc Âm. Họ cho rằng Chúa Giê-xu không bao giờ lại dùng danh hiệu đó cho chính mình vì nó không có trong tiếng A-ram - tiếng mẹ đẻ của Ngài. Vì lý do ngôn ngữ nên thuật ngữ này không thể được Ngài dùng. Đúng là cụm từ huios tou anthropou là cách dịch nguyên văn không chấp nhận được từ tiếng A-ram bar enasha sang tiếng Hy Lạp. Thành ngữ A-ram này không có nghĩa gì khác hơn là “người”. Điều này được thấy rõ trong Cựu Ước. "Đức Chúa Trời chẳng phải là người để nói dối, cũng chẳng phải là con loài người để hối cải.” (Dân 23:19). “Hỡi Đức Giê-hô-va, loài người là chi mà Ngài nhận biết nó? Con loài người là gì mà Ngài phải đoái đến?” (Thi. 144:3). Dalman đã nghiên cứu cẩn thận luận cứ này. Ông đã kết luận rằng mặc dầu Con Loài Người không phải là danh hiệu phổ biến, nhưng nó có thể được dùng cho danh xưng Mết-si-a trong cách diễn tả tao nhã của thơ và lời tiên tri.(3)

Nếu lý do ngôn ngữ là có trọng lượng, thì thật là lạ rằng cụm từ này lại được dùng ở dạng số nhiều trong Mác 3:28. Dalman đã kết luận: Con Loài Người có thể là một danh hiệu Mết-si-a. Kết luận đó đã được thừa nhận rộng rãi trong giới học giả Kinh Thánh hiện đại.(4) Một Ý kiến phản đối khác là cụm từ Con Loài Người do Chúa Giê-xu nói ra không có nghĩa gì khác ngoài việc thay thế cho đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, và vì vậy chỉ có nghĩa là “tôi”(5) (so sánh Ma-thi-ơ 5:1 1 với Lu-ca 6:22). Nhưng một lần nữa Dalman lại chỉ ra rằng người Do Thái thường không có thói quen dùng ngôi thứ ba để nói về mình, Nếu Chúa Giê-xu đã làm như vậy thì thuật ngữ Ngài dùng không bình thường và cần có một sự giải thích đặc biệt.(6)

Một thuật ngữ thông thường có thể trở thành đặc biệt. Điều này có thể được minh họa bằng từ ngữ Der Fuhrer trong tiếng Đức. Từ ngữ này chỉ có nghĩa thông thường là người dẫn đường, người hướng dẫn, người giám đốc nhưng khi được dùng cho Hitler nó trở nên có ý nghĩa lớn hơn nhiều: Người đứng đầu Vương Quốc Đức.

Cần thảo luận về một vài câu hỏi liên quan đến danh hiệu “Con Loài Người”. Cụm từ này nghĩa là gì đối với những người cùng thời với Chúa Giê-xu? Điều này hết sức quan trọng, bởi vì rõ ràng
Chúa Giê-xu không sử dụng một danh xưng mà không có ngụ ý gì đối với người nghe. Câu hỏi thứ hai: Chúa Giê-xu đã sử dụng danh hiệu này như thế nào? Và cuối cùng: Ngài đã đặt nội dung gì vào cụm từ này? Ngài đã tìm nghĩa gì để truyền đạt cụm từ này?

CƠ SỞ CỦA CỤM TỪ CON LOÀI NGƯỜI. Chúng ta đã từng thấy “con loài người" không phải là một thành ngữ không phổ biến trong Cựu Ước, không phải chỉ có nghĩa là người. Người ta thường lấy cách dùng này để giải thích một vài thành ngữ Phúc Âm. Thượng Đế đã dùng cụm từ này để gọi Ê-xê-chi-ên (2:1.3.6.8;  3:1.34 khoảng 90 lẩn).(7) Một số nhà giải kinh đã cho rằng cơ sở của việc Giê-xu dùng cụm từ này là trong Ê-xê-chi-ên.(8) Tuy nhiên điều này không giải thích được tại sao các sách Phúc Âm lại dùng “Con Loài Người" trong ngày tận thế.

sở khả dĩ trong Cựu Ước là khải tượng của Đa-ni-ên khi ông nhìn thấy bốn con mãnh thú kế tiếp nhau hiện lên từ biển. Đó là biểu tượng cho bốn vương quốc thống trị thế giới liên tiếp. 'Ta lại nhìn xem trong khải tượng ban đêm. Có một Đấng giống như con người đến với những đám mây trên trời. Ngài được đưa tới trước mặt Đấng Thượng cổ (Đấng Tạo Hóa). Ngài được ban cho quyền lực vinh hiển và vương quốc, hầu cho hết thảy các dân tộc, các quốc gia, các thứ tiếng đều phải phục vụ Ngài. Quyền lực của Ngài là quyền lực đời đời chẳng qua đi, và vương quốc của Ngài không bao giờ bị hủy phá" (Đa-ni-ên 7:13-14). Trong những đoạn tiếp theo để giải thích khải tượng, cụm từ Đấng giống như con người không được dùng nữa mà thay bằng “các thánh của Đấng Chí Cao” (Đa-ni-ên 7:22) những người mà trước hết sẽ bị con thú thứ tư đánh bại, nhưng cuối cùng sẽ nhận được vương quốc vĩnh cửu và trị vì toàn thế giới (Đa-ni-ên 7:21-26).

Điều rõ ràng là trong Đa-ni-ên, thành ngữ “con loài người" thấp kém hơn danh hiệu Mết-si-a. Đó là một cái gì có hình hài của một con người, chống lại với bốn con thú trong khải tượng. Ngoài ra các cách giải thích đặc biệt khác nhau ở ba điểm: Đấng giống như con loài người này liệu có phải là một người thật hay chỉ là biểu tượng của các thánh của Đấng Chí Cao? Đấng giống như con loài người này đến trái đất hay chỉ đến trình diện Thượng Đế? Đấng giống như con loài người này là một nhân vật thánh hay Ngài kết hợp được sự đau khổ với vindication (sự minh oan?). Rõ ràng là Đấng giống như con loài ngươi được đồng nhất với các thánh. Nhưng điều đó không phủ nhận khả năng Đấng đó cũng là một con người thật sự.(10) Mặc dù phân đoạn này không khẳng định nhân vật có hình người ấy đến trái đất, nhưng hình như ám chỉ như vậy. Ngài đã thật sự đến trên những đám mây để trình diện Thượng Đế. Rồi vương quốc được trao cho các thánh để trị vì mọi quyển lực trên Trái Đất. Chúng ta có thể giả thuyết rằng nhân vật hình ngươi này đã nhận vương quốc từ trên trời và mang xuống cho các thánh dưới đất.

Nhiều học giả cảm thấy rằng nhân vật của Đa-ni-ên kết hợp sự đau khổ và sự minh oan, bởi vì trước hết Ngài chịu áp bức sau đó mới được minh oan.(11) Điều này hoàn toàn không rõ ràng, bởi vì các thánh chịu đau đớn trên trái đất rồi con loài người, theo giả thuyết, nhận vương quốc từ trên trời và mang xuống đất cho các thánh bị đau đớn.(2) Chúng ta kết luận rằng con loài người của Đa- ni-ên là một nhân vật thánh Mết-si-a tận thế mang vương quốc đến trái đất cho các thánh đã phải chịu đau đớn.

Trong Similitudes(?) của Ê-nốc, Con Loài Người đã trở thành một danh hiệu Mết-si-a của nhân vật thánh, sống từ trước. Ngài xuống trái đất ngồi trên ngai phán xét để tiêu diệt kẻ ác trên trái đất. giải phóng người công chính, và trị vì trong một vương quốc vinh quang. Khi đó những người công chính sẽ được mặc trang phục của sự sống đầy vinh quang và gia nhập hội đoàn với Con Loài Người để được ơn mãi mãi.(13)
Chưa hoàn toàn rõ cần phải sử dụng như thế nào các tư liệu về Con Loài Người thánh này để làm nền tảng cho Tân Ước. Sách của Ê-nốc rõ ràng gồm năm phần và nhiều đoạn trong bốn phần đã được tìm thấy trong các tài liệu Qumran, nhưng không có đoạn nào của Similitudes được tìm thấy. Điều này đã dẫn các học giả đến kết luận rằng Similitudes không thể là trước Cơ Đốc và không thể được dùng để giải thích quan niệm Tân Ước về Con Loài Người.(14) Trong khi điều đó có sức thuyết phục thì dường như lại không thể chấp nhận Similitudes là một tài liệu Cơ Đốc Do Thái, vì nó thiếu hẳn các đặc trưng Cơ Đốc.(15) Vì vậy chúng ta phải kết luận rằng mặc dầu Similitudes ra đời muộn hơn những phần còn lại cùa Ê-nốc, nhưng nó là một tài liệu Do Thái, phản ảnh việc một số người Do Thái được giải thích như thế nào, trong thời Tân Ước, về con loài người trong Đa-ni- ên. Tuy nhiên không có bằng chứng nào chứng tỏ Chúa Giê-xu đã biết đến Similitudes. Tốt nhất là chúng ta chỉ nên dùng nó để hiểu về tư tưởng Do Thái đương thời, trong đó Con Loài Người đã trở thành một danh hiệu Mết-si-a cho một nhân vật thánh, sống từ trước, đến trái đất với Nước Trời vinh quang.(16)

CON LOÀI NGƯỜI TRONG CÁC SÁCH PHÚC ÂM TÓM TẮT. Trong các sách Phúc âm Đồng Quan có ba loại Con Loài Người riêng biệt: Con Loài Người phục vụ trên trái đất, Con Loài Người chịu đau khổ và chết; Con Loài Người trong niềm vinh quang tận thế.

A.CON LOÀI NGƯỜI TRÊN TRÁI ĐẤT
Mác 2:10 = Ma-thi-ơ 9:6 = Lu-ca 5:24. Quyền năng tha tội. Mác 2:27 = Ma-thi-ơ 12:8 = Lu-ca 6:5. Chúa của ngày Sa-bát. Ma-thi-ơ 11:19 = Lu-ca 7:34. Con Loài Người đã đến ăn và uống. Ma-thi-ơ 8:20 = Lu-ca 9:58. Con Loài Người không có chỗ gối đầu. Ma-thi-ơ 12:32 = Lu-ca 12:10. Một lời xúc phạm đến Con Loài Người sẽ được tha thứ (Ma-thi-ơ 16:13) (Mác 8:28, có lược bỏ). Người ta nói Con Loài Người là ai? Ma-thi-ơ 13:37. Con Loài Người gieo hạt giống tốt. (Lu-ca 6:22) (Ma- thi-ơ 5:1 1 có lược bỏ). Bị bắt bớ vì cớ Con Loài Người. Lu-ca 19:10. Con Loài Người đến để tìm và cứu kẻ bị lạc mất. Lu-ca 22:48. Giu-đa, ngươi lấy cái hôn để phản bội Con Loài Người sao?

B. CON LOÀI NGƯỜI ĐAU KHỔ
Mác 8:31 = Lu-ca 9:22 (Ma-thi-ơ 16:21 có lược bỏ). Con Loài Người phải chịu đau khổ. Mác 9:12 = Ma-thi-ơ 17:12. Con Loài Người sẽ chịu đau khổ. Mác 9:9 = Ma-thi-ơ 17:9. Con Loài Người sống lại Mác 9:31 = Ma-thi-ơ 17:22 = Lu-ca 9:44. Con Loài Người được nộp vào tay người ta. Mác 10:33 =-Ma-thi-ơ 20:18 = Lu-ca 18:31. Con Loài Người được nộp cho các thầy trưởng tế, bị kết án tử hình, sống lại. Mác 10:45 = Ma-thi-ơ 20:28. Con Loài Người đến để phục vụ và ban sự sống mình cho nhân loại. Mác 14:21 = Ma-thi-ơ 26:24 = Lu-ca 22:22. Con Loài Người hy sinh như ý Thượng Đế, nhưng khốn cho kẻ phản bội. Mác 14:44 = Ma-thi-ơ 26:45. Con Loài Người bị nộp vào tay bọn gian ác. Ma-thi-ơ 12:40 = Lu-ca 1 1:30. Con Loài Người sẽ ở trong đất ba ngày.

C.CON LOÀI NGƯỜI KHẢI THỊ
Mác 8:38 = Ma-thi-ơ 16:27 = Lu-ca 9:26. Khi Ngài đến trong niềm vinh quang của Cha Ngài, có thiên thần hộ tống. Mác 14:26 = Ma-thi-ơ 24:30 = Lu-ca 21:27. Họ sẽ thấy Con Loài Người đến giữa những đám mây trong niềm vinh quang vĩ đại. Mác 14:62 = Ma-thi-ơ 26:64 = Lu-ca 22:69. Rồi đây các ông sẽ thấy Con Loài Người ngồi bên phải ngai Thượng Đế và cỡi mây trời trở lại trần gian. Lu-ca 14:40 = Ma-thi-ơ 24:44. Con Loài Người sẽ đến vào giờ các con không mong đợi. Lu- ca 17:24 = Ma-thi-ơ 24:27. Trong ngày đó, Con Loài Người sẽ trở lại như chớp nhoáng trên bầu trời. Lu-ca 17:26 = Ma-thi-ơ 24:37. Những ngày Con Loài Người trờ lại cũng giống như thời Nô-ê. Ma- thi-ơ 10:23 (điều này có thể là khải thị). Trước khi các con đi khắp các thành của nước Do Thái,
Con Loài Người đã đến rồi. Ma-thi-ơ  13:41. Con Loài Người sẽ sai thiên sứ đến. (Ma-thi-ơ 16:28) (Mác 9:1. Một vài người sẽ còn sống trước khi họ thấy Con Loài Người đi vào nước Ngài. Ma-thi-ơ 19:28. Con Loài Người sẽ ngồi trên ngai vinh quang cùa Ngài. Ma-thi-ơ 24:30. Mọi quyền lực dưới bầu trời sẽ rúng chuyển. Dấu hiệu Con Loài Người trở lại sẽ xuất hiện. (Ma-thi-ơ 24:39) (Lu-ca 17:27) có lược bỏ). Ngày Con Loài Người trở lại cũng thế. Ma-thi-ơ 25:31. Khi Con Loài Người đến trong niềm vinh quang của Ngài. Lu-ca 12:8 (Ma-thi-ơ 10:32 có lược bỏ). Ai công khai xưng mình là môn đệ ta, ta cũng sẽ công nhận họ trước mặt các thiên sứ của Thượng Đế. Lu-ca 17:22. Sẽ có lúc các con mong mỏi được thấy một ngày của ta. Lu-ca 17:30. Phải, ngày ta trở lại cũng sẽ giống như thế. Lu-ca 18:8. Nhưng khi Con Loài Người trở lại sẽ còn bao nhiêu người có đức tin trên trái đất? Lu-ca 21:36. Phải cầu nguyện để có đủ sức vượt qua mọi cảnh hoạn nạn và nghênh đón Chúa Cứu Thế.

Những tài liệu tham khảo để trong dấu ngoặc có thể là sự bình luận thêm. Mác đã ghi lại các lời giáo huấn gồm cả ba loại. Q chỉ tường trình mót lời dạy về việc Chúa phải chịu đau đớn; Các nguồn tài liệu từ Ma-thi-ơ là Lu-ca ghi lại vền những giáo huấn về Con Loài Người trần thế và Con Loài Người khải thị. Có một sự trải rất rộng trong cái nguồn tài liệu từ các sách Phúc Âm.

Có nhiều cách trả lời cho câu hỏi liệu những lời giáo huấn này có đúng là từ thời Chúa Giê-xu hay đã được đưa vào truyền thống Phúc Âm ở những giai đoạn lịch sử khác nhau của nó. Năm cách giải thích chính là như sau. (17) 1/ Nhóm học giả cánh “bào thủ", tiêu biểu là Vos, Tumer, Movvinkel, Cranfìeld, Taylor, Culimann, Maddox, và Marschall thừa nhận cả ba loại, nếu không phải là tất cả những lời giáo huấn đặc biệt, đều đến từ Chúa Giê-xu, và thể hiện chính tư tưởng của Ngài. 2/ Quan điểm của Á. Schweizer, ngày nay được Jeremias ủng hộ, cho rằng chỉ có những " giáo huấn tận thế là đáng tin cậy, và Chúa Giê-xu được hy vọng là Con Loài Người thánh ở cuối kỷ nguyên sắp kết thúc này. 3/ Quan điểm của Bukmann, được tiếp tục bởi Bomkamm, Todt, Hahn, và Hihhins, cho rằng chỉ những giáo huấn khải thị là đáng tin cậy, nhưng Chúa Giê-xu đã không ám chỉ chính Ngài là Con Loài Người tương lai mà nói tới một nhân vật khải thị khác, người sẽ phán xét nhân loại ở cuối Đời Này trên cơ sở mối quan hệ của họ với Chúa Giê-xu (Lu-ca 12:8), 4/ Gần đây, một số học giả cấp tiến đã phủ nhận tính chất chân thực của tất cả các lới giáo huấn và cho là cộng đồng Cơ Đốc (xem Teeple- và Perriii). 5/ Một vài học giả. trước hết là Schweitxer, đã chỉ rõ về tính đúng đắn của những lởi dạv về Chúa Giê-xu trần thế nhưng hoài nghi về hình thức hiện nay của hai nhóm khác. Schsvetxer hoàn toàn chấp nhận tính đúng đắn của một số lời dạy khải thị, nhưng giải thích rằng đó là một sự tôn cao (exsltstion), Chúa Giê-xu đã chờ đợi Thượng Đẹ tôn cao Ngài qua sự đau khổ và nhục nhã mà Ngài phải chịu, cũng như làm chứng cho hay chống lại những người ra ứng hầu trước ngai Thượng Đế trong ngày phán xét cuối cùng. M.Black đã tán thành quan điểm của Schwetzer. (18)

Những nghiên cứu giáo đều đã ảnh hường đến cách đánh giá của các học giả đối với những lời dạy về Con Loài Người. Rõ ràng nếu hiểu được bản chất lịch sử thì một học giả có thể xác định được cái gì là thực đối với Chúa Giê-xu. “Cái quyết định trong vấn đề Con Loài Người không phải là tính chân thực của một nhóm lời giáo huấn ngược với các nhóm khác, mà là vấn đề bàn chất lịch sử.” (19) Giới học giả hiện đại thừa nhận rằng bức tranh Phúc Âm về Chúa Giê-xu là bức tranh về một con người tự biết mình một cách siêu việt. Giáo hội buổi đầu đã tin rằng Ngài đã tự tuyên bố Ngài sẽ là Con Loài Người tận thế trong ngày phán xét cuối cùng. Tuy vậy, “lịch sử” là truyện về những người thường chứ không phải người thánh. Lịch sử không có chỗ cho những loại thần thánh hiện thân làm người. Vì vậy bức tranh về Chúa Giê-xu “ phải là một sản phẩm của cộng đồng- sự sáng tạo của đức tin Cơ Đốc.”


Một cách nhìn hơi khác chút ít về vấn đền này là của các học giả tin rằng Chúa Giê-xu không thể đã tự nhận mình là Con Loài Người tận thế, bởi vì một người lành mạnh hay chân thực không thể làm đều đó. (20) Hơn nữa, việc sử dụng danh hiệu Con Loài Người cho chức vụ của Ngài trên Trái Đất bao gồm một sự tự xác nhận rõ ràng, như một số học giả đã lưu ý. Đó là một sự tự xác nhận rằng chính Ngài là một loại Mết-si-a thánh đã tồn lại trước nhân loại: đấng đã xuất hiện bất ngờ như một con người giữa loài người. Teeple đã công nhận ý nghĩa sau đây về Con Loài Người: "Nếu Chúa Giê-xu đã tin rằng trong nhiệm vụ hiện nay của Ngài, Ngài đã là Con Loài Người rồi, thì Ngài sẽ phải đi những bước viễn vông đều đặn trong suy nghĩ. Ngài sẽ phải tin rằng chính Ngài đã là Con Loài Người, hiện hữu trên trời từ trước vô cùng, đã xuống Trái Đất, sẽ lại trở về trời, rồi lại đến trái đất lẩn nữa.”(21) Chính lời tuyên bố rằng niềm tin ấy vào Chúa Giê-xu là “viễn vông” đã phản ánh các giả thuyết về những cái có thể hoặc khải tượng là thật trong lịch sử.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến cách đánh giá học giả là sự khẳng định về một sự nhất quán hình thức: nếu một tập hợp các lời dạy là thực, thì ipso facio này sẽ loại trừ tính chân thực của một nhóm khác. "Nếu Con Loài Người chỉ có thể là Đấng Mết-si-a siêu việt ngoài Trái Đất thì chúng ta không thể giải thích được tại sao Chúa Giê-xu, ngay trong lúc bấy giờ, lại có thể tự nhận mình có những đặc điểm và quyền hạn của Con Loài Người.”(22) Những ý tưởng về Con Loài Người khải thị và Con Loài Người trên Trái đất không nhất thiết loại trừ nhau, vì trong các sách Phúc Âm, hai khái niệm này đã được mang lại với nhau. Vì vậy không có một lý do prior nào để chúng không thể được mang lại với nhau trong ý nghĩ của Chúa Giê-xu.(23) Con Loài Người phải là một nhân vật trong ngày tận thế chứ không phải là Chúa Giê-xu. Đó là quan điểm chiến thắng trong thần học Đức nhưng vô cùng khổ hiểu, vì không có một chút bằng chứng nào chứng tỏ Chúa Giê- xu đã chờ đợi một Đấng lớn hơn Ngài tới, nhưng lại có nhiều bằng chứng ngược lại.(24)

Chúng ta xác nhận rằng trong các nguồn tài liệu Tân Ước, Chúa Giê-xu và chỉ có Chúa Giê-xu mới dùng cụm từ Con Loài Người để gọi mình, các nhà phê bình hình thức nhấn mạnh đến tiêu chuẩn khác biệt; nghĩa là chỉ được coi là xác thực những lời dạy nào không có tương ứng hoặc trong Do Thái giáo, hoặc trong giáo hội buổi đầu.(25) Nếu nguyên tắc này được áp dụng cho những lời dạỵ về Con Loài Người thì ta thấy ý tưởng Con Loài Ngươi phải xuất hiện trên trái đất trong nhục nhã, đau đớn, rồi chết là không có tương ứng trong Do Thái giáo hoặc trong giáo hội buổi đầu. Giáo hội thường chỉ nói về những sự đau đớn của Chúa Giê-xu hay Giê-xu Christ chứ không bao giờ nói về Con Loài Người. Cụm từ Con Loài Người chỉ được chính Chúa Giê-xu nói ra. Thực tế đó "dường như chứng tỏ một cách khẳng định rằng danh hiệu Con Loài Người phải là cách Chúa Giê-xu tự mệnh danh. Đó là điều xác thực không the chối cãi được. Đó là hòn đá tảng, mặc dù đa số các nhà phê bình, gồm cả Bomkamm không chịu thừa nhận sức mạnh của nó. Nếu chính Chúa Giê-xu đã nói mình là Con Loài Người trong hoạt động trần thế của Ngài, thì lý lẽ bắt buộc duy nhất chống lại tính chân thực của những lời dạy khải thị là tính vô song với những lời dạy trần thế.(27) Hơn nữa việc áp dụng tưởng về Con Loai Người khải thị vào đấng đã xuất hiện trên trái đất trong nhục nhã là phù hợp với tiêu chuẩn khác biệt.(28) Vì vậy, có lý do chánh đáng để áp dụng phương pháp quy nạp phổ biến thừa nhận cả ba lớp các lời dạv đều là thực.

CON LOÀI NGƯỜI TRẦN THẾ. Có một mô hình tìm thấy trong Phúc Âm Mác.(29) Thành Sê-sa- rê Phi-líp và sự thừa nhận của Phê-rơ về địa vị Mết-si-a của Chúa Giê-xu đánh dấu một bước ngoặc trong việc Chúa Giê-xu tự tiết lộ mình cho các môn đệ. Trước khi đến Sê-sa-rê Phi-líp Chúa Giê-xu chỉ nói về Ngài như là Con Loài Người trần thế. Sau câu chuyện ở Sê-sa-rê Phi-líp, có hai điểm đáng lưu ý Con Loài Người phải đau đớn và chết, nhưng sau đó Ngài phải đến như Con Loài Người khải thị để xét xử và trị vì trong Nước Trời khải thị.
Mác đã ghi lại hai cách dùng danh hiệu này từ đầu chức vụ của Chúa Giê-xu. Khi bị hách về việc tha tội cho người què, Chúa Giê-xu đã phán: "Con Loài Người ờ thế gian có quyền tha tội.” (Mác 2:10). Chữ "loài người" trong lời tuyên bố này thường được giải thích như đồng nghĩa với loài người thông thường, chứ không phải là một danh hiệu Mết-si-a. Tuy nhiên theo văn cảnh thì khó có thể như vậy. Tha tội là một đặc quyền của Thượng Đế chứ không phải của con người. Thực vậy, Chúa Giê-xu đã bị buộc tội phạm thượng, vì chỉ Thượng Đế mới có quyền tha tội (câu 7). Ở đây, Chúa Giê-xu, như Con Loài Người, đã tự cho mình quyền tha tội. Hơn nữa, cụm từ "ở thế gian” có thể bỏ qua được. Có sự đối lập giữa trời và đất, nhưng không thể có sự đối lập giữa đặc quyền thánh trên trời và quyền của Chúa Giê-xu trên Trái đất.(39) Vì là Con Loài Người trên trời, Ngài có quyền tha tội; nay Ngài mang quyền đó xuống đất và thực hiện đối với nhân loại.(31)

Chúa Giê-xu đã đối lập cách cư xử của Ngài với Giăng Báp-tít. Giăng đã đến thế gian như một người khổ hạnh. Trái lại. Chúa Giê-xu, như Con Loài Người, đã đến và sống như một người bình thường (Ma-thi-ơ 11:19 = Lu-ca 7:34)

Chúa Gìê-xu còn bị phái biệt lập kết tội không chịu tuân giữ các truyền thống của luật pháp về ngày Sa-bát. Để bảo vệ mình. Chúa Gíê-xu đã phán: "Vì loài người mà lập ngày Sa-bát, chứ chẳng phải vì ngày Sa-bát mà dựng nên loài người" (Mác 2:27,28). Lời dạy này không có nghĩa rằng nhân loại có chủ quyền đối với ngày Sa-bát và do đó mỗi người có thể có cách riêng của mình đê giữ ngày này. Chúa Giê-xu đã tự nhận có quyền của Con Loài Người để giải thích các điều luật liên quan đến ngày Sa-bát. Nguyên tắc được áp dụng ở đây là: ngày Sa-bát tự nó không phải là một sự kết thúc, mà được làm ra cho loài người. Trong văn cảnh này, danh hiệu Con Loài Người ám chỉ bản chất người của Chúa Giê-xu. Nhiệm vụ Mết-si-a của Chúa Giê-xu bao hàm cả sự tham gia, như một người thường, các việc của thế gian; vì vậy Con Loài Người có quyền đối với mọi việc liên quan đến một con người như thế. Hoàn toàn không thể có chuyện Chúa Giê-xu đã cho rằng con người như thế có quyền đối với ngày Sa-bát. Lời phán của Chúa Giê-xu còn có ý nghĩa sâu sắc hơn: Con Loài Người là Chúa thậm chí của cả ngày Sa-bát. Quyền năng của Con Loài Người được thể hiện ở chính điểm này, thậm chí trong ngày Sa-bát. Khi nói về sự phạm thượng đối với Đức Thánh Linh, Chúa Giê-xu đã tự gắn mình với quyền năng đang có trong Ngài. Ai xúc phạm đến Con Loài Người vẫn có thể được tha thứ; nhưng nếu mù quáng về tâm linh đến mức không phân biệt được giữa Thánh Linh của Thượng Đế và quyền lực của Sa-tan và do đó cho rằng quyền lực hiện hành trong Chúa Giê-xu là quyền lực của ma quỉ thì người đó đã ngoan cố đến mức không bao giờ được tha thứ nữa (Ma-thi-ơ 12:31-32). Ở đây, Chúa Giê-xu đã không định đối lập với công việc riêng của Ngài, với tư cách Con Loài Người, với công việc của Đức Thánh Linh, mà mô tả hai giai đoạn tối tăm kế tiếp của lòng người. Họ có thể nỗi phạm đến Chúa Giê- xu, và được tha. Chúa Giê-xu công nhận rằng vai trò Mết-si-a của Ngài là một cái gì đó để con người xúc phạm (Ma-thi-ơ 11 :6). Nhưng khi một người nào đó vượt quá giới hạn mà nói rằng quyền năng Mết-si-a của Ngài là bắt nguồn từ Sa-tan, thì người ấy không thể được cứu rỗi nữa.

Một lời dạy khác giúp ta hiểu rõ chức vụ Mết-si-a. Đối với một thầy dạy luật đi theo Ngài, Chúa Giê-xu đã trả lời: "Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Loài Người không có chỗ gối đầu. (Ma-thi-ơ 8:20; Lu-ca 9:58). Lời dạy này là vô vị nếu như "Con Loài Người” chỉ đồng nghĩa với "tôi". Nhưng nếu ta thừa nhận nghhĩa của chức vị Con Loài Người, thì lời dạy này lại đầy ý nghĩa. "Tôi, người mang chức vị Mết-si-a Vua Con Loài Người, phải chịu một cuộc sống nhục nhã, không phù hợp với chức vị Con Loài Người.”
Sự ý thức về sứ mệnh Mết-si-a được phản ánh trong lời dạy sau: “Con Loài Người đến để-tìm và cứu những người bị mất” (Lu-ca 19:10).(32)

Tất cả những lời dạy trần tục của Chúa Giê-xu đã làm cho các thính giả Do Thái lúng túng liệu Similirudes của Ê-nốc có tiêu biểu cho tư tưởng Do Thái đương thời không, họ đã biết rõ khải tượng của Đa-ni-ên về một đấng giống như con lòai người,và nếu Chúa Giê-xu đã dùng danh hiệu này để tự gọi mình trong chức vụ trần thế của Ngài, thì đó chính là một sự tự nhận mình là một đấng thánh, giống như người, hiện hữu trước loài người. Trong văn cảnh này, việc dùng danh hiệu này là một sự tự nhận đáng ngạc nhiên, chẳng khác gì tư nhận mình là thần thánh.(33) Đồng thời, có một điều chưa nghe thấy bao giờ: Con Loài Người xuất hiện trên trái đất như một người bình thường. Làm sao Chúa Giê-xu có thể vừa là Con Loài Người thánh ở địa vị đớn hèn và thấp kém, lại vừa là Người thánh tồn tại trước nhân loại và mang bản chất Mết-si-a bí mật.

CON LOÀI NGƯỜI ĐAU KHỔ. Khi các môn đệ Ngài đã tin rằng Ngài thật sự là Đấng Mết-si-a, người đang hoàn thành hy vọng đã được khải thị cho dân Do Thái, Chúa Giê-xu bất đầu đánh lên nốt nhạc mới:

"Con Loài Người phải chiu nhiều đau khổ, và bị các thầy tưởng tế và các thầy dạy luật chối bỏ, rồi bị giết, nhưng ba ngày sau sẽ sống lại” (Mác 8:32) Phê-rơ đã trách Chúa chính vì Ngài cho rằng Con Loài Người phải chết. Ý tưởng về sự chết của Con Loài Người hay Đấng Mết-si-a là không thể tin được và là một sự mâu thuẫn in terms(?)

Điều đó làm nảy sinh một câu hỏi về niềm trông đợi Do Thái đương thời. Người quan niệm về Con Loài Người Mết-si-a có phù hợp với những điều nói về Tôi Tớ Đau Khổ trong Ê-sai 53 không? Rõ ràng Do Thái giáo đôi khi đã giải thích rằng lời tiên tri lớn này dành cho Đấng Mết-si-a. Chúng ta không quan tâm nhiều đến cái mà tiên tri Ê-sai 53 định nói trong bối cảnh lịch sử riêng của nó. ieremias đã khẳng định rằng ý tưởng vể Đấng Mết-si-a đau khổ có thể truy nguyên từ thời trước Cơ Đốc.(34) Tuy nhiên, trong Do Thái giáo, cái chết của Đấng Mết-si-a không phải là cái chết cứu chuộc mà do xung đột với kẻ thù.(35) Đúng là trong Ê-nốc, Con Loài Người có mang một số đặc trưng của Tôi Tớ trong Ê-sai 53, nhưng những đau khổ chịu thế cho nhân loại, một đặc trưng rất quan trọng lại hoàn toàn không có trong Ê-nốc.(37) Vì vậy, chúng ta phải đồng ý với các học giả nói rằng không có sự phù hợp nào giữa Đấng Mết-si-a và Tôi Tớ Đau Khổ trong Do Thái giáo trước Cơ Đốc.(38)
Sau thông báo mở đầu, Mác đã ghi lại rằng Chúa Giê-xu đã nhiều lần nói cho các môn đệ biết Ngài phải bị trao vào tay loài người, và bị giết. Chúa Giê-xu đã hỏi về cái chết của Ngài với tư cách Con Loài Người chứ không phải là Đấng Mết-si-a. Nhưng điều này chỉ làm cho các môn đệ thêm thắc mắc. Nếu Đấng Mết-si-a là một vị vua dòng Đa-vít, dùng hơi thở từ miệng để tiêu diệt kẻ thù, thì Con Loài Người phải là một đấng thánh siêu nhiên. Một đấng như vậy làm sao có thể chết được?

Đoạn sinh động nhất, nói về cái chết của Ngài, tìm thấy trong Mác 10:45, nhấn mạnh rằng việc Ngài phải chết cho nhân loại chính là nhiệm vụ Mết-si-a của Ngài với tư cách Con Loài Người. “Con Loài Người cũng đã đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ người khác, và phó sự sống mình làm giá chuộc tội cho nhiều người” (Mác 10:45). Ở đây, chúng ta đã nghe được đề tài trung tâm của các thánh ca ebed Yahweh, và đây chính là ngụ ý rõ ràng của Ê-sai 53:6 Chúa Giê- xu đã liên kết có ý thức trong con người mình hai điểm mấu chốt cùa đức tin Do Thái, barnashaebed yahweh."(39) Ý tưởng về vật chuộc tội (lutron) ám chỉ về sinh tế dâng lên Chúa vì tội lỗi nhân loại trong Ê-sai 53; 10, và cụm từ “cho nhiều người” như một tiếng vọng của từ “nhiều người”,
được lặp lại trong Ê-sai: 53:11,12.14. Đây là quan điểm "bảo thủ" về việc Chúa Giê-xu dùng thành ngữ Con Loài Ngươi. Quan điểm, này đã được nhiều người thừa nhận. Ngài đã lấy một thuật ngữ trong sách Đa-ni-ên, nhưng không được dùng rộng rãi trong những niềm hy vọng Do Thái đương thời. Ngài đã giải thích lại thuật ngữ này. Con Loài Người không chỉ là Đấng thánh có trước loài người, mà còn xuất hiện trong sự yếu đuối, hèn hạ như một người thường để chịu số phận đau khổ và bị giết. Nói cách khác, Chúa Giê-xu đã trút nội dung của Tôi Tớ Đau Khổ vào khái niệm Con Loài Người.(41)

CON LOÀI NGƯỜI KHẢI THỊ. Chúa Giê-xu đã công bố sự đau khổ của Ngài đồng thời với sự trở lại trong vinh quang. Sau câu chuyện ở Sê-sa-rê Phi-líp, những tiên đoán về cuộc tái lâm vinh quang của Ngài với tư cách Con Loài Người tương đối ít thường xuyên hơn. Ý tưởng này khá quen thuộc đối với những ngươi nghe Ngài giảng, bởi vì họ đều biết lời tiên tri của Đa-ni-ên. Nhưng ý tưởng về Con Loài Người thánh trước hết phải sống như một người thường, chịu đau khổ và chết, là hoàn toàn mới đối với họ.

Có lẽ lời dạy khải thị sinh động nhất là đoạn đã được bàn tới: câu trả lời của Chúa Giê-xu cho Thầy Tế Lễ Tối Cao về việc liệu Ngài có phải là Đấng Mết-si-a, Con Thượng Đế hay không, cho dù Chúa Giê-xu đã trả lời “Ta chính phải đó" (Mác 14:62) hay "thật như lời” (Ma-thi-ơ 26:64), thì nội dung vẫn là một.(42) Ngài xác định ngay điều Ngài định nói bằng cách tự nhận mình ở địa vị Mết-si-a: "Rồi đây các ông sẽ thấy Con Loài Người ngồi bên hữu đầy quyền năng của Đức Chúa Trời, và ngự xuống từ những đám mây trên trời.” Chúa Giê-xu là Đấng Mết-si-a, nhưng là loại Mết-si-a Con Loài Người thánh, chứ không phải vua Dòng Đa-vít trần thế. Thực tế, Chúa Giê-xu đã nói với những người buộc tội Ngài rằng cái ngày đảo lộn mọi hình thức sẽ đến. Lúc này. Ngài đang đứng trước tòa chịu buộc tội. Nhưng sẽ đến ngày những kẻ xét xử Ngài sẽ phải đứng trước vành móng ngựa; còn Ngài Con Loài Người thánh, sẽ đóng vai trò vị quan tòa tận thế.

Suốt từ sau công trình của Giasson về "Cuộc Giáng Thế Lần Thứ Hai”, nhiều học giả đã chấp nhận ý kiến của ông cho rằng Chúa Giê-xu trong khi trả lời thầy tế lễ đã nói không phải về việc Ngài đến Trái Đất mà chỉ về một sự tôn cao và sự đến trình diện Đức Chúa Trời.(43) Tuy nhiên khó lòng tránh khỏi một sư tranh luận về trật tư của các từ trong câu đó: sự đến đi sau sự ngồi.(44) Lời dạy này đã liên kết cả sự tôn cao (sự ngồi) và sự trở lại (sự đến).(45)

KẾT LUẬN. Vậy chúng ta có thể kết luận rằng bằng cách dùng thuật ngữ Con Loài Người, được giải thích dưới ánh sáng của nền tảng tôn giáo và lịch sử của nó, Chúa Giê-xu đã tự xưng cả chức vị và vai trò Mết-si-a của mình. Thực tế, lời tự nhận ấy không, ngụ ý về chức vị Mết-si-a đơn thuần, bởi vì nó chứa đựng cả bản chất và nguồn gốc siêu nhiên sâu sắc của Ngài.(46) Ngài đã không tự gọi mình là Đấng Mết-si-a bởi vì sứ mệnh của Ngài hoàn toàn khác với sứ mệnh mà mọi người thường nghĩ về Đấng Mết-si-a. Ngài tự gọi mình là Con Loài Người vì danh hiệu này là một lời xác nhận cao quí và đồng thời cho phép Ngài đưa vào ý nghĩa mới cho thuật ngữ này. Ngài đã thực hiện điều đó bằng cách kết hợp vai trò Con Loài Người với vai trò của tôi tổ đau khổ. Khi các môn đệ đã tin chắc Ngài dùng là Đấng Mết-si-a, mặc dầu là Đấng Mết-si-a kiểu mới, Chúa Giê-xu đã cho họ biết những khía cạnh lớn hơn về số phận Con Loài Người. Trước hết, Ngài phải chịu đau khổ và chết, sau đó Ngài trở lại trong vinh quang như Đa-ni-ên 7 đã tiên đoán, để mở đầu Nước Trời với đầy quyền năng và vinh quang. Bằng thuật ngữ Con Loài Người, Chúa Giê-xu đã tự nhận chức vị thánh và có thể là đã có trước loài người và tự nhận là đấng mà một ngày kia sẽ mở đầu Nước Trời vinh quang. Nhưng để hoàn thiện việc này, Con Loài Người phải trở thành tôi tớ đau khổ và chịu chết.

Những lời dạy của Chúa Giê-xu về Con Loài Người và về Nước Trời là gần giống nhau trong một số khía cạnh cấu trúc của nó. Chúng ta đã thấy rằng Nước Trời là một sự hiện thực trọn vẹn sự trị vì vinh quang của Thượng Đế mà chỉ có thể kinh nghiệm được khi bắt đầu đời sau. Tuy vậy, trước khi Nước Trời biểu hiện trong vinh quang, chính Nước Trời này, (hay sự trị vì đầy vương quyền của nó) đã biểu hiện giữa hai nhân loại dưới một hình thức bất ngờ. Nước Trời đang bí mật hoạt động giữa nhân loại. Trong khi kỷ nguyên tội lỗi đang tiếp tục, thì Nước Trời đã bắt đầu hoạt động âm thầm dưới một hình thức mà thế giới hầu như không nhận biết được. Sự hiện diện của Nước Trời chỉ có thể nhận thức được bởi những người có trực giác tâm linh để nhìn thấy nó. Đây là một bí mật của Nước Trời trong chức vụ của Chúa Giê-xu, sự bí mật thánh ấy lần đầu tiên đã được tiết lộ cho nhân loại. Nước Trời vinh quang trong tương lai, như đã được khải thị, đã đến một cách bí mật để hoạt động giữa nhân loại trước khi nó biểu hiện công khai.(47) Câu chuyện Con Loài Người là như vậy. Chúa Giê-xu sẽ là Con Loài Người thánh vinh quang đến trên những đám mây để xét xử nhân loại và mang Nước Trời vinh quang đến. Tuy nhiên, trước khi Ngài thể hiện là Con Loài Người theo như khải thị, Chúa Giê-xu là Con Loài Người cải trang sống giữa nhân loại. Nhiệm vụ của Ngài lúc này không phải là trị vì trong vinh quang mà là chịu đựng nhục nhã và đau đớn và phải chết để đền tội cho nhân loại. Con Loài Người thánh tương lai đã hiện diện giữa nhân loại rồi, nhưng dưới hình thức mà họ khó lòng biết được. Thực ra. có một sự bí mật Mết-si-a thậm chí cả một Nước Trời bí mật.

Bằng cách tự gọi mình là Con Loài Người, Chúa Giê-xu đã tự nhận là Đấng Mết-si-a; nhưng khi dùng thuật ngữ này, Ngài đã chỉ ra rằng địa vị Mết-si-a của Ngài là hoàn toàn khác với cái mà mọi người chờ đợi. “Con Loài Người” đã cho phép Ngài tự nhận chức vụ Mết-si-a, nhưng với nhiệm vụ được giải thích theo cách riêng của Ngài. Vì vậy, đây là một lời xác nhận không dễ dàng được nhân dân công nhận, vì họ có những quan niệm sai lầm về Đấng Mết-si-a. Tuy nhiên, lời tự nhận này là sự báo động cho những ai biết đáp lại, về mặt tâm linh, sự hiện diện của Đấng Mết-si-a. mặc dầu vai trò Mết-si-a của Ngài không thấy trước được.



















CHƯƠNG 12 CON THƯỢNG ĐẾ


MỞ ĐẦU. "Con Thượng Đế" là cụm từ Mết-si-a quan trọng nhất khi nghiên cứu về việc Chúa Giê-xu tự tiết lộ mình. Trong lịch sử tư tưởng thấu học, thành ngữ này hàm ý nói lên thần tính cơ bản của Chúa Giê-xu. Ngài là Con Thượng Đế, nghĩa là Đức Chúa Con, Ngôi thứ hai trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, khi chúng ta bắt đầu nghiên cứu thành ngữ này trong các sách Phúc Âm Đồng Quan, chúng ta không được kết luận rằng thành ngữ mang những ý nghĩa cao cả đến thế, nếu chưa nghiên cứu cân thận. Bởi vì trong lịch sử, thành ngữ nảy đã được dùng trong các sách Do Thái giáo và trong Cựu Ước với ý nghĩa khác với nghĩa mà thông thường chúng ta thừa nhận. Vì vậy, chúng ta phải nghiên cứu lịch sử và cách sử dụng thành ngữ này theo một số nghĩa của nó, rồi sau đó nghiên cứu các sách Phúc Âm, để thử xác định xem thành ngữ này truyền đạt một nội dung cao đến mức nào.

NGHĨA CỦA "CON THƯỢNG ĐẾ"- Vos đã chỉ ra rằng "Con Thượng Đế” có thể được dùng ít nhất là theo bốn cách. (1) Một tạo vật của Thượng Đế có thể được gọi là con Thượng Đế theo nghĩa nguồn gốc, vì nó có được là nhờ hoạt động sáng tạo trực tiếp của Thượng Đế. A-đam được gọi là con Thượng Đế theo nghĩa gần giống với chữ con trong câu "Sết là con của A-đam” (Lu-ca 3:38). Điều này cũng tương tự như nghĩa chữ “con” trong Xuất Ê-díp-tô ký 4:22, khi Thượng Đế nói về Y- sơ-ra-ên như con Ngài, con trưởng nam của Ngài. "Hết thảy chúng ta chẳng phải là có cùng một chữ sao?” (Ma-la-chi 2:10). Có thể là Chúa Giê-xu đã được gọi là con của Tnượng Đế theo nghĩa này, trọng Lu-ca 1:25, bởi vì Ngài đã được sinh ra bằng hoạt động sáng tạo trực tiếp của Đức Thánh Linh trong cơ thể bà Ma-ri.(2)

Đây không phải là một quan niệm Do Thái nổi bật. Khi bàn về Thượng Đế, Plato đã nói: "Nhiệm vụ chúng ta bây giờ đúng phải tìm cho được Đấng Tạo Dựng và là Cha của vũ trụ này; và khi đã phát hiện ra Ngài rồi, việc công bố cho mọi người biết là điều không thể làm nổi.”(3) Một ý tưởng thần học tương tự cũng được Phao-lô nêu lên trong bài nói của ông A-ten. Ông đã đùng một thành ngữ stô-ích để minh họa chân lý Cơ Đốc: "Chúng ta cũng là dòng dõi của Ngài” (Công vụ 17:28). Đây là thần học về địa vị làm Cha muôn loài của Thượng Đế. Điều đó dẫn đến hệ quả: mọi người đều là anh chị em. Vì đều là tạo vật của Thượng Đế duy nhất. Tuy nhiên, đây là thần học sáng tạo, chứ không phải thần học cứu chuộc. Trong thần học này, mọi người đều có được địa vị làm con Thượng Đế. Đó là một chân lý phổ biến. Và bởi vì về bản chất nội tại, con người là con cái Thượng Đế, nên điều đó phải đóng vai trò quyết định đối với thái độ cư xử của họ đối với Thượng Đế và trong mối quan hệ với người khác. Chúng ta phải cố gắng xác định xem trong những lời dạy của, thần học về địa vị tạo vật chung này được đưa vào ở mức độ nào.

Thứ hai, thành ngữ con Thượng Đế có thể được dùng để mô tả mối quan hệ của loài người đối với Thượng Đế như những đối tượng đặc biệt được Ngài chăm sóc yêu thương. Đây là cách dùng trong đạo đức tôn giáo và có thể áp dụng cho cả dân tộc Y-sơ-ra-ên cũng như cho mọi người. Đây là ý nghĩa sâu sắc sắc hơn của lời phán trong Xuất Ê-díp-tô ký 4:22. Y-sơ-ra-ên không phải chỉ là một dân tộc được ra đời bởi hoạt động sáng tạo của Chúa, mà con là trưởng nam của Ngài, đối tượng đặc biệt của tình phụ tử. Y-sơ-ra-ên là tuyển dân của Thượng Đế. Như Cựu Ước đã lặp lại nhiều lần, mối quan hệ mà Y-sơ-ra-ên gắn bó với Thượng Đế được mô tả bằng địa vị làm con.(4) Trong Tân Ước, khái niệm này được hoàn thiện với ý nghĩa sâu sắc hơn khi những Cơ Đốc nhân cũng
được mô là bằng địa vị làm con Thượng Đế, dù là được sinh ra (Giăng 1:12; 3:3) hay được thừa nhận (Rô-ma 8:14; Ga-la-ti 3:26; 4:5). Chứng ta đã từng nghiên cứu tầm cỡ của địa vị làm con, khi bàn về địa vị làm cha Thượng Đế.(5)

Nghĩa thứ ba là nghĩa Mết-si-a. Một vị vua thuộc dòng tộc Đa-vít thì được gọi là con Thượng Đế (II Sa-mu-ên 7:14). Cách dùng này không ám chỉ bản chất thánh của nhân vật Mết-si-a; nó liên quan lới địa vị Mết-si-a chính thức.

Nghĩa thứ tư là nghĩa thần học. Trong Sách Khải Thị (Tân Ước), và sau này, trong thần học Cơ Đốc giáo, “Con Thượng Đế” có một ý nghĩa sâu sắc hơn. Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế vì Ngài là Thượng Đế, và có bản chất thánh. Mục đích của Phúc Âm Giăng là chứng tỏ rằng Chúa Giê-xu vừa là Đấng Cứu Thế, vừa là Con Thượng Đế. Trong đoạn mở đầu, Giăng đã viết rõ ràng: Chúa Giê-xu, Con Thượng Đế, Ngôi Lời, chính là Thượng Đế tồn tại từ trước vô cùng, và hiện thân làm người với mục đích khải thị Thượng Đế cho nhân loại. Đó chính là điều mà Giăng ám chỉ, khi nói rằng Thượng Đế đã cử chính Con Ngài trong thân xác đầy tội lỗi để làm cái mà Luật Pháp không làm được (Rô-ma 8:3; Ga-la-ti 4:4). Để mô tả chức tế lễ tối cao của Thượng Đế chúng ta, tác giả Hê-bơ-rơ đã nói về Chúa Giê-xu. Con Thượng Đế, và bằng cách đặt hai danh hiệu này cạnh nhau, ông đã gợi ý hai bản chất của Chúa chúng ta (Hê-bơ-rơ 4:14).

Những câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: Có phải Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế chỉ với ý nghĩa tôn giáo hay Ngài là Con Mết-si-a của Thượng Đế? Có phải chính Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế theo nghĩa mang bản chất Thượng Đế như Giăng và Phao-lô đã bày tỏ không? chúng ta đã từng thấy rằng, theo một cách nào đó, Chúa Giê-xu đã đặt mình tách hẳn với các môn đệ trong mối quan hệ với Thượng Đế. Vì Thượng Đế là cha của Ngài, nên Chúa Giê-xu không thể đứng chung với các môn đệ được.(6) Một sự nghiên cứu sâu hơn về "Con Thượng Đế" sẽ làm sáng tỏ vấn đề này.

CON MỂT-SI-A CỦA THƯỢNG ĐẾ TRONG DO THÁI GIÁO. Ý tưởng về Con Mết-si-a của Thượng Đế bật nguồn từ lời hứa cho Đa-vít về việc con cháu ông sẽ nối ngót trị Y-sơ-ra-ên. Không phải một con cháu gần gũi mà là một nhân vật vĩ đại sau này thuộc dòng vua Đa-vít, sẽ là Con Mết-si-a của Thượng Đế, theo nghĩa trọn vẹn của từ này. Thượng Đế phán về một dòng dõi của Đa-vít rằng "Ta sẽ làm cha nó, nó sẽ làm con Ta“ (II Sa-mu-ên 7:14). Lời hứa này được mở rộng trong Thi Thiên 89 khi Thượng Đế nói về Đa-vít “Và Ta cũng sẽ làm người thành con trưởng nam Ta vua cao hơn hết các vua trên đất Ta cũng sẽ làm cho dòng dõi người còn đến đời đời và ngôi người còn lâu dài bằng các ngày của trời." (các câu 27 và 29). Dòng dõi Đa-vít được bao gồm trong cá nhân ông, còn lời hứa cao quí (đã không bao giờ được thực hiện cho một người nối ngôi ông) dành cho một con cháu vĩ đại hơn của Đa-vít. Đó là người sẽ trở thành Hoàng Tử của các vua trên Trái Đất.(7) Ý nghĩa Mết-si-a của mệnh đề này được thầv rõ ràng nhất trong Thi Thiên 2, ở đó đấng trị vì sắp đến được gọi là đấng được xức dầu của Thượng Đế, vua, và Con Thượng Đế: “Ngươi là con Ta; ngày nay Ta đã sanh ngươi’’ (Thi 2:7). Ở đâv, do nhiệm vụ của mình, Vuậ được xức dầu được gọi là Con Thượng Đế.

Trong Cựu Ước có nói đến địa vị làm con Mết-si-a, nhưng thành ngữ Con Thượng Đế không bao giờ trở thành một danh xưng Mết-si-a quen thuộc. Nó chỉ xuất hiện trong một giai đoạn trước thế kỷ thứ nhất. Trong sách thứ năm của Ê-nốc, Thượng Đế phán: “Bởi vì Ta và Con Ta sẽ gắn bó với chúng nó mãi mãi” (Ê-nốc 105:2). Tuy nhiên, chương này không có trong bản thảo của Ê-nốc bằng tiếng Hy Lạp.(8) "Con Thượng Đế” xuất hiện như một danh hiệu Mết-si-a trong Sách Khải Thị thế kỷ thứ nhất SCN, IV Ezra. Ở đây, một vài chỗ, Đấng Mết-si-a siêu nhiên được gọi là “Con Ta”.(9)
G. H. Box đã chứng tỏ rằng cách dùng này được giữ nguyên trong Thi Thiên 2.(10) Tuy nhiên, đa số học giả đồng ý rằng trong các bản dịch của Sách Khải Thị hiện còn giữ được, thuật ngữ được dùng là "Tôi Tớ” chứ không phải "Con".(11) Một tài liệu gần gũi khác, Sách Khải Thị của Ba-rúc, nói đến "'Tôi Tớ Mết-si-a của Ta” (Khải Thị Ba-rúc 70:9). Giới học giả hiện nay đồng ý với Dalman rằng Con Thượng Đế không phải là danh xưng Mết-si-a chung trong thời Tân Ước,(12) mặc dầu một số người vẫn cho là như thế.(13)

Một tài liệu tham khảo khác đã được tìm thấy trong các sách Qumran. Ở đây, Đấng Mết-si-a dòng Đa-vít có liên hệ với câu 7:14 của  II Sa-mu-ên.(14) Do đó, Fuller đã kết luận rằng "Con Thượng Đế” đã được dùng đầu tiên như một danh hiệu Mết-si-a trong Do Thái giáo trước Cơ Đốc.(15) Vì vậy có khả năng là "Con Thượng Đế" trong các sách Phúc âm là thuật ngữ gọi Chúa Giê-xu là Đấng Mết-si-a.

NGƯỜI THÁNH. Cũng có thể gọi "Con Thượng Đế” là một ý tưởng Hy Lạp về người thánh. Trong các tôn giáo phương đông, tất cả các vua được gọi là con Trời (thiên tử). Trong thời cổ Hy Lạp có những người coi là có thánh quyền và có thể làm các phép lạ. Họ được gọi là theioi andres - những người thánh. Bultman đã giả thiết rằng quan niệm cổ Hy Lạp về người thánh này được đưa vào thuật ngữ "Con Thượng Đế" trong các sách Phúc Âm. "Họ hình dung Chúa Giê-xu là con Thượng Đế. người đã thể hiện thánh quyền của mình thông qua các phép lạ.”(6)

CON THƯỢNG ĐẾ TRONG CÁC SÁCH PHÚC ÂM. Ngay từ câu đầu, Mác đã khẳng định Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế (Mác 1:1). Trong Ma-thi-ơ 16:16, Phê-rơ đã tuyên bố Chúa Giê-xu là Đấng Mết-si-a theo nghĩa là "Con Thượng Đế”. Chúng ta phải nghiên cứu các sách Phúc âm để hiểu ý nghĩa của thuật ngữ này.

Có một điều đáng lưu ý: trong các sách Phúc Âm đồng quan, Chúa Giê-xu không bao giờ dùng cả cụm từ này, mà chỉ thường tự gọi mình là Con. Điểu đó đã dẫn đến kết luận: Dù cho nghĩa của cụm từ: "Con Loài Người” là gì đi nữa, nó cũng không phải là danh hiệu mà Chúa Giê-xu tự đặt cho mình. Điều đáng chú ý hơn nữa là trong "Các Thư Tín”, Con Thượng Đế là một danh xưng ưa thích đặt cho Chúa Giê-xu.

Chúa Giê-xu được tiếng phán từ trời gọi là Con Thượng Đế khi Ngài chịu báp-tem (Mác 1:11) và lúc Chúa biến hình (Mác 9:7). Sa-tan cám dỗ Chúa bằng cách gọi Ngài letd (Mác 3:ll =Lu-ca 4:41). Bọn quỉ nhặn ra Ngài là Con Thượng Đế (Mác 5:7). Thầy tế lễ tối cao đặt câu hỏi Ngài có phải là con của Đấng Đầy ơn không (Mác 14:61). Ở một vài chỗ, Ma-thi-ơ thêm vào thuật ngữ "Con Thượng Đế", trong khi Mác không dùng.(18) Rõ ràng các lời truvền miệng nêu trong Mác và Q đều nói rằng Chúa Giê-xu được cả loài người, quỉ. Và Thượng Đế thừa nhận là Con Thượng Đế. Những chỗ Ma-thi-ơ thêm vào cụm từ Con Thượng Đế không làm thay đổi mà chỉ nhấn mạnh thêm truyền thống đó. 

Trong các đoạn trích trên, Con Thượng Đế không tương đương với Đấng Mết-si-a. Đấng Mết-si-a là một hậu tự của Đa-vít, được xức dầu thánh để thiết lập quyền lực của Nước Trời. Chúa Giê-xu đã được hoan nghênh như Con Thượng Đế Ngài quyền năng thống trị được thế giới ma quỉ (Mác 3:1 1; 5:7). Khi Chúa Giê-xu ở trên thập tự giá rồi, có người nói mỉa mai rằng nếu nó là Con Tnượng Đế thi hắn nó sẽ tự cứu mình được. Điều đó chứng tỏ Ngài đã từng xác nhận mình có mối- quan hệ đặc biệt với Thượng Đế để có được quyền năng siêu nhiên. Nếu không phải là do Ma-thi- ơ thêm vào lần thứ hai (Mác và Lu-ca không có), thì câu này cho thấy nhân dân đã tin rằng Chúa Giê-xu tự nhận mình không chỉ là Đấng Mết-si-a mà còn là Con Thượng Đế.

Những câu này có thể được giải thích như sau: Chúa Giê-xu đã được nhìn nhận như một người thánh hoặc một một người làm phép lạ tiêu biểu của thời cổ Hy Lạp. Nhưng có một ít bằng chứng cho thấy không thể như thế được. Những cám dỗ trong bốn mươi ngày đã thách thức Chúa Giê-xu thể hiện hết tài năng của mình, và thông qua các phép lạ, Ngài sẽ thuyết phục được nhân dân tin rằng Ngài chính là Con Thượng Đế. Ngài sẽ biến đá thành bánh để khỏi bị đói: sẽ nhảy từ mái đền thờ xuống bình yên để làm cho đám đông phải ngạc nhiên; sẽ xác nhận quyền trị vì thế giới của mình (Ma-thi-ơ 4:1-11 =Lu-ca 4:1-13). Nhưng Chúa Giê-xu đã dứt khoát khước từ tất cả những việc thể hiện mình là Con Thượng Đế này. Như chúng ta đã thấy, lúc chịu lễ báp-tem, Chúa Giê-xu được gọi là Con Thượng Đế để thực hiện sứ mệnh của Tôi Tớ Chúa. Nếu Ngài làm theo sự cám dỗ tức là đã từ bỏ sứ mệnh này và đi vào con đường riêng của mình, con đường thực hiện những phép lạ. Sự từ chối dứt khoát cám dỗ của Sa-tan có nghĩa là Ngài không từ bỏ vai trò Tôi Tớ Thượng Đế. “Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế, không phải như một người biết làm phép lạ, mà là một người biết thực hiện nhiệm vụ của mình trong sự vâng phục, nói chính xác hơn là thực hiện nhiệm vụ chịu đau khổ của mình.“(19)

Chúng ta có thể xác định được nội dung của "Con Thượng Đế” bằng cách nghiên cứu một vài đoạn, trong đó Chúa hoặc được gọi là Con hoặc chính Chúa tự gọi minh như vậy.

LỄ BÁP-TEM. Lúc bắt đầu chức vụ, Chúa Giê-xu đã được một tiếng phán từ trời tôn lên làm “Con Thượng Đế", và “Đấng Mết-si-a đã được chọn": "Ngươi là con yêu dấu của ta đẹp lòng ta mọi đàng" (Mác 1:11). Ở đây, Chúa Giê-xu đã được mệnh danh là Con Thượng Đế theo nghĩa nào? Một số người thường giải thích đây là thứ tình cha con đối với Thượng Đế, bắt đầu được xác nhận từ khi Ngài chịu lễ báp-tem.(20) Những người khác giải thích theo adoptionist Christology. Lúc chịu lễ báp-tem, Chúa Giê-xu đã được chỉ định làm Đấng Mết-si-a, Con Thượng Đế và được giao nhiệm vụ đó.(21) Cách giải thích này 4 đồng nhất địa vị làm con và địa vị Mết-si-a và đã có một ảnh hưởng sâu rộng. Chúa Giê-xu đã trở thành Con Thượng Đế vì lúc báp-tem. Ngài đã được chọn làm Đấng Mết-si-a.

Tuy nhiên nếu lời phán này có nghĩa là mở đầu cho nhiệm vụ Mết-si-a được thể hiện trong địa vị làm con, thì một thuật ngữ khác phải được dùng. Lời phán trên là tương tự như Thi Thiên 2:7 “Ngươi là Con Ta. Ngày nay, Ta đã sinh ngươi". Những câu này thích hợp hơn nhiều để xác định một sự nhận nhiệm vụ Mết-si-a trung tín địa vị làm con.(22) Nhưng thay cho việc trích dẫn Thi Thiên 2:7, tiếng phán đã ăn khớp với nửa đầu của Ê-sai 42:1 "Này, đầy tớ Ta đây là kẻ Ta nâng đỡ, là kẻ Ta chọn lựa, là kẻ mà linh hồn Ta lấy làm đẹp lòng." Trong bản dịch sang tiếng Hy Lạp. mệnh đề “đẹp lòng ta, mọi đường",(Mác 1:11) có thể được dịch là "mà Ta dã đặt lên một sự hài lòng hoàn toàn”. Cách dịch đó bao hàm ý lựa chọn, "ở đây muốn nói đến mệnh lênh lựa chọn của Thượng Đế, cụ thể là lựa chọn Người Con, để làm Đấng Mết-si-a, thực hiện nhiệm vụ làm vua. As huios ho agapeios Chúa Giê-xu là Đấng tiếp nhận sự hài lòng hoàn toàn của Thượng Đế, do sự lựa chọn này.”(23)

Hơn nữa, từ Hy Lạp agapetos, được dịch là “yêu dấu", đôi khi đồng nghĩa với monogemes, nghĩa là “duy nhất”.(24) Vì vậy tiếng phán từ trời có thể được dịch là “Đây là Con duy nhất của Ta; chính Ta đã chọn.” Địa vị làm con và địa vị Mết-si-a không đồng nghĩa với nhau. Nói một cách đúng hơn, địa vị làm con là cơ sở đầu tiên để lựa chọn Chúa Giê-xu là người thực hiện nhiệm vụ Mết-si- a. Ê-sai 42:1 cũng gợi ý rằng nhiệm vụ Mết-si-a được một tôi tớ Chúa thực hiện.(25) Lời phán từ trời khẳng định mối quan hệ cha con, trong trung tâm của câu chuyện cám dỗ (Ma-thi-ơ 4:3,6) và trên cơ sở mối quan hệ cha con này mà khẳng định Chúa Giê-xu sẽ dâng mình cho chức vụ Mết-si-a
với cư cách là một tôi tớ Chúa. (26) "Đây là Con duy nhất của Ta” mô tả địa vị vĩnh viễn của Chúa Giê-xu. Không phải Ngài trở thành Con mà đang là Con. Địa vị làm con đi trước địa vị Mết-si-a và không đồng nghĩa với nhau. "Con Thượng Đế không thể được giải thích là địa vị Mết-si-a. Tiếng phán từ trời là một sự khẳng định Thượng Đế đã có mối quan hệ cha con với Chúa Giê-xu từ trước.”(27)

SỰ CÁM DỖ. Sự cám dỗ Chúa Giê-xu được hiểu trên cơ sở này. Sa-tan đã không thách thức Chúa Giê-xu bằng mệnh đề "Nếu ngươi là Đấng Mết-si-a” mà bằng mệnh đề "Nếu ngươi là Con Thượng Đế.” Sa-tan nhận biết rằng Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế và có thể gọi các thiên thần giúp đỡ để được an toàn. Thật ra những cám dỗ đã nhắm vào địa vị Mết-si-a của Chúa Giê-xu, nhưng là nhiệm vụ Mết-si-a dựa trên cơ sở địa vị làm con của Ngài.

Địa vị làm con bao gồm yếu tố siêu nhiên, vì bọn quỉ nhận biết được Chúa Giê-xu, Mác ghi lại rằng, ngay từ khi Ngài bắt đầu chức vụ, một người bị quỉ ám ở nhà hội Ca-bê-na-um đã nhhìn thấy Chúa Giê-xu, nhận ra Ngài và kêu lên: "Hỡi Giê-xu, người Na-xa-rét. Ngài định làm gì chúng tôi chăng? Ngài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết Ngài là ai: là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời” (Mác 1:24). Bọn quỉ nhận biết ngay và trực tiếp chúng không cần xem xét lời nói hay hành động của Chúa Giê-xu, cũng không cần một sự suy luận nào hết mà nhận biết được Chúa bằng trực giác siêu nhiên. Công vụ 16:18 cũng cho chấy bọn quỷ rất sợ Danh Chúa Giê-xu. Thành ngữ “Đấng Thánh của Đức Chúa Trời” không phải là một danh hiệu Mết-si-a quen thuộc, cũng không phải là cách gọi tên Chúa Giê-xu trong giai đoạn đầu của đạo Cơ Đốc. Nó bắt nguồn từ Cựu Ước, gọi Thượng Đế là Đấng Thánh.(28) Bọn quỉ đã nhận thấy trong Chúa Giê-xu sự hiện diện của một con người siêu nhiên.(29)

MA-THI-Ơ 11:25-27. Đoạn quan trọng nhất để nghiên cứu Cơ Đốc Học Phúc Âm là một đoạn Q(?) trong Ma-thi-ơ 11:25-27= Lu-ca 10:21-22.  Dibelius công nhận rằng đoạn này mang tính chất “thần thoại” nghĩa là siêu nhiên.(30) Một quan niệm khá phổ biến, đặc biệt là trong thần học Đức, cho rằng đây là sản phẩm về sau của Cơ Đốc giáo Hy Lạp.(31) Tuy vậy, Jeremias đã chứng tỏ rằng tính chất xê-mít của đoạn trên đòi hòi một môi trường xã hội Do Thái,(32) và “nếu chúng ta chối bỏ nó thì phải dựa trên cơ sở quan điểm chung của chúng ta đối với con người Chúa Giê-xu chứ không phải dựa trên cơ sở rằng hình thức và cách diễn đạt của đọan này là thuộc thời đại cổ Hy Lạp, theo bất cứ nghĩa nào."(33)

Đối với hoạt động đầy vương quyền của Thượng Đế đang tác động trong chính Ngài, Chúa Giê-xu nói: “Thưa Cha, Chúa của trời đất con khen ngợi Cha vì Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho những con trẻ hay.” Ý nghĩa chức vụ của Chúa Giê-xu chỉ  có thể hiểu được nhờ thiên khải. Sự hiện diện và quyền lực của Nước Trời giữa nhân loại không được công nhận một cách phổ biến. Giăng Báp-tít đã công bố Nước Trời đang ở trong tầm tay, và Chúa Giê-xu đã thể hiện quyền lực của Nước Trời trong chức vụ Mết-si-a của Ngài. Trong khi một số người thừa nhận rằng lời tiên tri về Nước Trời đến đang được thực hiện, thì “thế hệ này”, nhìn về toàn bộ, là mù lòa. Họ gọi Giăng Báp-tít là ma quỉ, và Chúa Giê-xu là kè tham ăn tục uống, đôi khi là người bị quỉ ám (Ma-thi-ơ 12:24). Muốn hiểu đúng đắn về con người và chức vụ của Chúa Giê-xu, cần nhận được sự khải thị từ Cha, Chúa của trời đất. Ngài che giấu những điều này đối với người khôn-ngoan thông sáng, nhưng lại tiết lộ cho con trẻ.

Trong quá trình khải thị, Con đã thực hiện vai trò của mình. “Mọi việc Cha đã giao cho Ta; ngoài Cha ra không ai biết Con; ngoai Con và người nào Con muốn cho biết, không ai biết được Cha"(11:27). Cụm từ "Mọi việc” có liên quan tới “những điều này” trong câu 25, tức là liên quan
tới toàn bộ nội dung của thiên khải.(34) Thượng Đế, Chúa của trời đất, được truyền bảo Con thực hiện quyền khải thị, đã giao cho Đấng Christ đem Chân Lý đến những người khác. Thượng Đế truyền bảo Chúa Giê-xu vì Ngài là Con. Thượng Đế đã ủy quyền cho Con Ngài. Vì Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế, nên Ngài có thể nhận được mọi điều từ Cha Ngài để khải thị cho những người khác. Như vậy, chức vụ Mết-si-a trong việc khải thị phải dựa vào địa vị làm con đã có từ trước.

Câu 27 nói rõ mối quan hệ này: “Ngoài Cha ra, không ai biết Con; ngoài Con và người nào mà Con muốn cho biết, không ai biết được Cha.” Ở đây, Chúa Giê-xu đã có một sự nhận biết sâu sắc về Thượng Đế hơn là quan hệ cha con thông thương. Chúa Giê-xu biết Cha đúng như Cha biết Con. Giữa Cha và Con có một cách nhận biết nhau duy nhất riêng biệt. Thượng Đế nhận biết Con ngay và trực tiếp, vì Ngài là Cha. Đó là sự nhận biết trực giác, ngay lập tực chứ không dựa trên kinh nghiệm. Cơ sở của nó là: Thượng Đế là Cha của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu cũng biết Cha theo cách ấy: trưc tiếp, trực giác và ngay lập tức, dựa trên cơ sở Ngài là Con. Như vậy, cả hai mối quan hệ Cha-Con này và sự nhận biết nhau giữa Cha và Con là thực sự duy nhất, khác hẳn với mọi quan hệ và sự nhận biết của loài người. Đấng Cứu Thế, là Con có một sự nhận biết bẩm sinh độc đáo về Thượng Đế đúng như khả năng đó của Cha đối với Ngài.

Vì Chúa Giê-xu là Con và có khả năng nhận thức duy nhất này nên Thượng Đế đã trao cho Ngài chức vụ Mết-si-a, làm trung gian để truyền đạt cho loài người hiểu được về Thượng Đế. Con người chỉ hiểu được Thượng Đế khi được Con khải thị. Vì Cha đã khải thị cho Con với quyền lực tuyệt đối, nên Con cũng thực hiện quyền lực tuyệt đối đúng như vậy khi khải thị Cha cho những người Ngài chọn. Do được Chúa Giê-xu khải thị, con người có thể nhận thức được Thượng Đế, nhưng sự nhận thức này chỉ giống như mà không đồng nhất với nhận thức của Chúa Giê-xu về Cha. Đó là một thứ nhận thánh, trực giác, trực tiếp như Cha nhận thức về Con. Còn nhận thức của con người về Thượng Đế chỉ là một nhận thức trung gian được truyền đạt lại bằng sự khải thị của Con. Nhận thức của Chúa Giê-xu về Cha là hoàn toàn duy nhất, và địa vị làm Con của Ngài cũng duy nhất như thế. Nhận thức của chúng ta về Thương Đế là sự nhận thức lần thứ hai vì nó được truyền lại cho con người thông qua Chúa Giê-xu. Thậm chí địa vị làm con mà con người kinh nghiệm được thông qua Đức Chúa Con cũng là mối quan hệ đã được Con làm trung gian.

Rõ ràng, đoạn trích này cho thấy địa vị làm con và địa vị Mết-si-a không phải là một. Địa vị làm con có trước địa vị Mết-si-a và thực tế là nền tảng cho chức vụ Mết-si-a. Hơn nữa, địa vị làm con còn có ý nghĩa sâu sắc hơn là sự nhận thức được quan hệ cha con. Nó bao hàm một mối quan hệ duy nhất và cá biệt giữa Thượng Đế và Chúa Giê-xu.

ĐIỀU MÀ CON KHÔNG BIẾT. Chúa Giê-xu tự cho mình là Con Thượng Đế trong khi nói về ngày Ngài trở lại. “Về ngày giờ đó, chẳng ai biết chi hết, các thiên sứ trên trời, hay là Con cũng chẳng biết nữa; song chỉ Cha mà thôi” (Mác 13:32). Điểm mấu chốt của lời dạy này là ở chỗ những điều ấy phải được các thiên thần, Con cũng như Cha đều biết. Vấn đề là ở chỗ Chúa Giê-xu đã xếp mình cùng loại với Cha và các thiên thần. Theo suy nghĩ thông thường thì mọi người đó phải cùng biết những điều siêu nhiên. Nhưng trái với sự mong đợi phàm tục, Con lại không biết điều này.(35)

NGƯỜI LÀM VƯỜN NHO. Trong ngụ ngôn về người làm vườn nho (Mác 12:1-12), lại một lần nữa, địa vị làm con được phân biệt với địa vị Mết-si-a và là cơ sở đã có trước cho chức vụ Mết-si-a. Sau khi đã sai một vài gia nhân đến, nhưng không thu được kết quả, người chủ vườn nho đã cử con mình đến để thu phần hoa lợi. Chính vì anh ta là con nên người chủ hy vọng rằng lần cuối cùng này sẽ có kết quả. Địa vị làm con của anh ta hoàn toàn độc lập với và có trước chức vụ của anh ta.
Vì anh ta là con, nên trở thành người thừa kế vườn nho, và được cử đến để nhận phần thừa kế của mình.

CUỘC TRANH LUẬN VỚI NHỮNG NGƯỜI PHA-RI-SI. Trong cuộc tranh luận với những người Pha-ri-si, vào tuần cuối cùng, Chúa Giê-xu đã đặt câu hỏi: "Vua Đa-vít gọi Ngài bằng Chúa; có lẽ nào Ngài là con vua ấy được?" (Lu-ca 20:44). Chúa Giê-xu không chối bỏ sự thật mà họ đã xác nhận. Đấng Mết-si-a là dòng dõi Đa-vít. Đó lã điều đã được công nhận rộng rãi, và không thể chối cãi được (Rô-ma 1 :3), và không có bằng chứng nào cho thấy Chúa Giê-xu đã bực tức khi được gọi là con cháu Đa-vít. Chúa Giê-xu đã hiệu chỉnh lại cách đánh giá đương thời về Đấng Mết-si-a. Ngài chỉ ra rằng Đấng đó phải lớn hơn Con của Đa-vít, bởi vì Đa-vít gọi Ngài là Chúa. Đức Giê- hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: "Hãy ngồi bên hữu Ta, cho đến chừng Ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi" (Thi 110:1). Rồi Ngài đặt câu hỏi: “Vì chính Đa-vít xưng Ngài bằng Chúa, thì lẽ nào Ngài là con vua ấy?" (Mác 12:37). Vấn đề là ở chỗ quan niệm của người Pha-ri-si về Đấng Mết-si-a không sai, nhưng không đầy đủ. Đấng Mết-si-a không phải chỉ là con cháu Đa-vít, Ngài còn phải là Con Thượng Đế, và vì là Con Thượng Đế, Ngài là Chúa của Đa-vít. Vì là Con Thượng Đế, Ngài sẽ ngồi bên phải Thượng Đế để thể hiện quyền năng tối thượng. Con Đa-vít sẽ trị vì cả thế giới này. Con Đa-vít sẽ trị vì thế giới sắp tới. Chúa Giê-xu đã khẳng định rằng theo Thi thiên được trích dẫn ấy, Đấng Mết-si-a phải là một Đấng siêu nhiên, được ngồi bên phải Thượng Đế. Những câu này thậm chí cho thấy Chúa Giê-xu là Đấng có từ trước vô cùng.(36) Đấng Mết-si-a đồng thời là một người trần tục trong dòng họ Đa-vít và vị Quan Tòa của thế giới sắp tới - Chúa và Quan Tòa của Đa-vít.

TRƯỚC TÒA CÔNG LUẬN. Một sự xác nhận tương tự về địa vị làm con của một đấng được tôn cao có thể tìm được trong lúc Chúa Giê-xu bị xét xử trước tòa công luận. Họ đã buộc rất nhiều tội cho Chúa Giê-xu, nhưng Ngài không trả lời. Sau cùng thầy tế lễ tối cao bắt Chúa phải thề (Ma-thi- ơ 26:63) khi trả lời câu hỏi trực tiếp của ông ta: “Ấy chính ngươi là Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời đáng ngợi khen phải không?” (Mác 14:61). Một số học giả khẳng định rằng không thể hiểu được tại sao thầy tế lễ tối cao lại hỏi một câu như thế.(37) Nhưng nếu thầy tế lễ đã nghe báo cáo rằng Chúa Giê-xu đã tự nhận mình là Con Thượng Đế và đang tìm lý do để buộc tội Ngài, thì không có gì khó tin về câu hỏi đó vấn đề chưa rõ là thành ngữ “Con Đấng đầy ơn” hay “Con Thượng Đế” mà thầy tế lễ tối cao dùng có bao hàm một ý nghĩa nào khác hơn hay chỉ là một người làm nhiệm vụ Mết-si-a và đồng nghĩa với “Đấng Christ”. Nhưng nếu lưu ý rằng thành ngữ này không phải là danh hiệu quen thuộc của Đấng Mết-si-a, chúng ta có thể nghi ngờ rằng câu hỏi này có thể hàm chứa một ý gì khác nữa. ít nhất câu trả lời của Chúa Giê-xu cũng đã loại bỏ sự tối nghĩa đó. Ngài phán: "Ta chính phải đó; các ngươi sẽ thấy Con loài người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự giữa đám mây trên trời mà đến” (Mác 14:62). Ngay lập tức, tòa công luận đồng ý án xử từ Chúa Giê-xu do tội phạm thượng này. Điều rất quan trọng là phải chú ý rằng nếu tự tuyên bố địa vị Mết-si-a của mình thì theo luật Do Thái bấy giờ, không phải là cơ sở để kết tội. Sự xác nhận mình ở địa vị Mết-si-a không thể bị kết tội tử hình. Một lời tuyên bố như vậy không bao giờ được coi là một sự phạm thượng.(38) Cho nên, lời tuyên bố của Chúa Giê-xu đã đi xa hơn địa vị Mết-si-a. Đó là địa vị Mết-si-a của Con Loài Người đã được tôn cao. Thực chất, Chúa Giê-xu đã tuyên bố như sau: Lúc này, tôi đang đứng trước tòa án của các ông và đang bị xử; nhưng một ngày kia, tình hình sẽ đảo ngược, và bấy giờ các ông sẽ thấy người mà các ông xử hôm nay sẽ ngồi xử cả thế giới vớ tư cách Con Loài Người. Người mà các ông lên án lúc này, từ nay về sau sẽ là Quan Tòa của các ông. Tóm lại Chúa Giê-xu đã khẳng định đặc quyền của mình trong ngày phán xét sau cùng, một chức năng chỉ của Thượng Đế. Chính bởi đã khẳng định rằng Ngài sẽ
được tôn cao trong tương lai, cũng như sẽ có đặc quyền của Thượng Đế, nên Chúa Giê-xu đã bị kết án tử hình vì tội phạm thượng.

KẾT LUẬN. Chúng ta kết luận rằng Chúa Giê-xu đã nghĩ mình là Con Thượng Đế theo một cách riêng biệt, khác hẳn với tất cả mọi người. Ngài đã chỉ ra Ngài là Con duy nhất, có một không hai, của Thượng Đế, mà ở đời này không ai có thể là như vậy được. Có những bằng chứng khác nữa;(39) nhưng chúng ta đã giới hạn chỉ nghiên cứu cách dùng thuật ngữ Con Thượng Đế. Có một mối liên hệ gần gũi giữa Con Loài Người và Con Thượng Đế. Marshall đã gợi ý rằng Chúa Giê-xu đã dùng danh hiệu Con Loài Người để  “đưa ra một thành ngữ thận trọng cho mối quan hệ duy nhất của riêng Ngài với Thượng Đế. Ngài là Con và là đặc phái viên của Thượng Đế trong công tác cứu rỗi. Danh hiệu Đấng Mết-si-a vừa không đủ ý vừa dễ bị nhầm còn danh hiệu Con thì có ngụ ý quá rõ ràng. Nhưng danh hiệu Con Loài Người có giá trị đặc biệt. Nó phù hợp một cách đáng khâm phục với quan niệm của Chúa Giê-xu về chính Ngài, bởi vì nó dành cho một con người có liên quan chặt chẽ với Thượng Đế và có nguồn gốc từ trời. Như vậy "Con Loài Người" là một phương tiện để thể hiện sự tự nhận thức thánh của Chúa Giê-xu, đồng thời vẫn giữ được bí mật trong việc Ngài tự khải thị mình đối với những người bịt tai bưng mắt”(40). Trong giáo hội buổi đầu, "Con Thượng Đế" có thể đã được dùng không hạn chế để chỉ vị trí tối cao mà Chúa Giê-xu ngự.

BÍ MẬT MẾT-SI-A. Trước khi kết thúc chương này, chúng ta phải nghiên cứu qua về lý thuyết “bí mật Mết-si-a". Có một loạt bằng chứng quan trọng trong các sách Phúc Âm, liên quan đến vấn đề địa vị Mết-si-a của Chúa Giê-xu và phù hợp với việc Ngài dùng danh hiệu này rất dè dặt. Trong một số lần, sau khi đã làm phép lạ chữa bệnh và thu được sự chú ý đặc biệt của quần chúng, Chúa Giê-xu đã bảo người được chữa lành phải giữ bí mật, tránh làm cho người khác biết. Chúa ra lệnh nghiêm khắc cho một người cùi được sạch không được nói cho ai biết (từ Mác 1:43). Chúa cũng cấm bọn quỉ đã nhận ra Ngài không được làm cho mọi người biết Ngài là ai (Mác 1:34; từ 3:11). Khi Chúa làm cho con gái Giai-ru sống lại, Ngài cấm cha mẹ cô bé không được cho ai biết việc này (Mác 5:43). Một người bị quỷ làm câm điếc sau khi được Chúa chữa lành, cũng bị cấm không được kể lại chuyện này với ai (Mác 7:36). Sau khi Phê-rơ khẳng định địa vị Mết-si-a của Chúa Giê-xu, Ngài đã yêu cầu các môn đệ không được tiết lộ điều này cho đến sau lúc Ngài sống lại (Mác 8:30; 9:9). Những yêu cầu giữ bí mật này đã cung cấp cơ sở cho một lý thuyết phức tạp gọi là bí mật Mết-si-a.(41) Wrede đã cho rằng tất cả những yêu cầu giữ bí mật này không có trong lịch sử mà do các nhà truyền giáo bổ sung vào. Wrede nêu giả thuyết giáo hội buổi đầu đã phải dương đầu với một tình hình mâu thuẫn. Họ có trong tay những chuyện truyền miện hoàn toàn không Mết-si-a về cuộc đời Chúa Giẽ-xu. Chúa Gịê-xu không bao giờ tự tuyên bố mình là Đấng Mết-si- a, và chưa bao giờ Ngài được công nhận là Đấng đó trong lúc thực hiện chức vụ trần tục. Tuy nhiên, giáo hội buổi đầu đã đi đến chỗ tin rằng Ngài là Đấng Mết-si-a - Đấng Mết-si-a loại siêu nhiên - bởi vì Ngài đã sống lại. Mâu thuẫn chính là ở chỗ đó. Giáo hội đã tin Chúa Giê-xu là Đấng Mết-si-a siêu nhiên, nhưng chuyện truyền miệng về Chúa lại không phải là Đấng Mết-si-a.

Lý thuyết về bí mật Mết-si-a đã ra đời để giải quyết mâu thuẫn này và làm cho Đấng Mết-si-a có thể thoát ra khỏi những chuyện truyền miệng không Mết-si-a ấy. Thật ra Chúa Giê-xu chính là Đấng Mết-si-a, nhưng điều đó không được công nhận cho đến sau khi Ngài sống lại (Mác 9:9 là câu then chốt). Trong quá trình thực hiện chức vụ, Chúa Giê-xu đã giấu kín bí mật này, nên các chuyện truyền miệng về Ngài đều cho rằng Ngài không phải Đấng Mết-si-a. Chỉ sau Ngài sống lại, người ta mới biết Ngài là Đấng Mết-si-a. Lòng tin Cơ Đốc cho rằng Chúa Giê-xu là Đấng Mết-si-a và việc Chúa Giê-xu không tự tuyên bố mình là Đấng Mết-si-a đã được Phúc Âm Mác làm khớp lại bằng công cụ “bí mật Mết-si-a."

Đây là một lý thuyết khéo léo nhưng hoàn toàn thiếu bằng chứng. Không có một dấu vết lịch sử nào cho thấy chuyện truyền miệng không Mết-si-a đã từng tồn tại. (42) Trong các sách Phúc âm, chỉ có những chuyện truyền miệng Mết-si-a. Sự tồn tại của chuyện truyền miệng không Mết-si-a là một giả thuyết chống đối không có bằng chứng lịch sử. Nó đã được công nhận ít nhiều Đức, nhưng nhiều học giả vẫn không tin như thế.  T.W. Manson gọi "Con Đường Wrede" là "Con Đường Cụt". (43) Không có lý do gì để bắt buộc không được chấp nhận bí mật Mết-si-a như một yếu tố lịch sử quan trọng trong chức vụ của Chúa Giê-xu.(44) Bí mật về địa vị Mết-si-a rất gần gũi với bí mật của Nước Trời.

Các sách Phúc Âm đã cho thấy hai điểm nút của bằng chứng. Rõ ràng các sách đó đã mô tả Chúa Giê-xu như có một ý thức Mết-si-a. Ngài đã chấp nhận danh hiệu Mết-si-a khi người ta gọi Ngài. Ngài đã ban phước lớn cho các môn đệ khi họ bắt đầu hiểu rõ được tính chất của địa vị Mết-si-a của Ngài. Ngài cũng đã khẳng định chắc chắn địa vị Mết-si-a của mình khi bị hỏi tại Tòa Công Luận. Mặt khác, Chúa Giê-xu đã không công bố rộng rãi và công khai về địa vị của mình, Ngài luôn luôn bắt những ta nhận ra điều đó đều phải giữ bí mật.

Sự căng thẳng này có thể được giải quyết hoàn toàn, nếu công nhận Chúa Giê-xu tự biết mình là Đấng Mết-si-a, nhưng không phải loại Mết-si-a mà mọi người vẫn mong đợi. Sứ mệnh của Ngài là mang đến Nước Trời, nhưng không phải thứ vương quốc mà nhân dân mong muốn. Thật ra Ngài đã được công nhận là vua Y-sơ-ra-ên (Ma-thi-ơ 2:2: Lu-ca 1:32; Giăng 1:50), nhưng vương quốc của Ngài là một vương quốc tâm linh và sứ mệnh Mết-si-a của Ngài là một sứ mệnh tâm linh. Trong tương lai, Ngài sẽ là vua vinh hiển (Ma-thi-ơ 25:34), và bấy giờ, vương quốc của Ngài sẽ thể hiện trong quyền năng vĩ đại (Ma-tni-ơ 13:41: Lu-ca 22:29-30). Nhưng lúc này, đia vi Mết-si-a của Ngài không phải là ngai vàng mà là thập tư giá, không phải là vinh quang mà hèn hạ không phải là tri vì mà là hy sinh. Vai trò của Ngài hiện nay là vai trò của Tôi Tớ Đau Khổ. Chỉ trong tương lai Ngài mới trở thành vua Mết-si-a vinh quang. Phải có một sự biến đổi cơ bản đối với khái niệm Mết-si-a mà nhân dân ấp ủ. Vì vậy, Chúa Giê-xu không thể dùng từ ngữ Mết-si-a một cách thoải mái. Đối với nhân dân, từ ngữ này có nghĩa là một địa vị Mết-si-a như họ nghĩ, không giống với mục đích mà Ngài phải hoàn thành lúc bấy giờ. Nhưng vì đích thực là Đấng Mết-si-a, nên Ngài đã không thể phủ nhậu khi điều đó ngươi ta dùng từ này để gọi Ngài. Bởi vì Ngài là Đấng Mết-si-a, nhưng Ngài phải chịu đau khổ trước khi bước vào vinh quang (Lu-ca 24:26).
Ý thức Mết-si-a của Chúa Giê-xu phải được phân biệt với sự khải thị Mết-si-a. Các sách Phúc âm rõ ràng đã mô tả Chúa Giê-xu là có ý thức Mết-si-a. Việc Chúa Giê-xu ít khẳng định điều này. trước công chúng và việc Ngài yêu cầu giữ bí mật phải được hiểu là do quần chúng đã có những hy vọng khác về Đấng Mết-si-a. Và vì Ngải đã dự khải thị chức năng Mết-si-a của mình khác hẳn với những mong đợi đó. Vì vậy, sự tự khải thị Mết-si-a của Ngài là những bài học để giáo dục lại cho các môn đệ về một cách giải thích mới sứ mệnh Mết-si-a mà thực tế đã nằm trong con người Ngài.

CHÚA. Trong giáo hội buổi đầu, một trong những danh hiệu kính cẩn nhất được đặt cho Chúa Giê- xu là “Chúa”. Đó là sự tuyên xưng đầu tiên về đức tin đối với Chúa Giê-xu (Rô-ma 10:9), và có ý nghĩa là một vị thánh. Chúa Giê-xu đã sống lại và được tôn cao như là Chúa và ngồi bên phải Thượng Đế (Công vụ 2:33, 36), để trị vì cho đến khi mọi người phải thừa nhận địa vị Chúa của Ngài (Phi-líp 2:9-11 ). Nếu chuyện truyền miệng về Đức Chúa Giê-xu lịch sử đã bị đức tin Cơ Đốc làm méo mó đi rất nhiều, như các nhà phê bình hình thức thường nghĩ thì danh hiệu này của Chúa Giê-xu phải có trong các chuyện truyền miệng ấy.
Nhưng chúng ta đã không tìm thấy điều đó. Thuật ngữ thường xuyên được dùng nhưng không có nghĩa cao như thế mà chỉ được dùng trong cách xưng hô lễ phép (Ma-thi-ơ 18:26; Lu-ca 7:6; 9:57, v.vv), có nghĩa như “Ngài”, “Ông chủ”. Tiếng Hê-bơ-rơ tương đương của nó là "Ra-bi”, tức là từ mà học sinh dùng để gọi thầy giáo.(45) Lu-ca đã sử dụng từ này nhiều lần với ý đó một cách có chủ tâm (Lu-ca 7:13; 10:1,39,41 ,v.v).(46) Có một số câu trong đó thuật ngữ này được dùng để tỏ sự tôn kính cao nhưng vẫn chưa bằng lòng tôn kính Đấng Mết-si-a của Hội Thánh ban đầu (Lu-ca 5:8; Ma-thi-ơ 7:21).(47) Chúa Giê-xu đã dùng từ này để xác định chức vị thánh của Ngài trong Mác 2:28; 1 1:3; và 12:37. Đoạn cuối cùng là rất quan trọng. Chúa Giê-xu đã trích một trong những yếu tố làm cho các Cơ Đốc nhân buổi đầu nghĩ rằng Chúa Giê-xu là Kyrios.(48)

Cách sử dụng danh hiệu này trong Phúc Âm Thứ Tư đã gây ấn tượng rất sâu sắc. Trong 19 chương đầu, “Kyrios” chỉ xuất hiện có ba lần (4:1; 6:23; 11:2), ngoài ra chỉ là cách xưng hô tỏ ý kính trọng. Tuy nhiên, trọng hai chương cuối, thuật ngữ này xuất hiện đến 15 lần. “Rõ ràng các nhà truyền giáo cảm thấy thích hợp -khi dùng từ "Chúa” trong văn cảnh này, nhưng không cảm thấy được tự do dùng danh hiệu này trong chức vụ buổi đầu.”(49) Taylor đã kết luận đúng rằng danh hiệu này hoàn toàn không thể được dùng trong thời Chúa Giê-xu. Ngài là Kyrios vì Ngài là Chúa đã sống lại và thăng thiên.





























CHƯƠNG 14 SỨ MỆNH MẾT-SI-A


Đối tượng của sứ mệnh Mết-si-a của Chúa Giê-xu là chuẩn bị cho nhân loại bước vào Nước Trời trong tương lai. Chúa Giê-xu hằng ngóng trông Nước Trời tận thế đến. Khi đó. cuộc phán xét sau cùng sẽ tách nhân loại ra làm hai. Những người công chính sẽ được vào để hưởng sự sống đời đời và ơn phước của Nước Trời, còn kẻ ác sẽ bị đoán phạt, số phận tương lai này phụ thuộc vào quyết định của mỗi người trong hiện tại. Quyền lực của Nước Trời tương lai đã hiện diện trong con người Chúa Giê-xu, đối diện với nhân loại và đòi hỏi mọi người phải quyết định tin theo hoặc chống lại luật lệ của Thượng Đế. Con người chạm trán với quyền lực của Nước Trời tương lai thông qua chính vua Mết-si-a. Khi con người quyết định ủng hộ Vua, nghĩa là ủng hộ Nước Trời tương lai, họ sẽ kính nghiệm được rằng tội lỗi họ đã được tha. Khi con người biết ăn năn, từ bỏ tội lỗi mình, mà chịu sự trị vì của Thượng Đế, thì trong thực tế họ có thể nhận được ơn phước của Nước Trời ngay hiện tại, mặc dù chỉ là một phần. Họ được giải phóng khỏi cảnh nô lệ cho vương quốc Sa-tan và tội lỗi, Và kinh nghiệm được một sự công chính nội tâm. Con người có được sự công chính ấy hoàn toàn do lòng khoan dung độ lượng của Thượng Đế. Sứ mệnh của Chúa Giê-xu là đem đến một cuộc khủng hoảng lớn cho mục tiêu cứu chuộc của Thượng Đế. Sự hiện diện và sứ mệnh của Ngài đã thể hiện quyền năng của Nước Trời trong lịch sử. Sự hoàn thiện vinh quang trong tương lai của quyền năng này đã được đảm bảo. Con người và chức vụ của Đấng Christ trong lịch sử cứu chuộc là vấn đề trung tâm, là mấu chốt của toàn bộ Kinh Thánh. Cả Tân Ước đều minh chứng rõ rệt cho điều đó, và không thể hiểu được Cựu Ước một cách đúng đắn nếu tách rời quan điểm này.(1) Như đã được phản ảnh trong các sách Phúc Âm, sứ mệnh Mết-si-a của Chúa Giê-xu cũng chứa đựng những bằng chứng ấy. Vì sự khủng hoảng này trong con người và sứ mệnh của Đấng Christ, nên Nước Trời tương lai không chỉ được bảo đảm mà nhân loại ngay bây giờ có thể kinh nghiệm được quyền năng của Nước Trời tương lai và những ơn phước của nó.

Giáo hội buổi đầu đã quan niệm cái chết của Chúa Giê-xu như một trong những sự kiện quan trọng nhất trong việc hoàn thành sứ mệnh của Ngài. Điều này được chứng minh bằng lời tuyên bố thú tội sớm nhất trong I Cô-rinh-tô 15:1 -3: "Đấng Christ chịu chết vì tội chúng ta theo lời Kinh Thánh.”

BIẾN CỐ ĐÓNG ĐINH TRÊN THẬP TỰ GIÁ. Về mặt lịch sử, cái chết của Chúa Giê-xu là một bi kịch của một con người bị các thế lực chính trị bắt. Chúa Giê-xu đã phải đương đầu với một mối tử thù của các thầy dạy luật và Phái Biệt Lập vì Ngài đã phủ nhận cách giải thích của họ về Bộ Luật, và như thế đã phá bỏ toàn bộ nền tảng Do Thái giáo theo các thầy dạy luật. Ngài đã phải sợ  hãi và chịu đựng sự thù địch của các nhà quí tộc và các thầy tư tế khi Ngài tiến vào Giê-ru-sa-lem trong tư thế chiến thắng và khi Ngài làm sạch đền thờ, thách thức chính quyền của họ. Có thể có một câu hỏi nhỏ về sự chân chính của Tòa Công Luận khi tìm cách xử tử Chúa Giê-xu. Vì là một người dạy đạo Ngài là mối lo sợ cho giáo phái Biệt Lập. Vì nổi tiếng trong nhân dân, nên Ngài trở nên nguy hiểm về mặt chính trị. Giăng đã tường trình một phản ứng của Tòa Công Luận. Đây là một phản ứng có thể tin được trong bối cảnh lịch sử bấy giờ. “Người nàylàm phép lạ nhiều lắm, chúng ta tính thế nào đây? Nếu chúng ta để cho người làm, thì thiên hạ tin người, rồi dân Rô-ma sẽ đến diệt nơi này và cả nước chúng ta nữa” (Giăng 11:47.48). Tòa Công Luận lên án Chúa Giê-xu về tội báng bổ, tự tuyên bố là Con Thánh của Loài Người, người sẽ được ngồi trên ngai, bên phải của Thượng Đế (Mác 16:64). Khi lên án như vậy họ đã hành động theo cách hiểu Cựu Ước của mình. Tội của họ là sự cứng lòng khiến họ mù lòa không thấy được ý nghĩa của sự khải thị mới và
sự kiện cứu chuộc đang diễn ra qua Chúa Giê-xu, chính ngay trước mắt họ. Phi-lát cũng phải chia phần xấu hổ trong việc hành quyết Chúa Giê-xu. Ông ta đã nhận ra rằng Chúa Giê-xu là vô hại, và không phải là một nhà cách mạng nguy hiểm. Nhưng ông đã chịu thua dưới áp lực của Tòa Công Luận và đã xử đóng đinh Chúa Giê-xu trên thập tự giá như một kẻ quá khích nổi loạn.

Điều mà chúng ta quan tâm là thần học về cái chết của Chúa Giê-xu. Ngài có thấy trước về cái chết của mình không? Ngài đã nhìn thấy ý nghĩa gì trong cái chết ấy?

NHỮNG TIÊN ĐOÁN VỀ SỰ KHỔ NẠN. Các sách Phúc Âm đều nói là Chúa Giê-xu tiên đoán được sự khổ nạn của mình. Tại Sê-sa-rê Phi-líp, Phê-rơ đã thú nhận về địa vị của Chúa Giê-xu. Đó là một bước ngoặc trong chức vụ của Ngài. Sau đó, những lời dạy của Ngài đã có một điểm lưu ý mới. “Ngài khởi sự dạy môn đồ rằng Con Loài Người phải chịu khổ nhiều, bị các trưởng lão, các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo loại ra, phải chịu chết, sau ba ngày sẽ sống lại" (Mác 8:31). Lời giáo huấn này về cái chết sắp đến của Ngài trở thành một yếu tố quan trọng trong những điều Ngài dạy về những ngày sắp tới (Mác 9:12,31; 10:33; Ma-thi-ơ 17:12: 20:18,19; Lu-ca 17:25).

Điểm mới này phải được giải thích như thế nào? Những lời bình luận trước đây coi hiện tượng Sê- sa-rê Phi-líp như là mốc đánh dấu hai giai đoạn chức vụ của Chúa chúng ta. Giai đoạn đầu là giai đoạn thành công và hạnh phúc; giai đoạn thứ hai là thất bại và tuyệt vọng. Trong phần đầu của chức vụ, thông điệp của Chúa Giê-xu đã được chấp nhận rộng rãi và Ngài tin chắc là thành công.(2) Tuy nhiên, các thầy dạy luật và phái Biệt Lập đã thù Ngài, và chẳng bao lâu sau Chúa Giê-xu đã thấy rõ Ngài không thể tránh khỏi cái chết. Sê-sa-rê Phi-líp đánh dấu bước ngoặc trong cách giải thích của Chúa Giê-xu về chức vụ của chính mình, nhưng ngày nay, cách bình luận này không còn được phổ biến rộng rãi nữa. “Các sách Phúc Âm sẽ đúng với lịch sử hơn nếu tường trình những thành công và thất bại, sự yêu chuộng của quần chúng cũng như sự thù nghịch đều là những chặng đường kề từ đầu cuộc đời của Chúa Giê-xu.”(3)

Người ta thường đặt câu hỏi: “Có thật Chúa Giê-xu đã dạy về sự khổ nạn này của Ngài không, hay đây chỉ là sản phẩm của giáo hội buổi đầu dưới ánh sáng của sự chết và sống lại của Chúa Giê- xu? Có thể là về hình thức, những lời dạy này đã được giáo hội nhào nặn để duy trì truyền thống Phúc Âm, nhưng có hia sự kiện nổi bật. Ý tưởng về sự khổ nạn của Con Loài Người được giới hạn trong những câu nói của Chúa Giê-xu. Chúng ta đã thấy không có bằng chứng rõ rệt về việc Do Thái giáo đã kết hợp với các khái niệm Cựu ước “Con Loài Người” với “Tôi Tớ Đau Khổ"; và giáo hội buổi đầu đã không gán danh hiệu Con Loài Người cho Chúa Giê-xu.(4) Nếu áp dụng tiêu chuẩn về sự khác biệt vào đây, thì chúng ta phải kết luận rằng hạt nhân của những lời dạy này bắt nguồn từ Chúa Giê-xu. Hơn nữa, nếu Chúa Giê-xu không giải thích về cái chết của mình thì khó  lòng cắt nghĩa được thần học về sự chuộc tội đã này sinh như thế nào trong giáo hội buổi đầu. Trước đây rất lâu, Schweitzer đã phê phán lý thuyết không Mết-si-a của Wrede dựa trên cơ sở rằng sự sống lại của Chúa Giê-xu không bao giờ làm cho giáo hội coi Ngài là Đấng Mết-si-a.(5) Lời phê bình đó đến nay vẫn còn đúng.(6) Chỉ có niềm tin vào sự sống lại của Chúa Giê-xu mới làm cho giáo hội gán ý nghĩa cứu chuộc vào cái chết của Ngài. Thần học về sự chết của Chúa Giê- xu phải bắt nguồn từ chính con người Chúa.

CHÚA GIÊ-XU CHỜ ĐỢI CÁI CHẾT. Trong viện hoàn thành sứ mệnh của Ngài, tầm quan trọng của cái chết không phải chỉ dựa trên một vài lời tiên đoán này. Thực tế, cái chết của Chúa Giê-xu là một trong những đề tài chính của các sách Phúc Âm rõ ràng là Các Nhà Viết Phúc Âm đều dành chỗ cho câu chuyện về cái chết của Ngài. Phúc Âm Mác thường được coi như là một truyện khổ nạn có phần mở đầu dài. Thật vậy, một trong những điều quan trọng nhất là Phúc Âm phải
giải thích cho những độc giả ngoại đạo hiểu được tại sao Chúa Giê-xu lại phải chịu chết một cách nhục nhã, bị hành quyết trên thập tự giá của người La Mã, nếu Ngài là Con Thượng Đế.

Cái chết của Chúa Giê-xu không tách rời với vấn đề Tôi Tớ Của Chúa. Chúng ta đã xác nhận rằng Chúa Giê-xu hiểu được sứ mệnh của mình thông qua danh hiệu Con Loài Người. Ngài hoàn thành sứ mệnh của Tôi Tớ Đau Khổ,(7) cố tình đồng nhất mình với người thường trong mọi đau khổ và cả sự chết. Khi Giăng phải miễn cưỡng làm phép báp-tem cho Chúa Giê-xu, Ngài đã động viên: "Bây giờ cứ làm đi vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy” (Ma-thi-ơ 3:15). Đây là lời phán cho thấy rõ nhất Chúa đã đồng nhất mình với mọi người. Khi chịu lễ báp-tem, Chúa Giê-xu đã tự hòa mình với hàng ngũ những người đang được Giăng làm báp-tem, mặc dù Ngài chẳng có tội để tuyên xưng. Sự công chính (công bình) mà Ngài phải hoàn thành có thể là điều được nhắc tới trong Ê-sai 53:11 ‘Tôi tớ công bình của Ta sẽ lấy sự thông biết về mình làm cho nhiều người được xưng công bình; và người sẽ gánh lấy tội lỗi họ.”(8) Chúa Giê-xu đã bắt đầu chức vụ bằng cách liệt mình vào hàng ngữ tội nhân."

Chúng ta đã thấy rằng  tiếng phán từ trời lúc Chúa Giê-xu chịu báp-tem đã liên kết những lời ám chỉ trong Thi Thiên 2:7 và Ê-sai 42:1 ban xuống lời kêu gọi đi vào chức vụ của Tôi Tớ Thượng Đế. Vì Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế nên đã được Ngài chọn để thực hiện vai trò của một Tôi Tớ vâng lời. Lời ám chỉ về tôi tớ trong Ê-sai đã cho thấy ngay từ đầu Chúa Giê-xu đã nhận biết rằng sứ mệnh Mết-si-a của mình phải được thực hiện trong vai trò một Tôi Tớ Đau Khổ Của Đức Chúa Trời hơn là vai trò trị vì của một vị vua dòng Đa-vít.

Nhiều lời dạy trong các sách Phúc Âm đã phản ảnh việc Chúa Giê-xu ý thức được số phận cay đắng đang chờ đợi mình, khi được hỏi tại sao Ngài không dạy các môn đệ nhịn ăn, Chúa Giê-xu đã trả lời rằng các khách dự tiệc cưới không nhịn ăn khi chú rể đang ngồi đó với họ. “Song tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó, họ sẽ kiêng ăn” (Mác 2:20). Phải thừa nhận rằng khái niệm chàng rể là một khái niệm Mết-si-a,(10) và việc “đem đi khỏi họ” không thể được giải thích bằng cái kinh nghiệm thông thường của loài người. Ngược lại, điều đó chỉ ra rằng Chúa Giê- xu đã chờ đợi-một số phận bất thường xảy đến cho Ngài, số phận ấy sẽ làm cho các môn đệ đau buồn. Một bi kịch sẽ diễn ra phá tan bầu không khí tươi vui hòa trong niềm vui của chú rể và bạn bè. Đó không thể là mỏi cái gì khác hơn cái chết của Ngài.

Một lần, Gia-cơ và Giăng đã đến xin Chúa Giê-xu cho được ngồi những chỗ danh dự trong Vương Quốc sắp tới của Ngài. Chúa đã trả lời: "Các ngươi không biết điều mình xin. Các ngươi có uống được chén ta uống và chịu phép báp-tem ta phải chịu chăng?” (Mác 10:38). Rõ ràng đó là chén của đau khổ và sự chết.(11) Nhưng dưới ánh sáng của ẩn dụ về cái chén trong Cựu Ước, đường như Chúa Giê-xu đang nghĩ về chén thạnh nộ của Thượng Đế đối với tội lỗi.(12)

Trong Lu-ca 12:50, Chúa Giê-xu cũng dạy về cái chết bắt buộc này: “Có một phép báp-tem mà Ta phải chịu, Ta đau đớn biết bao cho đến chừng nào phép ấy được hoàn thành!” Lời dạy ấy không những chỉ ra Chúa Giê-xu biết cái chết đang chờ Ngài, mà còn cho thấy sâu sắc hơn: ở một mức nào đó, cái chết này là mục đích sứ mệnh của Ngài.

Trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giê-xu đã nói: “Hết thảy các ngươi sẽ gặp dịp vấp phạm, vì có lời chép rằng: Ta sẽ đánh kẻ chăn chiên thì bầy chiên sẽ tản lạc” (Mác 14:27). Bây là câu trích dẫn từ Xa-cha-ri 13:7. Nhà tiên tri này không những thấy trước người chăn chiên bị đánh và đàn chiên bị tản lạc mà còn thấy Thượng Đế sẽ làm trong sạch những con chiên còn lại để họ trở thành dân của Ngài trong ngày cứu rỗi. Xa-cha-ri không gợi ý Ngài sẽ làm trong sạch như thế nào. Tuy nhiên, ông cũng nói bóng gió. Trong ngày mà họ than khóc vì “họ đã đâm Ta” (Xa-cha-ri
12:10), “một suối nước sẽ được mở ra cho nhà Đa-vít để rửa sạch tội lỗi và sự ô uế của họ” (Xa- cha-ri 13:1). Câu này dẫn tới ý tưởng về việc Chúa Giê-xu chịu chết thay cho đàn cừu.(13) Đoạn trên minh họa về con đường mà Chúa Giê-xu cân nhắc về các lời tiên tri trong Cựu Ước và suy nghĩ về cái chết của mình.(14)

Một số đoạn này cho thấy rằng Chúa Giê-xu không những chỉ biết Ngài là Con Thượng Đế mà là người mà Thượng Đế dùng để đem Nước Trời đến cho nhân loại, mà còn biết cả sự đau khổ và sự chết cũng bao gồm trong chính sứ mệnh của Ngài. Trong những tiên đoán về cái chết của Ngài và những đoạn kinh văn vừa xét trên, lý do của sự chết và ý nghĩa thần học của nó ít được bàn tới. Ta chỉ thấy chút ít nghĩa thoáng qua: cái chết này là một yếu tố cơ bản sứ mệnh của Ngài.

Ý NGHĨA CỦA THẬP TỰ GIÁ. Có hai chỗ mà Chúa Giê-xu giải thích chút ít ý nghĩa cái chết của mình: lời dạy quan trọng trong Mác 10:45, và ở bữa ăn cuối cùng. Sau khi kể về yêu cầu của Gia- cơ và Giăng  được ngồi chỗ danh dự và câu trả lời của Chúa Giê-xu về chén đau khổ và phép báp- tẹm đặc biệt đang chờ Ngài. Mác ghi thêm lời dạy sau đây của Chúa: "Con Loài Người đã đến không phải để cho ngừời ta phải hầu mình, song để hầu mọi người, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” Lời dạy này thường được qui cho là do ảnh hưởng của Phao-lô khi các sách Phúc Âm được viết.(10) Nhưng không có lý do chính đáng để phù nhận tính chân thực của nó. “Ai cũng từng thừa nhận là thật nội dung của những lời dạy khi Chúa Giê-xu ban bánh thánh cho các môn đệ, thì cũng không hề luỡng lự thừa nhận lời trích dẫn trên là của Ngài.”(l6)

Cả ba sách Phúc Âm, và Phao-lô, đều ghi những lời dạy của Chúa Giê-xu trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ. Ở đây, chúng ta thấy ngạc nhiên về những lời dạy của Chúa Giê-xu. Ngạc nhiên vì chúng ta nghĩ rằng những lời dạy này của Ngài phải được nhớ chính xác, vì đây là một nghi lễ Cơ Đốc mà Chúa đã thiết lập để mãi mãi thực hiện. Cả Ma-thi-ơ (26:28) và Mác (14:24) đều ghi: "Đây là huyết Ta, huyết của giao ước đã đổ ra cho nhiều người.”(17) Nhưng Ma-thi-ơ có thêm vào mấy từ cuối câu: “để được tha tội.” Và đây nữa, Ma-thi-ơ và Mác đều ghi: “ Ta không uống trái nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống trái nho mới trong Nước Đức Chúa Trời.” (Mác 15:25), nhưng Phao-lô lại thêm vào một câu giải thích có liên quan đến ngày tận thế: “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén này thì rao sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến.” (1 Cô-rinh-tô 11:25).

Cần chú ý rằng đây chỉ là hai lời dạy (Mác 10:45 và bữa ăn sau cùng) nói về ý nghĩa cái chết của Chúa Giê-xu. Như chúng ta đã thấy qua chức vụ của Chúa Giê-xu, cái chết là một yếu tố cơ bản trong sứ mệnh Mết-si-a của Ngài. Tuy nhiên, phần lớn các đoạn nói về khổ nạn lại không chứa đựng thần học về sự khổ nạn. Nếu truyện tích Phúc Âm được viết lại hoàn toàn dựa vào đức tin Cơ Đốc, như các nhà phê bình hình thức giả định, thì chúng ta phải hy vọng tìm thấy một cách giải thích thần học rõ ràng hơn trong những lời Chúa dạy về sự khổ nạn của Ngài. Như các truyện tích Phúc Âm cho thấy, chỉ trong một vài dịp, Chúa Giê-xu nói về ý nghĩa cái chết của mình, từ những đoạn đó, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau.

CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-XU LÀ CÁI CHẾT MẾT-SI-A. Kết luận này được suy ra một phần từ việc Chúa Giê-xu đã coi cái chết là một yếu tố chủ yếu trong toàn bộ chức vụ của mình, và hần khác dựa vào cách diễn đạt của Ngài trong lời tiên đoán về những sự khổ nạn: “Con Loài Người phải chịu khổ nhiều” (Mác 8:31). Jeremias đã cho rằng câu này không thể là chính lời của Chúa Giê-xu, vì trong ngôn ngữ Xê-mít không có từ tương đương với từ dei trong tiếng Hy Lạp (có nghĩa là cần phải).(18) Vấn đề này không cần tranh luận nhiều, vì tư dei dã xuất hiện một số lần trong bản dịch bảy mươi, nhất là đoạn dịch Đa-ni-ên 2:28: "Nhưng có một Đức Chúa Trời ở trên trời tỏ
ra những điều kín nhiệm, và đã cho vua Nê-bu-cát-nết-sa biết những việc phải (dei) xảy ra trong những ngày sau rốt.” Đây không thể là một bản dịch chính xác của tiếng A-ram. Vì vậy, có lý do chánh đáng để kết luận rằng từ dei mà Mác dùng tiêu biểu cho ý nghĩa các lời của Chúa Giê-xu.

Một số người thường giải thích sự cần thiết phải chết này là do hoàn cảnh bên ngoài và cho rằng Chúa Giê-xu đã thấy những hiện tượng trầm trọng đến mức Ngài không thể tránh khỏi cái chết. Vì vậy, Ngài thường kết hợp với yếu tố không tránh khỏi và biến sự tất yếu bên ngoài thành một kinh nghiệm có giá trị tôn giáo. Tuy nhiên cách giải thích này không phù hợp với bằng chứng thực tế. Khi Phê-rơ trách Ngài vì đã công bố cái chết sắp tới, Chúa Giê-xu đã khiển trách ông bằng những lời: “Hỡi quỉ Sa-tan, hãy lui ra đằng sau Ta; vì ngươi chẳng nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, song nghĩ đến việc người ta” (Mác 8:33). Phê-rơ đang suy nghĩ hoàn toàn ở mức trần tục. Lúc này ông không thể nghĩ ở mức Thượng Đế được. Cái chết của Chúa Giê-xu không phải là một biến cố xây ra bằng sức mạnh con người, mà một phần còn do mục đích thánh: việc củaThượng Đế. Cách giải thích này được ủng hộ vì Phê-rơ đã trách Chúa nặng nề không nhất thiết ông bị coi là phát ngôn viên của Sa-tan. Mục đích của Sa-tan là ngăn cản Chúa Giê-xu đừng chịu chết, hay ít nhất là đẩy Chúa ra khỏi con đường dẫn đến sự chết. Vì vậy, cái chết của Ngài là một trong những yếu tố sâu sắc nhất trong sứ mệnh Mết-si-a của Ngài, và thực tế là mục tiêu của Ngài do Thượng Đế đặt cho.

Cách giải thích này được ủng hộ mạnh mẽ hơn qua cách diễn đạt của Mác 10:45: “Con Loài Người đã đến để phó sự sống mình.” Phó sự sống là mục tiêu mà Chúa Giê-xu đến. Sự hoàn thành mục tiêu Mết-si-a của sứ mệnh Ngài bao hàm trong sự hy sinh mạng sống. Cái chết của Ngài không chỉ bình thường là do sức mạnh bên ngoài gây ra, đem đến cực điểm bi thương, mà còn là để thực hiện chính mục đích của sứ mệnh Ngài, biểu hiện cao nhất của toàn bộ cuộc đời phục vụ Thượng Đế và con người.(10)

Cái chết của Chúa Giê-xu là một phần bản trong sứ mệnh Mết-si-a của Ngài. Điều Na-tha-na- ên được Giăng làm sáng tỏ hơn là các sách Phúc Âm Đồng Quan. Giăng đã cho thấy rõ rằng cái chết của Chúa Giê-xu không chỉ là một biến cố trong lịch sử, mà còn là một hành động cứu chuộc cố tình của Chúa Giê-xu: Ngài là người chăn hiền lành, hy sinh sự sống (psyche) cho đàn chiên của mình (Giăng 10:11,15,17). Nếu không phải vì sứ mệnh Mết-si-a, không ai có thể đoạt lấy sự sống của Ngài. Cái chết của Ngài là một hành động cố tình hy sinh. Đây là một nhiệm vụ mà Ngài đã nhận từ Cha Ngài (Giăng 10:18).

CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-XU LÀ CÁI CHẾT CHUỘC TỘI. ý nghĩa cứu chuộc trong cái chết của Chúa Giê-xu có thể thấy được trong lời dạy được ghi ờ Mác 10:45. Sự phức tạp là ở chỗ Chúa dạy rằng con Loài Người sẽ phó mạng sống minh (psyche) làm giá chuộc cho nhiều người.

Trước hết, sự sống (psyche) của một người có thể bị mất hay bị tước đoạt. “Nếu một người đoạt được cả thế giới mà mất sự sống mình thì không có ích gì?” khi đã mất sự sống, con người không thể nào mua lại được. Không có giá trị nào để chuộc lại nó. Cả thế giới cũng không đáng giá để chuộc lại chỉ một cuộc đời bị tước đoạt. Nhìn thấy cuộc đời của nhiều người đã bị mất, Chúa Giê- xu đã phải hiến cuộc đời mình để cứu chuộc họ.

Thứ hai là quan niệm về sự cứu chuộc. "Ý tưởng cứu chuộc (lutron) là một ý tưởng chung trong thời kỳ cổ Hy Lạp. Đó là cái giá phải trả để chuộc lại một người nô lệ” (20) hay giá để chuộc lại tù binh hay giải phóng cho một người khỏi một sự ràng buộc nào đó. Quan điểm Do Thái về vấn đề này cũng giống với quan điểm cổ đại. “Tiền chuộc là một món tiền tương đương với sự sống đã bị tước đọạt (21). Từ này cũng có ý nghĩa rộng hơn như nghĩa cùa từ asham trong Ê-sai 53:10.(22): cùa lễ thay thế, của lễ chuộc tội. Mục tiêu của sứ mệnh Chúa Giê-xu là phó sự sống mình để trả giá
chuộc lại sự sống cho những người đã bị mất. Các cha đạo Hy Lạp buối đầu đã giải thích sự cứu chuộc là cái giá phải trả cho ma quỉ để con người được cứu khỏi sự quản thúc của chúng. Origen dạy rằng Thượng Đế đã hy sinh linh hồn của Chúa Cứu Thế để đổi lấy linh hồn của nhiều người. Sau khi chấp nhận sự đánh đổi này, Sa-tan đã có trong tay Đấng Cứu Thế nhưng không thể giữ nổi Ngài. Bằng một mưu kế thánh, ma quỉ đã mất quyền thống trị trên cả con người và cdth. Thập tự giá đôi khi được giải thích như là một cái mồi mà Thương Đế đã móc vào để câu ma quỉ, hay như cái bẫy chuột có mắc mồi bằng huyết của Đấng Cứu Thế và ma quỉ đã bị sập bẫy.(23) Không có một sự ám chỉ nào cả trong Lời Chúa Giê-xu cũng như trong những lời dạy sau này của Chúa Giê- xu rằng sự sống của Đấng Cứu Thế được giao cho ma quỉ. Tuy nhiên Chúa Giê-xu đã thấy cái chết của-chính mình là để trả giá và lấy lại những cuôc đời đã mất. Mặc dầu vậy, Ngài không giải thích việc đó sảy ra như thế nào. Chúng ta phải tìm cơ sở cho quan điểm này trong Ê-sai 53, ở đó tôi tớ Chúa đã “đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị kể vào hàng kẻ dữ, đã mang lấy tội lỗi nhiều - người.” (Câu 12) (24)

CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-XU LÀ CÁI CHẾT THAY THỂ. Cái chết của Chúa Giê-xu không những chỉ là-cái chết cứu chuộc, mà hơn thế nữa, sự cứu chuộc này được hoàn thành bởi sự thay thế. Yếu tố thay thế phải được thừa nhận cả trong quan niệm chung cũng như trong cách diễn đạt đặc biệt.(25) Trong Mác 10:45, giới từ được dùng là anti, có nghĩa đặc biệt là “thay cho". Nhiều người đã bị mất sự sống sẽ được chuộc lại vì Chúa Giê-xu đã lấy sự sống mình đền vào chỗ họ. yếu tố thay thế bao hàm trong câu này đã không được giải thích và chúng ta không thể hy vọng có một sự giải thích thỏa đáng trước khi biến cố xảy ra. Như chúng ta đã thấy, chính sự thật về cái chết Mết-si-a đã là một vật chướng ngại đối với các môn đệ. Do đó, chúng ta chỉ hy vọng mong manh tìm được một học thuyết phù hợp về sự chuộc tội. Tuy nhiên, những yếu tố cơ bản thật sự đã hiện diện, trong đó có cả yếu tố thay thế. Các tác giả hiện đại, như Vincent Taylor, cũng thừa nhận yếu tố này. “Không nghi ngờ gì nữa, nó chứa đựng một ý tưởng thay thế, vì có một việc đã được làm cho nhiều người mà chính họ không thể làm nổi."’(26)

CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-XU LÀ CÁI CHẾT HY SINH. Cái chết của Chúa Giê-xu không chỉ là cái chết cứu chuộc bằng sự thay thế, mà còn là một cái chết hy sinh. Như chúng ta đã thấy, Ê-sai 53 mô tả trực diện tôi tớ của Thượng Đế phải lấy linh hồn làm của lễ chuộc tội (Ê-sai 53:10).(27) Yếu tố hy sinh hiện diện trong những lời của ở bữa ăn cuối cùng. Không những chỉ thân thể Ngài phải gãy nát, mà máu Ngài cũng phải đổ ra. Sau khi trao chén cho các môn đệ, Ngài phán: "Này là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người” (Mác 14:24). Ma-thi-ơ thêm vào mệnh đề "để được tha tội” (Ma-thi-ơ. 26:28). Hình thức diễn đạt trong I Cô-rinh-tô 11:25 có khác một chút: "Chén này là giao ước mới-trong huyết ta.” Cơ sở của lời dạy này về giao ước mới có thể tìm thấy trong giao ước Si-nai và giao ước về sự tha tội. Khi Môi-se nhận được bộ luật từ tay Thượng Đế, ông lấy huyết trong của lễ thiêu vả của lễ thù ân (của lễ hòa bình) và tưới một nửa lên bàn thờ. Sau khi đọc giao ước cho dân sự nghe, và họ đã hứa vâng theo mọi lời Đức Giê-hô-va phán chỉ, Môi-se đã lấy nửa huyết còn lại tưới lên mình dân sự mà nói rằng "Đây là huyết giao ước của Đức Giê-hô-va đã lập cùng các ngươi y theo mọi lời này” (Xuất Ê-díp-tô ký 24:8). Giao ước này liên quan chặt chẽ với sự hy sinh, nhưng không nổi đến sự tha tội.

Giao ước thứ hai rõ ràng là một giao ước tha tội. Qua tiên tri Giê-rê-mi Thượng Đế hứa ban cho một giao ước mới khi Ngài viết Bộ Luật vào lòng dân sự và lập quan hệ thân thiết mđi với họ, tha thứ mọi sự gian ác và không còn nhớ đến tội lỗi của họ nữa (Giê-rê-mi 31:34). Dùng cái chén để tượng trưng, thực tế Chúa Giê-xu đã khẳng định rằng giao ước mới, mà nội dung là sự tha tội, đã được thiết lập xong. Hơn nữa, giao ước này gắn với việc thân thể Ngài bị gãy nát và máu Ngài đổ
ra cho nhiều người. Một số học giả nhận ra rằng về hình chức ít nhất ở đây có yếu tố hy sinh. Hơn nữa, họ khẳng định rằng ý nghĩa đầu tiên của việc đổ máu là giải phóng sự sống.(28) Ở một chỗ khác, Taylor phủ nhận hoàn toàn ý tưởng cho rằng trong Kinh Thánh, máu là đồng nghĩa với sự chết. Máu của Đấng Christ đúng hơn là thể hiện “cuộc đời của đem đã qui phục Thượng Đế hoàn toàn và hiến dâng cho nhân loại”(29). Với cụm từ “huyết của giao ước”, Chúa Giê-xu định nói rằng, “Ngài đã đầu hành và được Thượng Đế chấp nhận để dâng cuộc đời mình cho nhân loại. Rượu vang là một biểu tượng cùa cuộc đời này. Nhưng vì rượu này đã được đưa cho các môn đệ uống, nên nó có ý nghĩa hơn là một biểu tượng. Nó là phương tiện ban phước, một cơ hội để chiếm làm của riêng. Nó không thể chuyển thành huyết, nhưng là vật mang sự sống đến cho nhiều người nhờ sự đổ huyết của Chúa.”(30) Sự đổ huyết được coi là tượng trưng cho sự đổ đời sống ra để ban cho nhiều người. Quan niệm này đã được Bishop Westcon bảo vệ, và được nhiều học giả Anh tiếp nhận nhiệt tình. Tuy vậy, cách giải thích sau đây lại có vẻ hấp dẫn: theo quan điểm Kinh Thánh, huyết được đổ ra không phải sự sống được giải phóng mà là sự sống được đổ ra trong sự chết, đặc biệt dưới hình thức của cái chết hy sinh. Huyết được đổ ra không phải là sự sống được giải phóng để trao cho những người khác mà là một cuộc đời đã qui phục Thượng Đế trong sự chết. Máu của Đấng Christ là đồng nghĩa với sự chết của Ngài, bởi vì sự đổ huyết ra có nghĩa là phá hủy một cuộc đời. Máu của Đấng Christ “chỉ là một cách biểu thị sinh động hơn cái chết của Ngài với ý nghĩa cứu chuộc."(32) Máu của Chúa Giê-xu đổ ra cho nhiều người có liên quan đến cái chết hy sinh của Ngài mà nhờ đó nhiều người sẽ có lợi. Các mạ Chúa phải uống chén ấy; điều đó không có nghĩa là họ sẽ dự phần với sự sống của Ngài mà đúng hơn là tượng trưng cho một sự chia sẻ trong ơn cứu chuộc đã được tôi luyện trong cái chết hy sinh của Đấng Christ.

CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-XU LÀ CÁI CHẾT TẬN THẾ. Cái chết của Đấng Christ có ý nghĩa tận thế, vì Ngài phán: ''Quả thật, Ta nói cùng các ngươi. Ta không uống trái nho này nữa, cho đến ngày Ta sẽ uống trái nho mới trong Nước Đức Chúa Trời” (Mác 14:25).Cái chết của Đấng Christ tạo ra một đội ngũ mới của những người theo Chúa. Chỉ trong Nước Trời ngày tận thế, đội ngũ nay mới trở thành đông đủ. Ý nghĩa tận thế của cái chết của Chúa Giê-xu cũng có thể tìm thấy qua những câu bình luận của Phao-lô: “Ấy vậy, mỗi lần anh em ăn bánh này, uống chén này, thì rao sự chết của Chúa cho đến lúc Ngài đến” (I Cô-rinh-tô 11:26).

Có ý kiến phản đối rằng lời dạy này về cái chết hy sinh cứu chuộc khó có thể đích thực là của Chúa chúng ta bởi vì nó không phù hợp với nhiều lời dạy của Ngài về bản chất của Thượng Đế. Ý kiến đó không thể đứng vững được cho dù họ trích đẫn và giải thích những đoạn đặc biệt, hay những lời dạy chung của Chúa về bản chất của Thượng Đế. Người ta thường khẳng định điểm chính trong các lời dạy của Chúa Giê-xu về Thượng Đế và sự tha tội là như sau. Thượng Đế, do bản chất là cha đối với con người, đã tha bổng tội lỗi cho họ không cần phải có sự hy sinh hay chuộc tội gì hết. Ngụ ngôn về người con đứa hoang đàng thường được dẫn ra để minh họa cho sự tha bổng của Thượng Đế, không cần trung gian hòa giải nào cả. Người cha đã tha thứ cho đứa con hoang đàng khi nó trở về nhà mà không có sự hy sinh đổ máu nào. Tuy nhiên, đây là một lập luận nguy hiểm, bởi vì trong ngụ ngôn về người con trai hoang đàng không có một người trung hòa giải về bất cứ loại nào; và nếu dựa vào ngụ ngôn này mà xóa bỏ sự cứu chuộc thì chúng ta cũng phải xóa bỏ bất cứ một đấng trung gian cứu chuộc nào. Ngụ ngôn về người con trai hoang đàng được xây dựng dể dạy cho chúng ta một chân lý, cụ thể là bản chất của tình yêu Thượng Đế đối với các tội nhân. Không có thần học nào về sự tha thứ có thể được xây dựng chỉ trên một ngụ ngôn duy nhất.

Chúng ta đã thấy rằng lời dạy của Chúa Giê-xu về bản chất và tính chất của Thượng Đế bao gồm cả tình yêu và sự công chính có báo thù. Nói cách khác, Thượng Đế là tình yêu thánh. Bởi vì
Thượng Đế là tình yêu nên Ngài quyết định tha tội cho con người; và bởi vì Ngài là tình yêu thánh, nên Ngài qui định rằng sự tha tội sẽ được tiến hành thông qua cái chết hy sinh, cứu chuộc của Đấng Christ. Mặc dầu Vincent Taylor đã không công nhận hoàn toàn tất cả những gì bao hàm trong cái chết của Đấng Christ, ông cũng đã gây được những ấn tượng mạnh mẽ khi phát biểu: "Ý tưởng cho rằng nhờ Thượng Đế thánh nên không cần một hành động đền bù nào cả, hoặc con người không cần có sự đền bù nào, là một quan điểm hiện đại, mang tính chất phỉ báng đối với thế giới cũ; và nếu nói rằng Chúa Giê-xu không thể nói về cái chết của mình theo cách này tức là đã hiện đại hóa con người và tư tưởng Ngài.”(33)
           
SỰ KINH NGHỆM ĐƯỢC THẬP TỰ GIÁ. Hai chi tiết về sự khổ nạn của Chúa Giê-xu đã làm cho cái chết của Ngài có một ý nghĩa sâu sắc hơn là cái chết đáng sợ của thể xác. Cả ba sách Phúc Âm Đồng Quan đều ghi lại lời cầu nguyện đau đớn của Chúa Giê-xu tại vườn Ghế-sê-ma-nê, xin Cha Ngài lấy “chén này” khỏi Ngài (Mác 14:36). Lu-ca có thêm vào một câu nói rằng tinh thần Ngài đau đớn đến nỗi “mồ hôi trở nên như giọt máu lớn rơi xuống đất” (Lu-ca 22:44).

Cullmann đã đối lập với cái chết của Socrates và Chúa Giê-xu bằng cách nói rằng Socrates chết một cách bình tĩnh và anh hùng, còn Chúa Giê-xu thì kêu lớn tỏ vẻ sợ hãi thật sự.(34) Cullmann nhận ra cái chết này có nghĩa là Chúa Giê-xu đã bị tách khỏi Thượng Đế, chịu đầu hàng trước bàn tay của kẻ thù. Điều này cho thấy cái chốt này có lẽ giống như cái chết của mọi người. Nhưng kết luận đó trái với tinh thần của Chúa Giê-xu xin cho chén này được cất đi nếu nó không còn hơn gì chén đau khổ và chết chóc cá nhận”(35). Vấn đề trở nên đặc biệt rõ ràng dưới ánh sáng của sự tử vì Đạo sau này của các Cơ Đốc nhân khi con người sẵn sàng chịu đựng cái chết tương tự vì tình yêu đối với Chúa Giê-xu. Phải thấy được một sự sâu sắc hơn đối với cái chén, chú không phải chỉ là cái chết thể xác. Trong Cựu Ước, cái chén là tượng trưng cho sự trừng phạt vì tội lỗi.(36) Khi đồng nhất Ngài với những con người đầy tội lỗi, Ngài trở nên đối tượng của cơn thịnh nộ thánh của Thượng Đế, và ở vườn Ghế-sê-ma-nê, lúc sự đau đớn đang đến gần, sự sợ hãi cao độ về cơn thịnh nộ này đã được bộc lộ ra,(37) Mặc dẫu biết rằng cái chết là là trung tâm của sứ mệnh Mết-si-a của Ngài, và mặc dầu đã tự nguyện thực hiện sứ mệnh này, nhưng cơn thịnh nộ Thượng Đế đối với tội lỗi đã kinh khủng đến nỗi Ngài không thể không kêu cầu giải phóng - “Nếu có thể được” (Mác 14:35). Song Ngài đã chịu đầu phục hoàn toàn để hoàn thành sứ mệnh của mình.(38)

Chi tiết thứ hai là tiếng kêu vì bị bỏ rơi trên Thập Tự Giá: “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức chúa Trời tôi ơi,-sao Ngài lìa bỏ tôi?” (Mác 15:34). Đây chính là câu trích dẫn trong Thi Thiên 22:1, và chắc chắn ít nhất cũng có ý nghĩa rằng Chúa Giê-xu có bản chất như một con người, vì Ngài-biết đau khổ.(39) Ngoài ra, Chúa Giê-xu đã kinh nghiệm được sự bỏ rơi hoàn toàn của Cha Ngài.(40) Hơn nữa, có thể là “gánh nặng tội lỗi của thế gian, sự tự đồng nhất mình với các tội nhân, không chỉ làm cho Ngài cảm thấy mà là sự bỏ rơi thật của Cha Ngài.”(41)

CÁI CHẾT CỦA CHÚA GIÊ-XU LÀ MỘT THẮNG LỢI. Một vài lời dạy trong Giăng cho thấy một khía cạnh khác của cái chết của Chúa Giê-xu. Chúng ta đã thấy rằng trung tâm của sứ mệnh Chúa Giê-xu là cuộc đấu tranh tâm linh với các thế lực ma quỉ. Trong con người và sứ mệnh Chúa Giê-xu, Nước Trời đang chiến thắng nước của Sa-tan. Giăng đã chỉ ra rằng cuộc đấu tranh này đã mở rộng đến thập tự giá. Giờ phút của cái chết chính là lúc mà “kẻ thống trị thế gian này” cố gắng nhận chìm Chúa Giê-xu. Sự phản bội của Giu-đa được mô tà như do ma quỉ thúc đẩy (6:70; 13:2,27). Song cái chết của Chúa Giê-xu có ý nghĩa là kẻ thống trị thế gian này đã bị “ném ra ngoài” (Giăng 12: 31; 16:11). Các nhà viết Phúc Âm không nêu lên cụ thể, nhưng cái chết của


Chúa Giê-xu chắc hẳn vừa là một hoạt động của Sa-tan vừa là một thắng lợi của Chúa Giê-xu đối
với nó.

CHƯƠNG 15 TẬN THẾ HỌC


Chủ đề của tận thế học là vấn đề khó nhất trong các sách Phúc Âm Đồng Quan. Nó bao gồm một loạt câu hỏi phức tạp và khó mà chúng tôi chỉ có thể nêu lên và giải quyết chút ít trong chương này, đồng thời nhấn mạnh đến các kết luận mà không tranh luận.
TẬN THẾ HỌC CÁ NHÂN: TRẠNG THÁI TRUNG GIAN. Chúa Giê-xu đã có nói chút ít về số phận của những người không theo Ngài, trong Nước Trời tận thế. Toàn bộ Tân Ước đã phân biệt rõ giữa Âm Phủ (Hades), trạng thái trung gian, và địa ngục (Ghenna) nơi dành cho sự đón phạt sau cùng. Hadestiếng Hy Lạp tương đương với "Sheol" trong Cựu Ước. Theo Cựu Ước, sự tồn tại của con người không kết thúc bởi sự chết, mà còn tiếp tục tồn tại như những "cái bóng" (rephaim). Rephaim là “sự tiếp tục yếu ớt và mờ ảo của một cuộc đời đã mất hết sinh lực và sức mạnh." "Đó không phải là những linh hồn chết, mà là những cuộc đời có chút ít thực thể.”(l) Âm Phủ, nơi tập trung của những cái bóng này, được hình dung như một chỗ ở dưới đất (Thi 86:13; Châm 15:24; Ê- xê-chi-ên 26:20), một vùng tối tăm (Gióp 10:22); một đất nước câm lặng (Thi 88:12; 94:17; 1 15:17). Ở đây, người chết được gom lại theo các bộ tộc (Ê-xê-chi-ên 32:17-32); và tiếp nhận sự chết (Ê-sai 14:9,10). Âm Phủ không có nhiều chỗ như tình trạng của những người chết. Nó không phải là một sự không tồn tại, nhưng cũng không phải là sự sống, bởi vì người ta chỉ có thể được hưởng sự sống khi có mặt Thượng Đế (Thi 16:10.11). Âm Phủ là từ ngữ được dùng trong Cựu Ước để khẳng định rằng cái chết không kết thúc sự tồn tại của con người.
Trong Cựu Ước, có những chỗ cho thấy rằng cái chết không thể phá vỡ tình thân với Thượng Đế mà con dân Ngài đã được hưởng. Vì Thượng Đế là Thượng Đế hằng sống và Chúa của cả mọi người. Ngài sẽ không để cho con dân Ngài phải vào Âm Phủ, mà tạo khả năng cho họ, theo một cách không xác định, để vui hưởng mối quan hệ tiếp tục với Ngài (Thi 16:9-1 1: 49:15; 73:24; Gióp 19:25-26).(2) Những đoạn này không đưa ra lời dạy về trạng thái trung gian được ban phước, mà chỉ có những mầm mống cho những lời dạy đó. Các tác giả Thi Thiên không thể quan niệm rằng mối liên hệ với Thượng Đế lại có thể từng bị phá vỡ, thậm chí bởi cái chốt.
Trong Cựu Ước, Âm Phủ không phải là chỗ để trừng phạt, số phận của những người công chính và không công chính là như nhau. Trong Do Thái giáo, nổi lên một học thuyết về Âm Phủ. Đó là chỗ mà người công chính được ban phước, còn người không công chính phải chịu đau đớn (Ê-nóc 22- 23; IV Ez.? 7:75-98).
Chúa Giê-xu hầu như không nói gì về Âm Phủ. Từ này được nhắc đến một vài lần như một khái niệm đã quen biết (Ma-thi-ơ 11:23 = Lu-ca 10:15; Ma-thi-ơ 16:18). Trong một ngụ ngôn, Chúa Giê-xu đã dùng đến khái niệm đương thời về Âm Phủ để công bố về sự nguy hiểm mà con người phải đương đầu nếu họ từ chối không chịu nghe lời Thượng Đế. Ngụ ngôn về người giàu xấu nết và La-xa-rơ (Lu-ca 16:19-31) thường được trích dẫn như là một bài dạy rết rõ ràng về trạng thái của người chết. Tuy nhiên, đây là một vấn đề rất khó bởi vì nếu đây là một bài dạy thì nó mang nội dung mâu thuẫn với những lời dạy khác của Chúa Giê-xu. Chẳng hạn như Ngài từng dạy rằng người giàu xứng đáng về Âm Phủ, còn chính người nghèo sẽ được thưởng ờ Thiên Đàng. (3) Ngụ ngôn này không bình luận gì về sinh hoạt xã hội đương thời, cũng không định dạy về cuộc sống mai sau. Thật ra, nó không phải là ngụ ngôn về người giàu xấu nết và La-xa-rơ mà là về năm anh em. Chúa Giê-xu đã dùng tư liệu dân gian dương thời để công bố một chân lý duy nhất rằng đối
với những ai không nghe lời Thượng Đế thì ngay cả phép lạ làm cho sống lại cũng không thể thuyết phục được họ.(4)
Chỉ trong một lời dạy, Chúa Giê-xu đã chiếu sáng vào số phận những người công chính. Đối với tên cướp sắp chết nhưng biết tin Ngài, Chúa Giê-xu đã hứa “Hôm nay ngươi sẽ được ở với ta nơi Thiên đàng" (Lu-ca 23:43). Đây là một sự khẳng định rõ ràng linh hồn cùa ngưừi sắp chết này sẽ được ở với Chúa Giê-xu trong sự hiện diện của Thượng Đế. Trong thế kỷ 70, “Thiên đàng”, nghĩa là công viên hay vườn, được dùng để chỉ vườn Ê-đen (Ê-xé-chi-ên 28:13; 31:8) và đôi khi để chỉ kỷ nguyên Mết-si-a, khi đó các điều kiện lý tưởng cùa vườn ê-đen sẽ được khôi phục (Ê-xê-chi-ên 36:35; Ê-sai 51:3). Từ này cũng được dùng trong các tài liệu intertestamental(?) để chỉ kỷ nguyên Mết-si-a đầy ơn phước (). Trong tài liệu đó cũng phát triển thêm ý tưởng cho rằng những người chết được ơn sẽ được nghỉ ở vườn của Thượng Đế (Ê-nốc 60:7.23; 61:12). Từ này chỉ xuất hiện ba lần trong Tân Ước (Lu-ca 23.:43; II Cô-rinh-tô 12:3; Khải 2:7) và chỉ có nghĩa là nơi ở của Thượng Đế. Chúng ta phải kết luận rằng Chúa Giê-xu không cho thông tin gì về tình trạng sau khi chết đối với kẻ-gian ác mà chỉ khẳng định người công chính sẽ được ở với Thượng Đế.
SỰ SỐNG LẠI. Rõ ràng số phận cá nhân sẽ được thấy qua sự sống lại của thân thể. Chúa Giê-xu đã làm một vài người chết sống lại. Đây không phải là những phép lạ đặc biệt mà là những dấu hiệu của kỷ nguyên Mết-si-a.(5) Chúng ta cũng thấy Chúa Giê-xu đồng ý với quan điểm Do Thái đang thịnh hành về sự sống lại. Trong Cựu Ước, Ê-sai 26:19 và Đa-ni-ên 12:2, đã có ám chỉ về sự sống lại. Trong khi Do Thái giáo không đề cập đến tận thế học chính thống và phần lớn các quan điểm tận thế học không tìm thấy trong các tài liệu, thì sự sống lại đã trở thành niềm tin cơ bản của người Do Thái,(6). Chỉ có những người Sa-đu-sê là chối bỏ ý tưởng về sự sống lại. Vì thế mà họ đã đặt ra câu hỏi giả dối về người đàn bà có bảy chồng (Mác 12:18-23). Chúa Giê-xu đã trả lời rằng cuộc đời sau khi sống lại sẽ khác hẳn. Đó là cuộc đời không chết, và do đó không cần những chức năng trần tục của đàn ông và đàn bà nữa. Điều quan trọng là phải lưa ý rằng’ Chúa Giê-xu không nói con người sẽ “trở thành” thiên thần, mà chỉ nói họ sẽ “giống như’ thiên thần, do vậy không chết nữa (Mác 12:25). Lu-ca bổ sung thêm: sự sống lại sẽ đưa con người vào đời sống của kỷ nguyên mới, nghĩa là của Nước Trời. Một sự xác nhận trùng hợp khác đối với sự sống lại được tìm thấy trong Lu-ca 14:14 “Đến kỳ kẻ công bình sống lại ngươi sẽ được trả”.(7)
ĐỊA NGỤC. Từ ngữ được dùng trong Tân Ước để chỉ sự đón phạt sau cùng là Gehenna, lấy từ tiếng Hê-bơ-rơ Sáng Thế Ký hinnom. Sáng Thế Ký hinnom là tên một thung lũng ở phía nam Giê- ru-sa-lem, nơi người dâng sinh tế cho thần Mo-lóc dưới thời A-cha và Ma-na-se (II Các Vua 16:3; 21:6). Chúa đã đe dọa rằng thung lũng Hi-nôm sẽ được gọi là thung lũng chém giết (Giê-rê-mi 7:32; 19:6). Đó là lý do tại sao từ ngữ ‘hinnom” đã dùng để chỉ địa ngục trong ngày phán xét cuối cùng trong các tài liệu khải thị.(8) Trong các sách Phúc Âm Đồng Quan, địa ngục là chỗ của sự đau đớn đời đời ngọn lửa chẳng hề tắt (Mác 9:43,48). Chỉ có phần xác con người nằm dưới mồ, còn toàn bộ con người có thể bị quăng vào địa ngục (Ma-thi-ơ 10:28). Nơi đó được hình dung như một hồ lửa (Mác 9:43), như một lò lửa (Ma-thi-ơ 13:42,50), như là ngọn lửa đời đời đã chuẩn bị cho ma quỉ và những quỉ sứ nó (Ma-thi-ơ 25:41). Những bức tranh sinh động về những hình phạt trong địa ngục, thường thấy trong các tác phẩm khải thị lại hoàn toàn không có trong các sách Phúc Âm.
Mặt khác, sự đoán phạt sau cùng được hình dung như sự tối tăm ở bên ngoài (Ma-thi-ơ 8:12; 22:13;25:30). Điều này gợi ý rằng cả lửa và sự tối tăm đều là những ẩn dụ dùng để thể hiện những gì không thể diễn tả nổi. “Hỡi kẻ làm điều gian ác, Ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi Ta” (Ma-thi-ơ 7:23); “Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, Ta không biết các ngươi đâu” (Ma-thi
ơ 25:12). Vậy thực chất của địa ngục là nơi mà con người sẽ bị loại ra khỏi sự hiện diện của Thượng Đế, ra khỏi sự vui hưởng ơn phước được ban.
QUAN ĐIỂM CỦA CHÚA GIÊ-XU VỀ TƯƠNG LAI: CÁC NGUỒN TƯ LIỆU. Phần lớn tận thế học của Chúa Giê-xu, được ghi lại trong các sách Phúc Âm Đồng Quan đã đề cập đến những biến cố sẽ xảy ra khi Nước Trời tận thế đến. Những ý tưởng và những lời ám chỉ về tận thế có thể tìm thấy rải rác trong các lời dạy của Ngài. Các sách Phúc Âm ghi lại hai bài giảng về tận thế: phân đoạn Lu-ca 17:22-27, để trả lời cho những người theo phái Biệt Lập lúc nào Nước Trời đến, và bài giảng trên núi Ô-li-ve (Mác 13; Ma-thi-ơ 24; Lu-ca 21). Ma-thi-ơ 24:27-51 đã bổ sung một tài liệu về tận thế đáng kể, mà một vài phần cũng có trong Lu-ca, còn ba ngụ ngôn về tận thế (Ma-thi-ơ 25) chỉ có trong Phúc Âm Ma-thi-ơ.
Có hai sự việc cho thấy rõ thậm chí bài giảng trên núi Ô-li-ve cũng không phải là bài giảng trọn vẹn duy nhất của Chúa Giê-xu. Thứ nhất, chắc chắn Ngài đã giảng dạy về ngày tận thế. Tuy nhiên, cả ba bản tường trình về bài giảng này, dưới hình thức hiện nay, rõ ràng là kết quả của một công trình thu thập của các nhà viết Phúc Âm dựa trên các câu chuyện truyền miệng sẵn có.(9) Kết luận này được tình tiếp sau đây chứng minh. Phân đoạn Mác 13:9b-12 không giống như Ma- thi-ơ 24, mà lại tìm thấy trong Ma-thi-ơ 10:17-21 khi Chúa giảng cho mười hai môn đệ về việc truyền giáo. Và đây nữa, phán đoạn Ma-thi-ơ 24:26-28 có vẻ như một ít về tư liệu Q (?), và cũng xuất hiện trong Lu-ca 17:23-24.
Sự việc thứ hai làm cho vấn đề trở nên khó khăn hơn. Theo Mác 13:4, các môn đệ đã hỏi Chúa Giê-xu một câu hỏi kép: khi nào thì đền thờ bị phá hủy, và dấu hiệu gì chứng tỏ "mọi việc ấy được hoàn thành”. Các môn đệ đã nghĩ rằng việc phá hủy đền thờ là một trong những biến cố kéo theo sự kết thúc kỷ nguyên này và sự đến của Nước Trời tận thế. Có thể nghi ngờ chút ít về kết luận đó. Ma-thi-ơ giải thích rằng các câu hỏi của các môn đệ bao gồm hai biến cố: "Khi nào đền thờ sẽ bị phá và có dấu hiệu gì chứng tỏ Ngài đến và kết thúc kỷ nguyên này?” (Ma-thi-ơ 21:3). Câu hỏi là có phải Chúa Giê-xu cũng chờ đợi, như các môn đệ, rằng cả việc phá hủy đền thờ và kết thúc đời này sẽ xảy ra trong một tương lai gần không?
Vấn đề trở nên phức tạp vì rằng hai vấn đề được đan vào nhau chặt chẽ trong cả ba bản tường trình mặc dầu khía cạnh tận thế nổi bật rõ nhất trong Ma-thi-ơ còn khía cạnh lịch sử trong Lu-ca. Cả ba Phúc Âm đều kể lại Con Loài Người sẽ đến trong những đám mây với quyền năng và vinh quang vĩ đại (Mác 13:26), để tập hợp dân Ngài vào Nước Trời tận thế (Mác 13:27; Lu-ca bỏ qua điều này). Chắc chắn rằng "cuộc đại nạn” (Mác 13:19) có liên quan tới “nỗi đau đớn Mết-si-a" bất nguồn từ Cựu Ước (Giê-rê-mi 30:7; Đa-ni-én 12:1). Nhận diện "cuộc tàn phá đồ thánh” (Mác 13:14) còn khó hơn nữa. Từ ngữ “đồ thánh" được dùng trong Cựu Ước để chỉ mọi vật liên quan đến sự thờ cúng thần tượng. Mệnh đề này được dùng trong Đa-ni-ên 11:31 để nói về việc làm ô uế bàn thờ do đại diện của An-ti-ôc Ê-pi-phan gây ra năm 167 TCN.(10) Nó cũng được dùng trong Đa-ni- ên 12:1 1 và có lẽ liên quan đến nhừng người chống Chúa ngày tận thế.(l 1) Trong bài giảng Ô-li- ve, mệnh đề này thường được hiểu là để ám chỉ người chống Chúa.(12)
Beasley - Murray đã chứng tỏ rằng mệnh đề này nhằm ám chỉ sự tàn phá những khu vực linh thiêng do quân đội La Mã vô đạo gây ra.(13) Trong mọi trường hợp, những lời báo động này của Chúa phù hợp với hoàn cảnh lịch sử hơn là tận thế. Lời khuyên chạy trốn lên núi, làm gấp, và niềm hy vọng cuộc đại nạn sẽ không xảy ra vào mùa đông, khi đó sông ngòi sẽ ngập đầy nước, có thể được gắn với một hoàn cảnh lịch sử. Nhưng điều khó giải thích duy nhất là đối với cuộc đại nạn toàn thế giới do những người chống Chúa ngày tận thế tiến hành.
Khó khăn lớn nhất là “cuộc tàn phá đồ thánh” được Mác và Ma-thi-ơ mô tả là cuộc tàn phá tận thế, trong khi đó Lu-ca lại ám chỉ sự tàn phá thành Giê-ru-sa-lem (Lu-ca 21:20).
Sự khác nhau rõ rệt này được giải thích bằng nhiều cách. Nhiều nhà giải kinh thuộc phái bảo thủ thường dựa vào lời kể của Lu-ca để giải thích Ma-thi-ơ và Mác. Cuộc đại nạn và tàn phá đồ thánh được hiểu theo khía cạnh lịch sử và ám chỉ cuộc vây hãm thành Giê-ru-sa-lem và phá hoại đền thờ do quân của Titus gây ra năm 66-70 SCN.(14) Khó khăn của cách giải thích này là Chúa Giê-xu sẽ trở lại "ngay sau những ngày đại nạn ấy” (Ma-thi-ơ 24:29). Vì thế mà những biến cố này mang ý nghĩa tận thế.
Một cách giải thích khác cho rằng Mác và Ma-thi-ơ đã tường trinh chính xác lời dạy của Chúa Giê- xu, trong khi đó Lu-ca đưa ra cách giải thích cùa ông dưới ánh sáng của lịch sử sau này. Lời dạy của Chúa Giê-xu chính là ám chỉ ngày tận thế. Nhưng vì viết Phúc Âm sau khi thành Giê-ru-sa- lem đã bị triệt phá, nên Lu-ca đã giải thích lời dạy của Chúa là ứng với biến cố lịch sử này.(15) Tuy nhiên, không có căn cứ vững chắc để nói rằng Phúc Âm Lu-ca đã viết sau năm 70 (nam thành Giê-ru-sa-lem đã bị phá hủy). Trái lại, có nhiều khả năng hơn là Lu-ca đã viết vào những năm 50, hoặc đầu 60.(16)
Một vài nhà giải kinh cho rằng các Phúc Âm này ghi lại các bài giảng khác nhau, được dạy ở những thời điểm khác nhau. Mặc dù hai cách nói tiên tri là giống nhau, nhưng một ứng với tương lai lịch sử gần còn lời tiên tri thứ hai là dành cho ngày hoàn thành tận thế.(17) Nhưng cấu trúc bài giảng ghi trong ba Phúc Âm giống nhau đến mức mà điều này hầu như không thể có.
Còn một cách giải quyết khác. Chúng ta đã thấy rằng bài giảng này của Chúa Giê-xu nhằm trả lời câu hỏi kép: Khi nào đền thờ bị phá hủy, và dấu hiệu gì chứng t ngày Chúa trở lại và kết thúc kỷ nguyên này? (Mác 13:4; Ma-thi-ơ 24:3). Chúng ta cũng thấy rằng lời kể của Mác bao hàm cả căn cứ lịch sử và tận thế. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng dù các nhà phê bình hình thức đã dày công nghiên cứu, chúng ta cũng không thể sửa lại lịch sử và truyền thống và tái tạo ipsisilma verba của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, xét về tổng thể các lời dạy, điều này là rõ ràng: Chúa Giê-xu nói cả về sự thất thủ của thành Giê-ru-sa-lem cũng như chính cuộc trở lại tận thế của Ngài. Cranheld đã cho rằng theo quan điểm riêng của Chúa Giê-xu, tính lịch sử và tận thế hòa trộn vào nhau, và biến cố tận thế cuối cùng được nhìn xuyên qua “hình ảnh trong suốt” của biến cố lịch sử ngay bây giờ.(l8) Ông đã áp dụng luận điểm này vào các tiên tri Cựu ước và đã tìm thấy hình ảnh thu gần lại của tương lai như là một trong những yếu tố cơ bản trong viễn cảnh tiên tri. Trong A-mốt, Ngày Của Chúa vừa là một biến cố lịch sử (A-mốt 5:18-20), vừa là tận thế (A-mốt 7:4; 8:8-9; 9:5). Ê-sai mô tả ngày trừng phạt lịch sử đối với xứ Ba-by-lôn rựa như Ngày Của Chúa thời tận thế (Ê-sai 13). Sô-phô-ni tả Ngày Của Chúa (Sô. 1:7,14) như một thảm họa lịch sử gây bởi một kẻ thù vô danh (Sô. 1:10-12, 16-17; 2:5-15), sao cho không vật nào còn lại (Sô 1:18).(19) Cách hình dung tương lai này thể hiện quan điểm rằng “biến cố tận thế được báo trước trong các cuộc khng hoảng lịch sử. Những cuộc đoán phạt thánh trong lịch sử, như người ta thường nói, là hình ảnh của cuộc đoán phạt cuối cùng. Sự xuất hiện liên tiếp của bọn chống Chúa là những sự báo trước về cuộc tập trung phản loạn cao độ nhất cuối cùng cùa ma quỉ, trước khi chúng bị kết liễu.”(20)
QUAN ĐIỂM CỦA CHÚA GIÊ-XU VỀ TƯƠNG LAI: QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ. Các sách Phúc Âm ghi lại rằng Chúa Giê-xu đã thấy trước một số biến cố lịch sử sẽ xảy ra. Chúng ta cũng đã thấy Chúa Giê-xu biết trước về cuộc đoán phạt thánh sẽ rơi vào Y-sơ-ra-ên vì họ ngu dại về tâm linh. Cuộc đoán phạt này vừa có ý nghĩa lịch sử và tận thế,(21) và sẽ rơi vào Giê-ru-sa-lem và dân cư ở đó (Lu-ca 13:34f =Ma-thi-ơ 23:37-39; Lu-ca 19:41-44; 23:27-31). Đền thờ sẽ bị triệt phá vả san
bằng tận đất (Mác 13:1-2). Cuộc đoán phạt này sẽ rơi vào thế hệ độc ác (Ma-thi-ơ 11:16-19; Lu-ca 13:1-5). Nước Trời sẽ bị tước khỏi Y-sơ-ra-ên và trao cho các dân tộc khác. Trong ngụ ngôn về người làm vườn nho, Chúa Giê-xu dạy rằng vì Y-sơ-ra-ên đã từ chối các tiên tri, và thậm chí cả con Thượng Đế, nên "Ngài sẽ giết bọn trồng nho đó rồi lấy vườn nho lại mà cho người khác” (Mác 12:9). Cách giải thích ngụ ngôn này được tranh luận rất nhiều. Nhiều nhà phê bình cho rằng hình thức hiện nay của ngụ ngôn này là một phúng dụ do giáo hội đặt ra.(22) Jeremiasw khẳng định: vì ngụ ngôn này có những chi tiết phúng dụ nên nó không thể là nguyên bản. Ngụ ngôn gốc phải thể hiện dược một ý duy nhất: chứng minh rằng chức vụ Chúa Giê-xu là dành cho người nghèo. Những người lãnh đạo đã từ chối các lời giảng của Ngài về Nước Trời, nhưng những người nghèo đã chấp nhận.(23) Tuy vậy, Hunter đã nhận xét rằng đây là “một ví dụ chọn lọc về cách mà một lý thuyết giáo điều có thể dẫn đến sự lạc đường có giải thích tinh vi."(24) Hơn nữa  này không hoàn toàn là một phúng dụ.(25) Các chi tiết là những yếu tố cần thiết của câu chuvện. Nội dung của ngụ ngôn-có thể tìm thấy trong Lu-ca 1 1:49- 51 hoặc Ma-thi-ơ 23:34- 35, ở đó Chúa Giê-xu nói về tội giết các tiên tri và việc đoán phạt của Thượng Đế đối với thế hệ hiện nay. Ngụ ngôn người làm vườn nho chỉ bổ sung thêm sự việc Con cũng sẽ bị giết, và Nước Trời sẽ được trao cho “những người khác”. Mác không xác định ai là “những người khác”. Nhưng ngụ ngôn này khẳng định rõ ràng rằng vì Y-sơ-ra-ên, mà tiêu biểu là những lãnh tự tôn giáo của họ đã từ chối món quà Nước Trời của Thượng Đế, nên Ngài đã từ bỏ dân tộc Y-sơ-ra-ên. Vị trí của họ, như dân của Thượng Đế, đã bị những người khác lấy đi. Và như chúng ta đã bàn đến ở trên,(26) nếu Chúa Giê-xu coi các môn đệ Ngài là những tàn dư của người Y-sơ-ra-ên chân chính vì đã tiếp nhận món quà Nước Trời của Thượng Đế, thì những người khác ở đây phải là nhóm môn đệ của Chúa. Ma- thi-ơ chỉ làm rõ hơn điều này bằng cách thêm vào câu: "Nước Trời sẽ bị cất khỏi các ngươi và trao cho dân tộc nào biết làm cho sinh hoa kết quả trong Nước đó” (Ma-thi-ơ 21:43).(27)
Chúa Giê-xu đã thấy trước thời kỳ mà các môn đệ Ngài sẽ thi hành sứ mệnh giảng dạy về Nước Trời ngoài biên giới Palestine. Ma-thi-ơ 10 (cũng như Mác 6; Lu-ca 9:1-6) chỉ kể về sứ mệnh rao giảng Đạo Chúa của mươi hai môn đệ giới hạn trong “bầy chiên lạc của nhà Y-sơ-ra-ên” (Ma-thi-ơ 10:6). Họ được giao nhiệm vụ rõ ràng là không đi đến những người ngoại đạo. Các phái viên của Chúa Giê-xu sẽ bị nộp cho tòa án, bị giải đến các quan tổng đốc và các vua vì cớ Ngài (Ma-thi-ơ 10:17—Mác 13:9=Lu-ca 21:12). Chính trong văn cảnh này, Mác đã viết "Nhưng trước hết Tin Lành phải được giảng ra cho khắp muôn dân đã." (Mác 13:10). Ma-thi-ơ đã mở rộng ý này khi kể về Bài Giảng Ô-li-ve: "Tin Lành này về Nước Trời sẽ được giảng ra cho toàn thế giới, để làm chứng cho muôn dân, rồi mới đến ngày kết thúc" (Ma-thi-ơ 24:14). Điều này không cần thiết phải được giải thích như là một lời tiên tri về sứ mệnh toàn cầu hiện nay của học giả; nhưng chắc chắn nó thông báo về sứ mệnh toàn cầu của các môn đệ Chúa Giê-xu.
Ma-thi-ơ đã quan tâm đến một khía cạnh khác khi nói về sứ mệnh truyền giáo Tin Lành. Ông đưa vào một câu khó hiểu "Ta nói thật, các ngươi chưa đi khắp các thành của Y-sơ-ra-ên thì con đã đến rồi" (Ma-thi-ơ 10:23). Schweitzer đã dẫn chứng câu này để nói rằng Chúa Giê-xu đã hy vọng mười hai sứ đồ, thông qua việc thực hiện sứ mệnh cùa minh, sẽ tạo ra một phong trào ăn nan rộng lớn giữa những người Y-sơ-ra-ên đến nỗi Nước Trời sẽ đến trước khi họ kết thúc sứ mệnh của mình.(28) Cách giải thích này không tính đến tính chất đa dạng của chương này. Câu này không có nghĩa gì hơn là sứ mệnh cùa các môn đệ Chúa Giê-xu đến với Y-sơ-ra-ên sẽ kéo dài cho đến khi Con Loài Người trở lại. Nó chỉ rõ rằng mặc dầu dân Y-sơ-ra-ên bị mù lòa về tâm linh, Thượng Đế đã không bỏ họ những người mới của Thượng Đế phải quan tâm đến dân tộc Y-sơ-ra-ên cho đến ngày tận thế.

Có những lời ám chỉ khác trong các sách Phúc âm chứng tỏ rằng Chúa Giê-xu không những chỉ nhìn thấy sứ mệnh đối với người ngoại đạo mà còn thấy sự cứu rỗi sau cùng đối với dân Y-sơ-ra- ên. Khi khóc cho thành Giê-ru-sa-lem vì cuộc đoán phạt thánh sắp tới, Ngài nói thêm “Vì Ta bảo cho các ngươi biết, các nguơi sẽ không thấy Ta nữa, cho đến lúc các ngươi sẽ nói rằng: Phước cho Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Ma-thi-ơ 23:39). Đây là lời tiên phán về sự ăn năn của Y-sơ-ra-ên rằng khi lịch sử kết thúc, Ngài sẽ đến để tiến hành cuộc đoán phạt và cứu chuộc sau cùng của Thượng Đế,(29) và những người Y-sơ-ra-ên sẽ hoan nghinh Ngài.
Một ý tưởng tương tự cũng được thể hiện rõ trong lời phán của Chúa được Lu-ca ghi lại ở đoạn kể về Bài Giảng ô-li-ve. Sau khi nói tới sự hủy diệt thành Giê-ru-sa-lem và làm tản lạc nhân dân, Lu- ca thêm vào, “Giê-ru-sa-lem sẽ bị người ngoại đạo dày đạp, cho đến khi họ hết thời” (Lu-ca 21:24). Đây Chúa Giê-xu đã thấy trước rất rõ giai đoạn giữa lúc thành Giê-ru-sa-lem sụp đổ và lúc Ngài trở lại. Ngài đặt tên cho giai đoạn đó là “thời của những người ngoại đạo.”(30) Hơn nữa, lời phán này không hể ám chỉ việc người Y-sơ-ra-ên chiếm lại Giê-ru-sa-lem khi “thời của những người ngoại đạo” đã kết thúc.(31)
Những lời phán mà chúng ta vừa nghiên cứu cho thấy rõ rằng Chúa Giê-xu có một viễn cảnh lịch sử rộng lớn, trong đó Ngài thấy cuộc đoán phạt lịch sử đối với dán Y-sơ-ra-ên, cuộc hủy diệt đền thờ, cuộc tản lạc dân Do Thái, sứ mệnh của các môn đệ cả đối với người ngoại đạo cũng như người Y-sơ-ra-ên, và có thể cả sự ăn năn của người Y-sơ-ra-ên trong ngày cuối cùng. Bài Giảng ô-li-ve trong Mác 13 đã củng cố quan điểm đó. Đoạn đầu của Bài Giảng gồm hai phần: những dấu hiệu của ngày tận thế (Mác 13:5-23) và những biến cố trong ngày tận thế (Mác 13:24-27). Những dấu hiệu ngày tận thế gồm các Mết-si-a giả, các tai họa, sự bắt bớ, sự truyền đạo khắp thế giới, cuộc tàn phá đổ thánh, và đại nạn. Các môn đệ đã hỏi: “Có dấu hiệu gì cho biết việc đó sẽ kết thúc?” (Mác 13:4). Ma-thi-ơ hiểu câu này có nghĩa là "dấu hiệu về việc Ngài đến" (Ma-thi-ơ 24:3). Các sách Khải thị Do Thái thích kể về những dấu hiệu để linh cảm được ngày tận thế sắp đến. Tác giả IV Ezra viết: “Còn về phần các dấu hiệụ mặt trời sẽ đột nhiên chiếu sáng ban đêm, mặt trăng chiếu sáng ban ngày. Máu sẽ nhỏ giọt ra từ gỗ, đá sẽ thì thầm to nhọ biển Sô-đôm sẽ ném cá lên hỏa hoạn sẽ thường xảy ra, thú dữ sẽ đi rong chơi ra khỏi hang, phụ nữ có kinh nguyệt sẽ đẻ ra mãnh thú, nước mặc sẽ tìm thấy trong nước ngọt, bạn bè sẽ chinh phục lẫn nhau, lý trí sẽ tự ẩn mình, khôn ngoan sẽ rút về buồng ở” (từ rv Ez. 5:1).(32) Chủ đề quán xuyến trong các sách khải thị là như sau: vào thời kỳ cuối cùng, bọn ma quỷ, đã từng thống trị cả kỷ nguyên này, sẽ trở nên mạnh đến nỗi làm cho xã hội hoàn toàn hỗn loạn, cá trong quan hệ loài người cũng như trật tự quốc gia. Khi chúng mạnh đến mức không thể chịu nổi, thì Thượng Đế sẽ can thiệp và mang Nước Trời đến.(33) Tuy nhiên, đây không phải là chủ đề của Bài Giảng Ô-li-ve. Những sự lộn xộn mà Chúa Giê-xu mô tả thật ra không phải là những dấu hiệu của ngày tận thế đang đến gần. Ngài đã khẳng định chắc chắn rằng khi những dấu hiệu này xuất hiện, vẫn “chưa phải là cuối cùng” (Mác 13:7). Vì còn xa những dấu hiệu của ngày cuối cùng đang đến, nên đây chỉ là những dấu hiệu chỉ rằng ngày cuối cùng bị trễ. Cranileld cho rằng chủ đề của toàn bộ phần đầu của Bài Giảng đó là “chưa phải cuối cùng”.(34) Có lẽ câu quan trọng nhất là lời phán: “đó chỉ là mở đầu của sự khốn khổ mà thôi” (Mác 13:8). Từ ngữ được dùng "odines"có nghĩa là “nỗi đau đớn”. Từ này được dùng trong Cựu Ước để chỉ nỗi đau đớn khi sinh nở (Ê-sai 26:17). Sau một thời kỳ “đau đớn”, một quốc gia sẽ được sinh ra (Ê-sai 66:8; Giê-rê-mi 22:23; Ô-sê 13:13; Mi-chê 4:90- Từ những câu này, trong Do Thái giáo nổi lên một ý tưởng rằng Nước Trời Mết-si-a phải xuất hiện sau một thời kỳ đau đớn gọi là “những nỗi đau đớn Mết-si-a” hay “những cơn đau sinh Đấng Mết-si-a”.(35) đây không phải là những nỗi đau đớn mà Đấng Mết-si-a phải chiu đựng, mà là những nỗi đau đớn mà
nhờ đó kỷ nguyên Mết-si-a được sinh ra.(36) Cơ sở rõ ràng cho nồi đau đớn Mết-si-a có thể tìm thấy trong Mác (13:19-20): "Vì trong những ngày ấy, sẽ có tai nạn như chưa từng có, kể từ khi Đức Chúa Trời dựng nên trời đất cho đến bây giờ, và mãi mãi sau này. Nếu Chúa chẳng giảm bớt các ngày ấy thì không có sinh vật nào được cứu.” Đây chính là lời ám chỉ trực liếp về thời kỳ lộn xộn đã được nêu trong Đa-ni-ên 12:1. Các cuộc chiến tranh và bắt bớ, đặc trưng cho thời kỳ sau cùng bị trễ, sẽ mới chỉ là bắt đầu của những nỗi đau đớn ngay trước tận thế.
Chủ đề cùa Bài Giảng Ô-li-ve khác với chỉ đề trong các sách khải thị. Đó là sự đối lập và xung đột giữa những tính chất của kỷ nguyên này và Nước Trời. Thượng Đế đã không bỏ đi kỷ nguyên quyền lực của rna quỉ. Nhưng trước hết Tin Lành phải được giảng ra cho khắp muôn dân đã” (Mác 13:10). Nhưng Tin Lành không chiến thắng thế giới và không chinh phục mọi quốc gia cho chính mình. Căm thù, xung đột, chiến tranh sẽ tiếp tục để đặc trưng cho kỷ nguyên này cho đến khi Con Loài Người đến. Không những thế, kỷ nguyên này còn thù nghịch với Tin Lành và sẽ bắt bớ những người truyền giảng Phúc Âm.
Đây là những nét tối tăm xuyên suốt các lời dạy của Chúa Giê-xu. Ngài đã nói, không phải chỉ một lần, rằng ai muốn làm môn đệ Ngài phải sẵn sàng vác thập tự giá mình mà theo (Mác 8:34; Ma-thi-ơ 10:38; Lu-ca 14:27). Lời dạy trong Ma-thi-ơ 10:38 là trong bối cảnh nói về sứ mệnh truyền giáo của các môn đệ cho thế giới. Họ sẽ không phải luôn luôn được đáp lại tận tình, mà có thể bị đánh đập, bị lên án, bị giết, bị các vua phân đối (Ma-thi-ơ 10:17-21). Các môn đệ Chúa phải chờ đợi những đau khổ, bắt bớ, tử vì đạo. Lời dạy "song ai bền lòng cho đến cuối cùng” (eis ĩelos Ma-ihi-ơ 10:22; Mác 13:13) có thể có nghĩa là "bền lòng cho đến chết”. Thập tự giá không phải là một gánh nặng; đó là công cụ của sự chết. Mang thập tự giá của mình nghĩa là sẵn sàng đi đến chỗ tử vì đạo như Chúa Giê-xu. Mối quan hệ giữa sự đau khổ và tham gia vào cộng đồng của Con Loài Người không phải là ngẫu nhiên mà bắt nguồn chính từ chỗ là thành viên của cộng đồng ấy, nhờ sự vâng theo tiếng gọi của Đấng Mết-si-a đã bị chối bỏ và nhờ cái chết hy sinh của Ngài. ”Sự nổi loạn của thế giới chống lại Thượng Đế tự thể hiện mình trong việc giết Con Thượng Đế. Cộng đồng mà Ngài xây dựng nên tất nhiên phải là đối tượng của sự thù nghịch ấy."(37) Từ triển vọng của cuộc xung đột giữa thế giới và Nước Trời, sự chết không phải như người ta thường nghĩ. Phúc Âm Lu-ca ghi rằng "họ sẽ làm cho nhiều người trong các ngươi phải chết nhưng một sợi tóc trên đầu các ngươi cũng không mất đâu” (Lu-ca 21:16-19).
Sự bắt bớ đáng sợ sau cùng, nỗi đau đớn Mết-si-a của thời kỳ đại nạn (Ma-thi-ơ 24:21). Suy rộng ra cũng giống như mối quan hệ giữa giáo hội và thế giới trong đời này. Chúa Giê-xu đồng ý với các nhà viết khải thị rằng ma quỉ sẽ ghi dấu ở Đời Này. Chỉ ở Đời Sau, Nước Trời mới xóa bỏ chúng. Nhưng Thượng Đế đã không xóa bỏ kỷ nguyên ma quỉ. Con Loài Người đã mang sự sống và quyền năng Nước Trời vào lịch sử. Các môn đệ Chúa dã được giao phó cho sứ mệnh công bố Đạo Chúa cho toàn thế giới. Nhưng nếu chỉ đơn độc họ sẽ không thành công. Họ chỉ có thể mang Phúc Âm đến với toàn thế giới đồng thời với cuộc đấu tranh chống lại với các thế lực ma quỉ đời này, các thế lực đã giết Chúa Giê-xu. Cuối cùng, lòng căm thù của thế giới đối với Phúc Âm của Thượng Đế sẽ thể hiện trong cuộc bắt bớ hỗn loạn giết hại giáo hội.
Cái mới là ở chỗ cường độ bắt bớ lớn. Nhưng cuối cùng, Nước Trời sẽ đến và minh chứng cho dân Ngài.(38)
NƯỚC TRỜI ĐẾN. Sự kết thúc kỷ nguyên này và sự đến của Nước Trời đã được mô tả ngắn gọn trong Mác 13:24. Trước hết Chúa Giê-xu nói về một tai họa trong vũ trụ. Mặt trời, mặt trăng tối đi, các ngôi sao rơi rụng, quyền lực trên trời rúng chuyển. Đây là ngôn ngữ thơ và phải được hiểu trên
cơ sở Cựu Ước. Chúng tôi đã nghiên cứu cẩn thận cách diễn đạt này và thấy đúng là dưới dạng thơ và do đó không hoàn toàn chính xác như nguyên văn, nhưng đồng thời nó vẫn mô tả những biến cố thật trong vũ trụ.(39) Chúng tôi đồng ý với Beasley - Murray: “Không nên lẫn lộn hình thức thơ với phúng dụ Khi Thượng Đế bước ra thực hiện sự cứu rỗi, cả vũ trụ sợ tái xanh trước mặt Ngài.“(40) Cách nói trên không có nghĩa là cả vũ trụ bị phá vỡ. Chúng ta biết rằng, ở một chỗ khác, cách thể hiện tương tự như thế có nghĩa là sự đoán phạt của Thượng Đế đối với một thế giới sa ngã, chịu số phận của con người tội lỗi, để cho tử trong sự lụi tàn vì đoán phạt, một thế giới mới có thể được ra đời.(41)
Bài Giảng ô-li-ve, sự kiện Nước Trời đến được mô tả bằng sự đến của Con Loài Người. “Bấy giờ người ta sẽ thấy Con Loài Người lấy đại quyền đại vinh ngự đến trên đám mây” (Mác 13:26). Cách diễn đạt này dựa trực tiếp trên Đa-ni-ên 7:13: Có một người giống như Con Loài Người đến cùng với những đám nây trên trời. Người đó hướng tới Đấng Thượng cổ (Thượng Đế) và được dẫn đến 'trước mặt Ngài”. Chân lý đó cũng được ghi trong Lu-ca: “Vì sẽ có chớp nhoáng lòe từ dưới phương trời này đến dưới phương trời kia, thì Con Loài Người trong ngày Ngài cũng vậy” (Lu-ca 17:24). Một vài học giả thời nay đã cố gắng khai thác ý nghĩa tận thế tương lai của cách nói này. C. H. Dodd giải thích rằng cách nói khải thị ấy là tượng trưng cho việc xâm nhập của một trật tự xã hội vĩnh cửu không tiền khoáng hậu. Ngày của Con Loài Người là một sự kiện không xác định được thời gian.”(42) T.F.Glasson(43) chỉ rõ rằng Chúa Giê-xu không dạy gì về hy vọng ngày Ngài trở lại, nhưng giáo hội giữa thế kỷ thứ nhất đã khơi dậy vấn đề này, trong khi đó thì J.A.T. Robinson (44) cho rằng Chúa Giê-xu đã dạy về việc Ngài trở lại khi chứng tỏ trong Ngài có sự hiện diện của Chúa Cha. Cơ sở của ý tưởng này là như sau: trong Đa-ni-ên 7:13 một người giống như con đi đến với Chúa Cha, chứ không phải đến trái đất. Đây không phải là “kỳ trông đợi thứ hai”. Tuy nhiên, trong Đa-ni-ên 7. Con Loài Người trước hết đến với Chúa Cha để nhận vương quốc, rồi sau đó vương quốc này được trao lại cho các thánh dưới đất. Điều đó rõ ràng ám chỉ rằng đại diện của các thánh, Con Loài Người, đã mang vương quốc đến cho họ. “Đa-ni-ên 7:22 đã nhấn mạnh Đấng Thái cổ của Mọi Thời Đại (Đức Chúa Trời) đã đến trái đất, nhằm mục đích phán xét và tuyên án.(45)
Không thể nào diễn tả biến cố này bằng hình ảnh nhưng ý tưởng thì rất rõ. Chúa Giê-xu đã được nâng cao lên tận trời; các đám mây trong ngày Ngài trở lại đã mở ra niềm vinh quang hằng dấu kín, niềm vinh quang của Thượng Đế, the Shekinah(?). Ngài được coi là Con Vĩnh Cửu Của Thượng Đế, chia sẻ uy quyền cùng Thượng Đế.(46) Ý nghĩa thần học cơ bản ở đây là việc Nước Trời đến trong ngày hoàn thành tận thế là hoàn toàn do Thượng Đế làm nên. Lịch sử của Đời Này - là một lịch sử xung đột, chiến tranh, căm thù và bất bổ. Chỉ khi Thượng Đế ra tay, trong ngày Đấng Christ trở lại, mới có thể thiết lập được Nước Trời.(47)
Rất đáng lưu ý là Bài Giảng ô-li-ve hầu như không nói gì về bản chất Nước Trời. Chúng ta đã chú ý đến sự khác nhau khi các tiên tri mô tả Nước Trời Mết-si-a. Đôi khi sách khải thị Do Thái mô tả Nước Trời bằng ngôn ngữ trần tục, đôi khi lại bằng ngôn ngữ siêu phàm hơn.(48) Đôi khi Do Thái giáo lại kết hợp cả hai cách, trước hết hình dung Nước Trời như một vương quốc trần tục tạm thời,(49) rồi sau đó là Nước Trời vĩnh cửu. Do Thái giáo sau này đã nói về Nước Trời trần tục như “Những Ngày Của Đấng Mết-si-a” đối lập với Đời Sau vĩnh cửu.(50) Khải thị của Giăng cho ta thấy trước vương quốc trần tục ngàn năm (Khải 20:1-5). Thuyết Phúc Âm Mỹ đã nhấn mạnh không có lý xác đáng về học thuyết ngàn năm hoàng kim này. Tuy nhiên, các sách Phúc âm Đồng Quan không có lời ám chỉ nào về bản chất Nước Trời mà Chúa Giê-xu mong đợi. Một điều rõ ràng là Ngài không quan tâm đến việc dạy về vương quốc trần tục tạm thời này, vương quốc đến trước
ngày trật tự xã hội vĩnh cửu được thiết lập trong Kỷ Nguyên Tới (Đời Sau). Như vậy, trong suy nghĩ của Ngài, vương quốc trần tục không phải là quan trọng. Lý do cũng dễ hiểu, Như Rummel đã chỉ rõ, Chúa Giê-xu đã muốn nhấn mạnh đến lời hứa tận thế, chứ không phải những lời dạy khải thị.(51) Ngài đã hướng sự giảng dạy của mình để ghi sâu vào tâm hồn con người tầm quan trọng của việc thừa nhận sự trị vì hiện tại của Thượng Đế để họ có thể được sống ở Đời Sau.(52)
Thực tế là khi nói về sự hoàn thành tận thế, Chúa Giê-xu luôn luôn dùng những hình ảnh tượng trưng.(53) Thượng Đế là Vua, còn bên phải ngai của Ngài là Con Loài Người (Mác 14:62), có mười hai môn đệ đi theo trong một thế giới mới (Ma-thi-ơ 19:28), và các thiên thần vây quanh (Mác 8:38). Như một người chăn hiền lành, Ngài chăm sóc đàn chiên đã chọn lọc này (Mác 14:28; Ma-thi-ơ 25:32 f7). Cuộc phán xét kẻ sống và kẻ chết đã xảy ra (Ma-thi-ơ 12:41 f?) và việc tách riêng đã được hoàn thành (Ma-thi-ơ 13:30,48). Sa-tan và lũ ma quỉ bộ hạ của nó đã bị ném vào lò lừa đời đời (Ma-thi-ơ 25:41); sự chết đã bị loại bỏ (Lu-ca 20:36). Những ai có tấm lòng trong sạch sẽ được thấy Thượng Đế (Ma-thi-ơ 5:8); họ nhận được một tên mới (Ma-thi-ơ 5:9) và đã đi vào cõi bất tử (Mác 12:25) hay cuộc sống vĩnh cửu (Mác 9 43), và sống cho Thượng Đế (Lu-ca 20:38). Thượng Đế thưởng cho người công chính (Lu-ca 14:14) với những phần thường đầy ơn (Ma-thi-ơ 5:12): kho báu trên trời được phân phối (Ma-thi-ơ 6:20), hoa lợi được thu vào kho (Ma-thi-ơ 13:30). tiệc cưới được tổ chức liên hoan (Mác 2:19), những người ngoại đạo đổ về dự tiệc với các tộc trưởng  (Ma-thi-ơ 8:11) ở bàn tiệc của Con Loài Người. Cùng với họ. Ngài uống rượu nho Nước Trời (Mác 14:25). Còn mối thông công giữa Thượng Đế và loài người, đã bị gián đoạn vì tội lỗi, nay lại được khôi phục.
Điểm nhấn mạnh trong Bài Giảng Ô-li-ve là các thiên thần sẽ thu gom những người được chọn ở bốn phương trái đất (Mác 13:27). Hơn nữa, chúng ta khải tượng hình dung nồi sự kiện này. Hình như nó giống với những điều được Phao-lô mô tả sự quá đỗi vui mừng của các thánh khi những người chết trong Đấng Christ được sống lại bước ra khỏi mồ và những người còn sống sẽ được cất lên không trung để gặp Đấng Christ trở lại (I Té 4:17). Mặc dầu Bài Giảng Ô-li-ve không nói gì về sự kiện nầy nhưng chúng ta phải giả thiết rằng người chết sẽ sống lại vào thời điểm này.(54)
SỰ PHÁN XÉT. Như Ma-thi-ơ đã ghi lại, Chúa Giê-xu thường nói đến cuộc phán xét. Trước Tòa Công Luận. Ngài tự tuyên bố là vị quan tòa trong ngày tận thế (Mác 14:62). Thỉnh thoảng Ngài nhắc đến ngày phán xét (Ma-thi-ơ 10:15; 11:22,24;-12”36,41,43; 23:33) và ngày tách riêng kẻ thiện và kẻ ác (Ma-ihi-ơ 13:41,49). Ngài thường dùng ngụ ngôn nói về ngày phán xét. Từ những lời dạy của Chúa Giê-xu không thể nào xây dựng một mô hình về ngày tận thế. Ngài lưu tâm xác định tương lai và dáng điệu của tương lai trong hiện tại,chứ không phải về các kế hoạch khải thị.
Đoạn được mở rộng duy nhất, đề cập đến sự phán xét, là ngụ ngôn về cừu và dê trong Ma-thi-ơ 25:31 -46. Con Loài Ngươi sẽ ngồi trên ngai vinh quang để xét xử các dân tộc. Cơ sở để phán xét là cách cư xử của các dân tộc đối với "những người anh em" của Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 25:40). Đây không phải tận thế học giáo huấn mà là một ngụ ngôn đầy bi kịch, được giải thích theo hai cách hoàn toàn khác nhau. Cách giải thích nhiều người biết đến là: ai làm điều thiện sẽ được cứu. Những ai do lòng thương người mà nuôi kẻ đói, mặc quần áo cho kẻ trần truồng, chăm sóc người ốm đau ngươi bị tù đày đều là những "Cơ Đốc nhân vô danh". Những ai đang cần sự giúp đỡ đều là "những người anh em của Chúa Giê-xu." Những ai vì yêu thương mà chăm sóc chu đáo những ngươi đau khổ chính là đã thể hiện tình yêu của Đấng Christ. Mặc dầu chưa được nghe nói về Ngài, họ cũng sẽ được hưởng cuộc sống vĩnh cửu trong ngày phán xét, như một phần thuởng cho những hành động tốt của họ.            .
Chủ nghĩa thiên định giải thích hoàn toàn khác hẳn. "Những người anh em” của Chúa Giê-xu là những người Do Thái còn lại, đi đến các nước trong ngày đại nạn để công bố "Phúc âm Nước Trời”. Theo các sách thiên định trước đây, mục đích của cuộc phán xét là xác định xem những dân tộc nào được vào vương quốc ngàn năm hoặc bị loại khỏi vương quốc này. Tiêu chuẩn để quyết định là thái độ của họ đối với những người Do Thái còn lại và đã tin Chúa. Gần đây, chủ nghĩa thiên định cũng giải thích tương tự như vậy, nhưng có thừa nhận thêm rằng kết quả của cuộc phán xét là cuối cùng sẽ được cứu rỗi hay bị hình phạt, như Ma-thi-ơ 25:46 đã nói rõ.(55)
Đầu mối để giải thích ngụ ngôn này là nghĩa cùa cụm từ "những người anh em” của Chúa Giê-xu, và chúng ta đã có bằng chứng rõ ràng cho vấn đề này. Chính Chúa Giê-xu đã nói rằng những người anh em của Ngài là những người làm theo ý muốn của Cha Ngài. Cụ thể hơn, đó là các môn đệ Ngài (Ma-thi-ơ 12:48-50). Chúa Giê-xu đã dùng ngụ ngôn tách cừu và dê để dạy các môn đệ rằng họ có một trọng trách đối với các dân tộc trên thế giới, số phận của con người phụ thuộc vào thái độ đối xử cùa họ đối với các đại diện của Chúa Giê-xu, những người anh em của Ngài. Như những-người truvền giảng lưu động, họ sẽ đi đến các dân tộc, sẽ ăn nghỉ tại nhà những người đón tiếp họ (Ma-thi-ơ 10:8-11). Tuy nhiên, họ sẽ bị bắt bớ và tù đày (Ma-thi-ơ 10:17-18). Ai tận tình tiếp đón họ, tức là đã tiếp nhận Đấng Christ "Ai rước các ngươi, tức là rước ta” (Ma-thi-ơ 10:40). Người nào từ chối và đối xử không tốt với các nhà truvền đạo này tức là từ chối thông điệp của Chúa gởi cho họ. Làm như thế có nghĩa là họ đã từ chối chính Đấng Christ. Sự đoán phạt đang chờ họ (Ma-thi-ơ 10:14-15). số phận của các dân tộc phụ thuộc vào cách họ đáp lời các đại diện của Chúa Giê-xu.(56) Đây không phải là một chương trình cho tận thế học mà là một ngụ ngôn thiết thực về số phận con người.
KHI NÀO NƯỚC TRỜI ĐẾN. Vấn đề khó nhất trong quan điểm của Chúa Giê-xu về tương lai là việc Nước Trời đến. Khó khăn nằm ở chỗ các sách Phúc âm Đồng Quan ghi lại ba lời dạy khác nhau về tương lai.
SẮP ĐẾN. Có ba lời dạy đã được giải thích theo nghĩa rằng Chúa Giê-xu đã hy vọng Nước Trời tận thế sẽ đến trong một tương lai rất gần. Khi sai các môn đệ đi giảng đạo ở vùng Ga-li-lê, Ngài có phán: “các ngươi chưa đi khắp các thành dân Y-sơ-ra-ên thì Con Loài Người đã đến rồi” (Ma- thi-ơ 10:23). Chúng ta đã thấy rằng, theo Schweitzer, Chúa Giê-xu đã hy vọng Nước Trời đến trước khi các môn đệ Ngài hoàn thành sứ mệnh tại Ga-li-lê nghĩa là chỉ một vài ngày sau khi họ được cử đi. Chúng ta cũng đã nghiên cứu câu này và thấy rằng tương lai đó là không xác định nếu các môn đệ muốn hoàn thành sứ mệnh của mình cả cho người ngoại đạo lẫn người Do Thái.(57)
Lời dạy thứ hai có thể tìm thấy ngay trước lúc Chúa hóa hình. Sau khi Phê-rơ khẳng định về địa vi Mết-si-a của Ngài, Chúa Giê-xu bắt đầu giảng về cái chết Mết-si-a và việc Ngài trở lại. Mặc dầu lúc này Ngài đang bị hành hạ bằng đau đớn và chết chóc, chính cách cư xử của con người ở đây và lúc này đối với Ngài sẽ quyết định số phận tương lai của họ (Ma-thi-ơ 9:38). Rồi Ngài phán: “trong những kẻ đứng đây, có mấy kẻ sẽ chẳng chết trước khi thấy Nước Đức Chúa Trời lấy quyền phép mà đến” (Mác 9:1). Ma-thi-ơ diễn tả phần sau của lời dạy đó là: “ trước khi thấy Con Loài Người ngự đến trong Nước Ngài” (Ma-thi-ơ 16:28). Lu-ca tường trình đơn giản hơn: “trước khi chưa thấy Nước Đức Chúa Trời” (Lu-ca 9:27). Ngay sau đó là câu chuyện Chúa hóa hình.
Lời dạy thứ ba tìm thấy trong Bài Giảng Ô-li-ve. Cả Mác, Ma-thi-ơ và Lu-ca đều ghi: "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, thế hệ này chẳng qua trước khi mọi sự kia xảy tới" (Mác 13:30 ). Nhìn thoáng qua, hai lời dạy sau cùng này như là một lời xác định rõ ràng rằng Nước Trời tận thế sẽ đến nội trong một thế hệ, khoảng ba chục năm gì đó, nên một số môn đệ vẫn còn sống.
ĐN TRỄ. Những lời dạy này lại cho thấy Nước Trời sẽ đến trễ chứ không phải sắp đến. Chúng ta đã thấy (58) trong Bài Giảng Ô-li-ve, Chúa Giê-xu dạy rằng thời hỗn loạn sẽ đến với chiến tranh và những tin đồn về chiến tranh, những kẻ tự nhận mình là Đấng Mết-si-a; “nhưng chưa là cuối cùng” (Mác 13:7). Trước hết Tin Lành phải được rao giảng ra cho khắp muôn dân đã (Mác 13:10). Lu-ca ghi lại một ngụ ngôn về một thế tử đi đến một nước xa xôi để được phong vương rồi quay về vì “nhân dân nghĩ rằng Nước Trời sẽ đến ngay” (Lu-ca 19:11). Ý tưởng Nước Trời đến muộn nằm trong lời dạy sau: “Sẽ có kỳ các ngươi ước ao chỉ thấy một ngày của Con Loài Người, mà không thấy được” (Lu-ca 17:22). Các môn đệ sẽ gặp nhiều khó khăn, và mong Chúa cho một phán quyết về ngày Ngài trở lại, nhưng không được. Ý tưởng Nước Trời đến trễ xuất phát từ ngụ ngôn về quan án không công bình (Lu-ca 18:1-8 ). Những ai tin vào Thượng Đế cần phải kêu xin bần bỉ dể được Chúa bênh vực, mặc dầu có thể đã bị trễ. Các ngụ ngôn mà Ma-thi-ơ đưa vào trong Bài Giảng Ô- li-ve cũng vang lên khúc nhạc đến trễ, các nàng đi đón đều ngủ gật (Ma-thi-ơ 25:5 ) một người giàu có giao cho các đầv tớ những khoản tiền khác nhau trước khi đi xa mãi lâu sau mới trở về tính sổ với họ (Ma-thi-ơ 25:19).
BẤT ĐỊNH. Bất định là điểm đáng lưu ý trong việc Nước Trời đến. Chúa Giê-xu đã khẳng định chắc chắn rằng Ngài hoàn toàn không biết khi nào Nước Trời đến (Mác 13:32). “Hãy giữ mình, tỉnh thức; vì các ngươi chẳng biết kỳ đó đến bao giờ'' (Ma-thi-ơ 13:33). Vậy các ngươi hãy thức canh, vì không biết chủ nhà về lúc nào e ông ta về thình lình gặp các ngươi đang ngủ chăng. Điều ta nói cùng cá ngươi, ta cũng nói cho mọi người: hãy tỉnh thức!” (Mác 13:35-37).
Một thêm và tư liệu Q (Q material?), nhấn mạnh đến tính bất định của ngày Nước Trời đến và sự cần thiết phải tỉnh thức. Trong thời Nô-ê, trận lụt đã đến bất ngờ quét sạch quân gian ác. “Vậy hãy tỉnh thức, vì cá ngươi không biết này nào Chúa mình đến” (Ma-thi-ơ 24:42). Nếu người chủ nhà đã hay canh nào kẻ trộm sẽ đến, thì ông ta sẽ tỉnh tức, không để nó đào ngạch nhà mình. "Vậy thì các ngươi cũng hãy chực cho sẵn, vì Con Loài Người sẽ đến trong giờ các ngươi không ngờ” (Ma-thi-ơ 24:44 =Lu-ca 12:40). Kẻ tôi tớ độc ác, lợi dụng cơ hội ông chủ về trề để đối xử tệ với các tôi tớ khác, sẽ bị bất ngờ. “Chủ nó sẽ đến trong ngày nó không ngờ và giờ nó không biết” (Ma-thi- ơ 24:50 =Lu-ca 12:46). Các ngụ ngôn trong Ma-thi-ơ 25 về chàng rể đến trễ và người giàu có về trễ đã được kể lại để nhấn mạnh chủ dề: "hãy chờ đợi, vì các ngươi không biết ngày hay giờ đó” (Ma- thi-ơ 25:13).
Thuật ngữ được dịch là “hãy tỉnh thức” trong mấy câu này không có nghĩa là “hãy tìm kiếm” mà có nghĩa là "hãy thức canh." Nó nhấn mạnh phải có một tinh thần sẵn sàng thường trực để tiếp đón ngày Chúa trở lại. “Các ngươi hãy chực cho sẵn sàng" (Lu-ca 12:40). Sự bất định về thời điểm Chúa trở lại có nghĩa là mọi người phải có tinh thần tỉnh thức để sẵn sàng gặp Chúa bất cứ lúc nào Ngài đến.
CÓ VẤN ĐỀ. Ba lời giáo huấn này có về mâu thuẫn nhau rõ rệt, và nhiều nhà bình luận coi chúng là loại trừ lẫn nhau. Khuynh hướng thắng thế là chấp nhận những lời dạy rằng Nước Trời sắp đến vì giáo hội không bao giờ đặt ra những lời dạy không được hoàn thành. Trên thực tế, nhiều trường phái học giả châu Âu cho rằng Nước Trời sắp đến là điểm nhấn mạnh trung tâm trong các lời dạy của Chúa Giê-xu về Nước Trời tận thế. Khi thấy Chúa chưa trở lại, giáo hội đã phải điều chỉnh lại rằng ngày Chúa trở lại sẽ bị trễ. Điều này được coi là một trong những yếu tố quyết định trong sự phát triển của học thuyết Cơ Đốc.(59) Những lời dạy về sự đến trễ của ngày Chúa trở lại được coi là do giáo hội dựng nên chứ không phải lời của Chúa Giê-xu.

Những người khác cố gắng hòa giải những lời tuyên bố khác nhau bằng cách giải thích rằng Chúa Giê-xu đã khẳng định Nước Trời sẽ đến rất sớm, ngay trong thế hệ này, nhưng chỉ Thượng Đế mới biết chính xác ngày giờ thôi.(60) Một số người khác nói thẳng là Chúa Giê-xu đã nhầm khi Ngài hy vọng Nước Trời sắp đến và đây là một trong những yếu tố rất người trong sự hiện thân của Chúa - Ngài cũng có những hoài bão tương lai như con người.(61) Cullman thừa nhận Chúa Giê-xu có sai lầm trong niềm hy vọng về thời sau cùng, nhưng sai lầm này không ảnh hưởng đến cấu trúc cơ bản của những lời Ngài dạy về Nước Trời, một sự căng thẳng giữa cái đã đến và cái chưa đến. Chúa Giê-xu đã không nhầm về tính tương lai thực của Nước Trời, mặc dầu Ngài có nhầm về thời điểm của Nước Trời. Thật vậy, ý nghĩa cơ bản của sự gần đến của Nước Trời không phải là sự khẳng định rằng tương lai quyết định hiện tại.(62) Kummel giải thích sự nhấn mạnh vào Nước Trời sắp đến có nghĩa là con người phải đối đầu “với sự kết thúc của lịch sử không nó đang tiến tới mục tiêu do Chúa đặt để.”(63) A. N. Wilder coi cách nói về tận thế là một cách nói kiểu thần thoại, thể hiện một tương lai chưa hể được biết đến. Tương lai ấy nằm ngoài sự hiểu biết của Chúa Giê-xu, nhưng Ngài đã sùng những khái niệm được khải thị để thể hiện lòng tin của mình rằng kết quả cuối cùng sẽ được quyết định bằng quyền năng của Thượng Đế.(64)
NHỮNG NGHIÊN CỨU BÌNH LUẬN. Không hoàn toàn chắc chắn rằng hài lời dạy trong Mác 9:1 và 13:30 có liên quan đến sự trở lại hav sự lại đến cùa Đấng Christ. Nhiều học giả hiểu cụm từ “Nước Trời đến trong quyền năng” (Mác 9:l,par.) có liên quan đến sự hóa hình cùa Chúa, mà chính nó là một cách cho thấy trước ngày Chúa trở lại.(65) F.F. Bruce thấy lời dạy trong Mác 9:1 được thực hiện trong lễ Ngũ Tuần. Sự đầy đẫy Thánh Linh và sự đến của Nước Trời là hai cách khác nhau để nhân biết về chức vụ Chúa Giê-xu. Trước khi Ngài hy sinh, cả hai cách đều chỉ thể hiện được từng phần. Chỉ sau cái chết của Ngài. Nước Trời mới đến trong quyền năng, và mói có sự đầy dẫy Thánh Linh."(66)
Trong cách giải thích Mác 13:30, có một câu hỏi đáng bình luận ý nghĩa của cụm từ đứng trước “mọi sự kia” (raura paiaa) là gì? Trước đó một câu, Chúa Giê-xu phán: “Khi các ngươi thấy các điều đó (taura) xảy đến hãy biết Con Loài Người đã tới gần, ở nơi cửa” (Mác 13:29). Tauta không thể hàm chính sự trở lại của Chúa. Rõ ràng là vô nghĩa nếu nói “Khi các ngươi thấy Con Loài Người đến, hãy biết Con Loài Người đã tới gần.” Từ ngữ tauta  trong câu 29 phải liên quan đến những dấu hiệu của ngày cuối cùng được nên lên ở các câu từ 5 đến 23: còn taura trong câu 29 là phần đứng trước của cụm từ tauta panta mà nó phải xảy ra trong hế hệ này. Chúa Giê-xu định nói rằng những dấu hiệu báo trước ngày sau rốt sẽ không còn xa côi gì nữa, mà chính những người đang nghe Ngài sẽ được chứng kiến.(67)
Các học giả khác giải thích “thế hệ này” (genea) có nghĩa là nhân dân Do Thái, hay loại người như vậy, cụ thể là nhừng người không tin Chúa Giê-xu.(68) Ellis đã chỉ ra một khả năng khác.(69) Trong sách Qumran bình luận về Ha-ba-cúc, thế hệ sau cùng sẽ kéo dài rất lâu, vượt quá mọi điều mà các nhà tiên tri đã phán (1QP Ha. 7:2.7). Thế hệ sau cùng là thế hệ trong đó người Qumran đã sống và được coi là thời kỳ cuối cùng trước ngày tận thế. Thời kỳ này kéo dài rất lâu. Tuy nhiên cách giải quyết của Cranfield dường như khả dĩ hơn cả.(68)
NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ "SẮP ĐẾN”. Chúng ta đi đến kết luận: không có gì chứng tỏ Chúa Giê-xu đã khẳng định sai lầm rằng Nước Trời tận thế sẽ đến rất sớm. Ngài không dạy rằng một số môn đệ sẽ được thấy Nước Trời thể hiện rõ ràng, và chính thế hệ của Ngài sẽ được thấy các dấu hiệu Nước Trời đến. Những lời giáo huấn khác đều chỉ rõ Nước Trời sẽ đến trễ, trong tương lai chưa xác định. Ngài nhấn mạnh đặc biệt đến tính bất định của thời điểm tận thế, và do đó con

người phải luôn luôn sẵn sàng. Đây là viễn cảnh đặc trưng của các tiên tri Cựu ước. Ngày của Chúa gần đến (Ê-sai 56:1; Sô.l: 14; Giô-ên 3:14, Áp-đia 15). Như vậy, các tiên tri đều đưa ra viễn cảnh tương lai của Nước Trời. Họ có thể nắm cả tương lai và hiện tại vào với nhau trong một sự căng thẳng không giải quyết được. “Sự căng thẳng giữa sắp đến và đến trễ khi trông đợi ngày cuối cùng là đặc trưng cho toan bộ tận thế học Kinh Thám.’’(70) “Sắp đến" cho thấy Nước Trời đang ở gần, nhưng “đến trễ’’ lại ngụ ý như còn ở đàng xa" ) Đây không phải là mẫu tư duy của một đầu óc hiện đại, được đào tạo cách khoa học. Nếu mổ xè cái viễn cảnh tiên tri ấy bằng lưỡi dao phân tích phê bình nghiêm khắc như vẫn thường được làm, thì hậu quả sẽ chỉ là một sự huỷ phá. Một phương pháp học lịch sử thích hợp phải được áp dụng vào đây để hiểu các mẫu tư duy ngày xưa bằng chính mẫu tư duy ấy hơn là buộc chúng phải đượcc phân tích theo kiểu hiện đại. Các sách Phúc âm Đồng Quan đã để lại những ấn tượng rõ ràng . Độc giả ở trong tình thế là không thể xác định được thời điểm của ngày sau cùng: không thể nói ngày mai, tuần sau hay năm sau nó sẽ đến; cũng không thể nói còn lâu rnới đến. Ý chủ đạo là: “Vì vậy hãy tỉnh thức vì ngươi không biết ngàv giờ nào nó sẽ đến.”
















PHẦN 2

PHÚC ÂM THỨ TƯ

CHƯƠNG 16 VẤN ĐỀ CƠ BẢN


Trong các chương bàn về chức vụ và lời dạy của Chúa Giê-xu, chủ yếu chúng ta đã sử dụng các Phúc Âm Đồng Quan, chỉ thỉnh thoảng mới trích dẫn Phúc Âm Thứ Tư. Nghiên cứu các lời dạy của Chúa Giê-xu bằng cách tổng hợp cả bốn Phúc Âm là một phương pháp không cơ bản. Thần học Kinh Thánh cơ bản phải nghiên cứu riêng Phúc Âm Thứ Tư. Lý do rất rõ ràng: Phúc Âm Thứ Tư khác các Phúc Âm Đồng Quan đến mức mà phải đặt vấn đề xem sách này có ghi lại chính xác các lời dạy-của Chúa Giê-xu hay đã bị sửa lại bằng đức tin Cơ Đốc nhiều đến mức đã nuốt chửng cả lịch sử bằng các giải thích thần học.
Không được che đậy những sự khác nhau giữa Phúc Âm Giăng với các Phúc Âm Đồng Quan. Trong thần học, những khó khăn này là những hệ quả của những khác nhau về chất trong phần mở dầu. Có một sự khác nhau về nơi mà Chúa Giê-xu đã thực hiện chức vu của mình. Trong các Phúc âm Đồng Quan, ngoại trừ tuần cuối cùng, phần lớn Chúa Giê-xu giảng dạy tại Ga-li-lê; trong khi đó thì ở Phúc Âm Giăng, chức vụ của Ngài tập trung vào một vài cuộc viếng thăm Giê-ru-sa-lem có cả sự khác nhau về thời gian. Các Phúc Âm Đồng Quan chỉ nêu lên một lễ Vượt Qua và hình như tường trình các biến cố của một hoặc hai năm; nhưng trong Giăng, có ít nhất ba lễ Vượt Qua (2:13; 6:4; 13:1) và có thể là bốn (5:1). Phúc Âm Thứ Tư thiếu những tư liệu quan trọng có trong các Phúc Âm Đồng Quan: việc Chúa ra đời, lễ báp-tem, sự hóa hình, phép đuổi quỉ, nỗi đau đớn ở Ghết-sê-ma-nê, bừa ăn cuối cùng. Bài Giảng Ô-li-ve.
Một sự khác nhau quan trọng liên quan chặt chẽ đến vấn đề thần học và hình thức viết văn. Trong các Phúc Âm Đồng Quan, hình thức nổi bật nhất là ngụ ngôn; và cũng có những lời dạy ngắn, sinh động, dễ nhớ và những đoạn ngắn kết hợp với giáo huấn. Trong Giăng, phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-xu là dùng những bài giảng dài; các ngụ ngôn phần lớn đã được thay bằng các bài giảng; thiếu những giáo huấn ngắn và mạnh mẽ.
Văn phong Hy-Lạp cũng khác nhau. Văn phong para-tastic (?) tìm thấy được trong cả Phúc Âm Thứ Tư và Các Thư của Giăng. Cách quốc gia hợp lý nhất là cho rằng các lời dạy của Chúa Giê-xu đã thể hiện qua cách diễn đạt của Giăng. Kết luận này dễ hiểu hơn là nghĩ rằng văn phong của Giăng đã được đồng hóa với văn phong của Chúa Giê-xu, và Giăng đã viết Các Thư của ông theo cách diễn đạt đã học được ở Chúa Giê-xu.
Nếu đây là cách giải quyết đúng, và nếu chúng ta phải kết luận rằng Phúc Âm Thứ Tư được diễn tả theo cách của Giăng, thì nảy sinh ra một câu hỏi quan trọng sau đây: ở mức độ nào thần học của Phúc Âm Thứ Tư là thần học của Giăng hơn là của Chúa Giê-xu? Những lời dạy của Chúa Giê-xu đã được Giăng thấm nhuần đến mức để đến nỗi cái chúng ta có hiện là cách giải thích của Giăng chứ không phải đúng nguyên văn lời dạy của Chúa Giê-xu?
Một số chủ đề nổi bật trong Phúc Âm Đồng Quan đã không có trong Giăng; còn những điểm nhấn mạnh đặc trưng trong Giăng là không được nêu rõ ràng trong các Phúc Âm Đồng Quan. Giăng không nói gì về sự ăn năn cả. Cả động từ và danh từ ăn năn đều không xuất hiện trong Phúc Âm
Thứ Tư. Nước Trời, trung tâm điểm của các Phúc Âm Đồng Quan, lại hầu như hoàn toàn không xuất hiện trong các lời dạy của Chúa Giê-xu trong Giăng (xem Giăng 3:3-5; 18: 36). Chỗ của nó được thay thế bằng khái niệm sự sống vĩnh cửu, như thông điệp trung tâm của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, trong khi sự sống vĩnh cửu xuất hiện một vài lần trong Phúc Âm Đồng Quan như sự ban phước tận thế tương lai (Mác 9:43-45 và par.(?); Ma-thi-ơ 7:14; 25:36) thì trong Giăng, sự sống vĩnh cửu lại được nhấn mạnh như một sự ban phước được thực hiện ở hiện tại (Giăng 3:36 passim(?). Mặt khác, phần lớn những điểm mà Giăng nhấn mạnh đặc biệt thì lại không có trong Phúc Âm Đồng Quan. Có lẽ thành ngữ nổi bật nhất trong Giăng là ego eimi chẳng hạn như ‘Ta là bánh của sự sống” (Giăng 3:35), "Ánh sáng của thế gian” (Giăng 8:12), ‘Ta là cửa của chiên” (Giăng 10:7), "Ta là người chăn hiền lành" (Giăng 10:11), “Sự sống lại và sự sống” (Giăng 11:25), “Đường đi. chân lý và sự sống” (Giăng 14:6). “Gốc nho thật” (Giăng 15:1). Tất cả những cái đó phản ánh rằng Giăng đã hoàn toàn ý thức được câu nói của Chúa Giê-xu: “Trước khi chưa có Áp- ra-ham, đã có Ta” (Giăng 8:58).
Không phải chỉ có những sự khác nhau trong những điểm nhấn mạnh về thần học, mà toàn bộ cấu trúc của Phúc Âm Thứ Tư có vẻ khác với Phúc Âm Đồng Quan. Trong các Phúc Âm Đồng Quan, cấu trúc cơ bản những lời dạy của Chúa Giê-xu là cấu trúc của sách khải thị Do Thái, trong đó có  niềm hy vọng rằng Thượng Đế sẽ thực hiện một hoạt động tận thế, kết thúc lịch sử và thiết lập Nước Trời ở Đời Sau. Ở đây thể hiện tính hai mặt về thời gian của hai kỷ nguyên, với sự đối lập không ngừng giữa hiện tại và tương lai (Mác 10:15; Ma-thi-ơ 7:21).
Thoạt nhìn, cấu trúc của tư tưởng của Giăng dường như chuyển động trong một thế giới khác. Thuật ngữ Đời Này và Đời Sau đã biến mất. Thiếu Bài Giảng Ô-li-ve, trong đó có sự ngóng trông ngày tận thế, khi Đời Này kết thúc và Con Loài Người sẽ đến trong vinh quang để thiết lập Nước Trời. Tính hai mặt thời gian tận thế dường như được thay thế bằng một loại lính hai mặt khác. Thay cho sự căng thẳng giữa hiện tại và tương lai là sự căng thẳng giữa trên và dưới, trời và đất, phạm vi của Thượng Đế và thế gian. Điều này đã được thể hiện sinh động nhất trong’lời tuyên bố: “Các ngươi bởi dưới mà có, còn ta bởi trên mà có; các ngươi thuộc về thế gian này còn ta thuộc không thuộc về thế gian này” (Giăng 8:23, xem Giăng 3:12; 13:31; 6:33,62). Thuật ngữ “thế gian” (kosmos) xuất hiện vài lần trong Phúc Âm Đồng Quan, nhưng lại là một trong những từ ngữ ưa chuộng nhất của Giăng để chỉ thế giới và công việc của loài người, đối lập với thế giới trên trời và vương quốc của Thượng Đế. Khi Chúa Giê-xu nói rằng “Nước của ta chẳng phải thuộc về thế gian này” (Giăng 18:36). Ngài định nói quyền lực của Ngài không đến từ hạ giới mà từ thế giới nhà trời.
Một yếu tố nổi bật khác nữa là trong Phúc Âm Giăng có sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối. Một trong những chủ đề đã vang lên ngay từ những câu đầu của Phúc Âm này là sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối. “Ánh sáng soi trong tối tăm, tối tăm chẳng hề nhận lấy ánh sáng” (1:5). Thế gian là vương quốc của bóng tối, nhưng Thượng Đế là ánh sáng (I Giăng 1:5), nhưng Chúa Giê-xu đã đến để mang ánh sáng vào bóng tối (3:19; 12:46; 8:12). Đây là nguồn ánh sáng thật, phải tìm thấy trong Đấng Christ (1:9). (1) Ánh sáng này vẫn hằng chiếu, và bóng tối không sao dập tắt được nó (1:5). Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối là một khía cạnh sâu sắc hơn của “lính hai mặt của Giăng” của trên trời và dưới đất, của Thượng Đế và thế gian, và hình như ông muốn dùng tình hai mặt “dọc” để thay cho tính hai mặt “thời gian - tận thế” trong Phúc Âm Đồng Quan.
Từ vựng cơ bản của Chúa Giê-xu, được Giăng ghi lại, khác với từ vựng trong Phúc âm Đồng Quan. Cùng với các từ ngữ như sự sống vĩnh cửu ánh sáng và bóng tối,  từ ngữ xuất hiện thưởng
xuyên trong Giăng, nhưng lại hiếm được dùng trong các Phúc Âm Đồng Quan. Chẳng hạn như các động từ yêu và danh từ tình yêu; sự thật, thật; biết; làm; thế gian; phán xét; tuân theo; cử đi; chứng giám; và nhất là động từ tin vào (eis). Ngược lại, nhiều từ ngữ của Phúc Âm Đồng Quan lại thiếu trong Giăng: công chính; phép lạ (dunamis), thương xót; kêu gọi; ăn năn; ngụ ngôn; cầu nguyện.(2)
Những sự khám phá nổi bật này giữa Giăng và các Phúc Âm Đồng Quan đã làm cho nhiều học giả trước đây giải thích rằng Phúc Âm này là một sản phẩm của thế kỷ thứ hai trong thời kỳ cổ Hy Lạp. Trong đó sứ điệp của Chúa Giê-xu đã được chuyển thành tôn giáo cổ Hy Lạp về sự cứu rỗi. Trong nhiều năm, Phúc âm Giăng đã được coi là Phúc âm của những người cổ Hy Lạp. Nó được viết bởi một người Hy Lạp cho người Hy Lạp. Nó đánh dấu cao điểm của việc Hy Lạp đức tin Cơ Đốc.”(3)
Theo quan điểm ấy, Phúc Âm Giăng đã khác xa lời Chúa Giê-xu. Nó quan tâm đến chân lý vĩnh cửu chớ không phải thực tế khách quan; đến thần học chớ không phải lịch sử. Những phép lạ của nó chỉ là những biểu tượng của tinh thần; những lời dạy trong đó chỉ là phúng dụ.(41) Từ khi phát hiện ra tập bản thảo viết trên giấy cỏ chỉ, ghi lại tất cả hoặc một phần của Phúc âm Giăng viết đầu thế kỷ thứ hai, quan điểm đó mới bị loại trừ (5). Tuy nhiên việc nghiên cứu còn tiếp tục để giải thích cách thể hiện thần học của Phúc Âm Thứ Tư.(6) Không thể phủ nhận rằng thuật ngữ học đặc trưng của Giăng rất giống với cách diễn đạt của Hermetica, một tuyển tập các tài liệu về tôn giáo được viết ở Ai Cập, có thể vào thế kỷ thứ hai hoặc thứ ba. Những tài liệu này nói rất nhiều về ánh sáng và sự sống, lời, sự cứu rỗi nhờ hiểu biết cũng như nhờ sự tái sanh. C.H. Dodd cảm thấy rằng Hermetica đã cung cấp một cơ sở giá trị để biểu hiện được Phúc Âm Giăng.(7) Tuy nhiên thuật ngữ thần học trong Hermetica đều không có trong Giăng và cách diễn đạt của Giăng nhìn chung giống với LXX(?) hơn là với Hermetica (9)
Bultmann đã bảo vệ quan điểm mà nhiều học trò ông đã chấp nhận, ông cho rằng từ những tài liệu Mandian (?), thế kỷ bảy và tám SCN có thể xây dựng lại được một phong trào từ thời tiền Cơ Đốc tiêu biểu cho một thuyết tổng hợp giữa triết học cổ Hy Lạp và thuyết thần bí Phương Đông bất nguồn từ một loại tôn giáo “ngộ đạo” đầu tiên. Cuối cùng, “sự ngộ đạo” tiền Cơ Đốc đã trở nên chủ nghĩa ngộ đạo đủ lông đủ cánh vào thế kỷ hai và ba SCN, phản ánh qua các cha đạo Irenaeus. Chủ nghĩa ngộ đạo này là một tà giáo Cơ Đốc rõ rệt. Những điểm cơ bản của thần học ngộ đạo bao gồm tính hai mặt của vũ trụ, trong đó thế giới vật chất là xấu xa, linh hồn con người thuộc về thiên quốc, vương quốc của ánh sáng và sự sống. Linh hồn đã bị sa ngã vào thế giới vật chất, thế giới của bóng tối và sự chết- Thượng Đế đã cử Đấng Cứu Chuộc Thánh tới nhân loại để thắp sáng tâm linh họ bằng cách cho họ hiểu được bản chất thực của mình, nhờ vậy, tạo khả năng cho họ trước khi qua đời thoát khỏi sự cuốn hút của thế giới vật chất và trở về căn nhà đích thực của họ trên thiên đàng. Thiên đàng là nhà tự nhiên của con người. Thế giới này là một nhà tù. Đấng Cứu Chuộc Thánh đã xuống trần gian và trở về trời. Ngài đã dạy cho chúng ta biết về sự cứa rỗi.(10)
Một cuộc tranh luận sôi nổi đã nẩy ra giữa các học giả về vấn đề phải chăng thần học ngộ đạo này đã đến trước Cơ Đốc giáo và ảnh hưởng đến thần học của Đấng Christ, tồn tại trước vô cùng, hiện thân làm người, và đã bay lên trời, cần nhấn mạnh rằng thần học ngộ đạo này có thể tìm thấy trong chủ nghĩa ngộ đạo thế kỷ thứ hai SCN như một sự sai lầm Cơ Đốc, một lý thuyết cho rằng nhờ có phong trào tổng hợp trước Cơ Đốc mà đã nắn nên các Cơ Đốc nhân, đặc biệt là Giăng. Trong khi đó thì Cơ Đốc Học là một sự xây dựng cơ bản dựa trên những bài viết sau Cơ Đốc. Trong khi các khuynh hướng ngộ đạo đã tìm thấy trong Do Thái giáo và văn hóa cổ Hy Lạp, thì

ảnh hưởng Đấng Cứu Chuộc Thánh không thế nào tìm được trong bất kỳ tài liệu nào trước Cơ Đốc.( 11)
Sự phát hiện ra thư viện ngộ đạo ở Nag Harnmadi (Ai Cập) năm 1947, gồm mười ba bản viết tay, bao gồm 49 tài liệu khác nhau, đã cho chúng ta lần đầu tiên, một tuyển tập lớn về các nguồn gốc ban đầu của chủ nghĩa ngộ đạo Ai Cập.(l2) Trong khi mà Robison thể hiện hy vọng rằng tư liệu này có thể dùng làm cầu nối qua vực thẳm ngăn cách giữa các tài liệu Do Thái trước Cơ Đốc với chủ nghĩ ngộ đạo Cơ Đốc, (l3) thì một trong những người có uy tín nhất trong lãnh vực tôn giáo cổ Hy Lạp lại tin rằng những bản thảo mới tìm thấy ở Nag Hammadi “chứng minh đầy đủ rằng quan điểm truyền thống của Chủ Nghĩa Ngộ Đạo này là một tà giáo Cơ Đốc, đâm rễ từ các tư duy suy đoán”.(14) Nock cũng nhắc nhở chúng ta rằng Hermetica không có một nhân vật cứu chuộc nào cả.
Một phát hiện khảo cổ khác đã cách mạng hóa việc nghiên cứu thần học của Phúc Âm Thứ Tư. Bắt đẩu bằng một phát hiện tình cờ một vài cuộc bản thảo cổ (năm 1947) ở Khirbet Qumran gần phía đầu Biển Chết, người ta đã tìm được di vật của thư viện của nhóm dòng tu phân lập, mà phần lớn học giả đã đồng nhất với nhóm Essenes hoặc tiền thân của nhóm này.(15) Có một sự tương tự đáng ngạc nhiên về cách diễn đạt giữa các tài liệu Qumran và Phúc Âm Giăng làm cho nhiều học giả cảm thấy rằng giữa hai tài liệu này phải có một sự liên quan chặt chẽ. Có thể Giăng Báp-tít đã là một người Qumran trong những năm sống nơi hoang dã.(16)
Nếu không có sự phụ thuộc trực tiếp giữa Phúc Âm Giăng và các tài liệu Qumran, thì những sự giống nhau ấy đã chứng tỏ rằng cách diễn đạt và tư duy của Phúc âm Thứ Tư đã nẩy sinh ở Palestine vào giữa thế kỷ thứ nhất SCN. Một quan điểm mà chỉ có một vài học giả thuộc thế hệ trước dám ủng hộ. Quan điểm này đã dẫn tới “Cách nhìn mới về Phúc Âm Thứ Tư (17), một tác phẩm đã cách mạng hóa việc bình luận Giăng. Nhiều học giả hiện đại đã nhận ra rằng truyện kể của Giăng là đáng tin cậy, độc lập với các Phúc Âm Đồng Quan, bắt nguồn từ xứ Palestine từ những năm 30-66 SCN,(18) và có những đóng góp lịch sử nhất định.
            .
Sau khi đã bàn đến những vấn đề trên, sự khác nhau giữa Chúa Giê-xu trong các Phúc Âm Đồng Quan và Chúa Giê-xu trong Giăng vẫn tồn tại. Vấn đề càng phức tạp hơn vì rằng cách diễn đạt và thần học của Phúc Âm Giăng rất nhiều chỗ hệt như trong Thư Thứ Nhất của Giăng. Chúng ta phải đương đầu với một quan điểm cho rằng Phúc Âm Thứ Tư là sản phẩm cuối cùng của các truyện kể Phúc Âm, mà Giăng đã nhớ đã suy nghĩ và đã công bố với cách nói và tư tưởng riêng của mình, sau khi đã hoàn toàn thấm nhuần câu chuyện. Nhưng nếu cách nói và tư tưởng là của Giăng thì chúng ta lại phải đương đầu với một vấn đề khác: tác giả của Phúc Âm này là một thiên tài sáng tạo lớn hơn cả Chúa Giê-xu.(l9)
Một cách giải quyết khác là Giăng đã cố tình đưa lại và giải thích các lời dạy của Chúa Giê-xu sao cho phù hợp với hoàn cảnh đương thời. Người ta sẽ cảm nhận được đàng sau tác phẩm này là quyền năng của Chúa Giê-xu đầy vinh quang, vì Ngài đã sống lại và đang tiếp tục dạy cho dân sự thông qua Chúa Thánh Linh (Giăng 14:26: 16:13).(20)
Một lối thoát khác: Chúa Giê-xu là một giáo sư vĩ đại đến mức không bị giới hạn trong một cách diễn đạt các lời giáo huấn. Có thể Ngài đã dùng cách nói ngụ ngôn sinh động, đầy hình ảnh để dạy cho quần chúng ở Ga-li-lê, và cũng dùng hình thức bài giảng sâu sắc, suy rộng hơn đối với tầng lớp có học ở Giê-ru-sa-lem và cả với các môn đệ Ngài,(21) Khó khăn ở đây là: bài về bánh của sự sống đã được giảng cho quần chúng ở Ga-li-lê, sau khi Chúa đã cho năm nghìn người ăn: nhưng Giăng đã viết theo cách diễn đạt hoàn toàn riêng và khăng định bài này được giảng ở nhà hội Ca-
bê-na-um. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy những ý tường trong bài giảng này phù hợp hoàn toàn với những quan niệm Do Thái về lễ Vượt Qua.(22) Có thể tả trong những ngày cuối cùng, thực tế Chúa Giê-xu đã sử dụng một phương cách giảng khác để mở ra một chân lý sâu sắc hơn về con người và sứ mệnh của Ngài cho các môn đệ, và Giăng đã cố tình trình bày toàn bộ Phúc Âm theo cách diễn đạt này. Đây là một vấn đề mà có thể không bao giờ tìm được câu giải đáp cuối cùng. Tuy nhiên chúng tôi có thể trích dẫn những câu đẩy sức thuyết phục sau đây của W.F. Albright:
Không có một sự khác nhau cơ bản nào về những lời dạy của Chúa giữa Phúc Âm Giăng và các Phúc Âm Đồng Quan. Sự trái ngược giữa chúng chỉ là sự tập trung của câu chuyện vào một số khía cạnh của những lời dạy này. Tuy nhiên không có gì chứng tỏ rằng có những lời dạy của Chúa Giê- xu đã bị bóp méo hoặc làm sai lệch đi, hoặc đã được thêm vào những chi tiết sống động. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận giáo hội buổi đầu đã có những nhu cầu làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các chủ đề đưa vào trong Phúc Âm; nhưng không có lý do gì để giả thiết rằng các nhu cầu của giáo hội thuở ấy phải chịu trách nhiệm trong việc can thiệp hoặc đổi mới ý nghĩa thần học. Một trong những giả định kỳ lạ nhất của các học giả và cá nhà thần học Tân Ước cơ bản là: đầu óc Chúa Giê-xu hạn hẹp đến mức mà mọi sự trái ngược hình thức giữa Giăng và các Phúc Âm Đồng Quan chỉ là do sự khác nhau gữa các nhà thần học Cơ Đốc. Mỗi nhà tưởng lớn đều được bạn bè và thính giả giải thích khác nhau. Họ sẽ chọn ra những gì có vẻ tương đặc nhất hay hữu ích nhất mà họ đã được thấy và được nghe.(23)
Điều này không có nghĩa rằng chúng ta có thể khoác áo giả dối cho sự khác nhau giữa Giăng và các Phúc Âm Đồng Quan, đặc biệt là những trọng điểm thần học khác nhau. Khó có thể tránh khỏi kết luận rằng Giăng đã phản ảnh một cách giải thích thần học sâu rộng hơn các Phúc Âm Đồng Quan. Tuy nhiên, trải qua lâu rồi cái thời mà chúng ta có thể nghĩ rằng các Phúc âm Đồng Quan chỉ là lịch sử "trần trụi". Các Phúc âm này đã được viết bởi những người mà sự kiện Chúa sống lại đã làm cho họ tin rằng Chúa Giê-xu chính là Đấng Mết-si-a và là Con Thượng Đế (Mác 1:1). Do đó họ đã viết các sách "Tin Lành” dưới ánh sáng của niềm tin này. Các Phúc âm Đồng Quan vừa là thần học vừa là lịch sử,(24) Giăng đã không làm gì khác là giải thích cho sáng tỏ hơn cái đã luôn luôn sáng tỏ trong các Phúc Âm Đồng Quan (Ma-thi-ơ 11:25-30). “Sự khác nhau giữa các Phúc Âm này không phải rằng Phúc Âm Giăng có tính chất thần học, còn các Phúc âm kia không có vấn đề là tất cả đều có tính chất thần học nhưng theo những cách khác nhau.”(25) Nếu Phúc Âm Giăng là một cách giải thích thần học, thì đó là một cách giải thích các biến cố mà Giăng tin là đã xảy ra trong lịch sử. Rõ ràng rằng các Phúc Âm Đồng Quan không nhằm mục đích tường trình Ipsissima verba của Chúa Giê-xu hay lịch sử các biến cố của đời Ngài, mà nhằm đưa ra những bức tranh về Chúa Giê-xu và những tóm tắt về các lời giáo huấn của Ngài. Ma-thi-ơ tự cảm thấy được tự do sắp xếp lại các tư liệu trong Mác và tường trình các lời dạy của Ngài khá thoải mái.(26) Nếu như Giăng đã trình bày thoáng hơn cả Ma-thi-ơ và Lu-ca, thì cũng chỉ vì ông muốn đira ra một bức tranh sâu sắc hơn và thực hơn vẻ Chúa Giê-xu. Truyền thống lịch sử và khách quan trong cách giải thích Giăng đan chặt vào nhau đến mức không thể tách ra được.(27) .
Thực tế, Giăng đã đưa ra một cách thể hiện sâu sắc. Điều đó không giải thích cho hình thức và cách viết đặc biệt của Phúc Âm này. Những sự giống nhau giữa Giăng và Qumran tối hiểu cũng chứng tỏ rằng cách viết và những ý tưởng của Phúc Âm Thứ Tư có thể đã bắt nguồn từ Palestine vào đầy thế kỷ thứ nhất SCN. Nó không trả lời đầy đủ vấn đề tại sao Phúc Âm Thứ Tư lại có dạng độc đáo ấy. Không có gì đáng khen ngợi luận điểm cho rằng Phúc âm này phải được coi là sản phẩm của tư tưởng triết học cổ Hy Lạp hoặc những tư tưởng ngộ đạo.(28) Tuy nhiên những sự giống nhau giữa Giăng và các tư tưởng cổ Hy Lạp phổ biến khó có hể lả ngẫu nhiên. Cách giải
quyếr tốt nhất là Phúc Âm Giăng đã được viết như các cha đạo gợi ý, vào cuối thế kỷ thứ nhất, để chống lại khuynh hướng ngộ đạo trong giáo hội. Có tnột đầu mối, tìm thấy được trong Thư Thứ Nhất. Đó là chỗ nói về những người không công nhận rằng Chúa Giê-xu là Con Thượng Đế nhưng giáng thế làm người (I Giăng 4:2). Các giáo sư giả đã xuất hiện trong giáo hội, là hiện thân của nhóm chống Chúa Cứu Thế (I Giăng 2:18, 19) và từ chối địa vị Mết-si-a thực của Ngài. Nếu như Phúc Âm này, cũng như Thư Thứ Nhất, (29) được viết để chống lại chủ nghĩa ngộ đạo chớm nở thì lý do của cách viết cũng như cách thể hiện sứ điệp rất đặc biệt của Giăng trở nên rõ ràng. Giăng đã sử dụng ngôn ngữ và ý tưởng rất quen thuộc trong giới ngộ đạo để chống lại chính những khuynh hướng ngộ đạo này. Cơ sở của cách thể hiện này bắt nguồn từ Palestine, và không nghi ngờ gì nữa, chính từ Chúa Giê-xu. Nhưng Giăng đã chọn để thể hiện toàn bộ Phúc Âm của ông bằng ngôn ngữ mà có thể Chúa chúng ta đã chỉ dùng khi đối thoại thân mật với các môn đệ hoặc khi tranh luận thần học với các thầy dạy luật có học để nói lên ý nghĩa đầy đủ của Ngôi Lời hằng hữu đã trở thành hình hài thể xác con người (Giăng 1:14) trong biến cố lịch sử về sự ra đời của Chúa Cứu Thế Giê-xu.(30)
Trong mọi trường hợp, khi nghiên cứu thần học của Phúc Âm Thứ Tư, nhiệm vụ của chúng ta không những chỉ là nêu lên đích thực tư tưởng Giăng mà còn cố gắng khám phá xem tư tưởng ấy giống và khác ở mức độ nào so với các Phúc Âm Đồng Quan. Phải chăng Giăng đã trình bày một thứ thần học đã được giải thích lại về cơ bản, hay Phúc Âm của ông cũng bao gồm cùng một loại thần học như các Phúc Âm Đồng Quan nhưng có những điểm nhấn mạnh khác nhau? Đây là nhiệm vụ hai mặc của chúng ta.

CHƯƠNG 17

TÍNH HAI MẶT TRONG PHÚC ÂM GIĂNG


HAI THẾ GIỚI. Vấn đề khó nhất trong thần học Giăng là tính hai mặt có thể khác với các Phúc Âm Đồng Quan. Tính hai mặt trong các Phúc Âm Đồng Quan trước hết là tính ngang: sự đối lập giữa Đời Này và Đời Sau; còn tính hai mặt trong Giăng lại là dọc: sự đối lập giữa thế giới trên cao và dưới thấp. “Các ngươi bởi dưới mà có, còn Ta bởi trên mà có”(Giăng 8:23). Các Phúc Âm Đồng Quan đem đối lập Đời Này với Đời Sau, và qua cách dùng của Phao-lô, chúng ta biết được rằng “thế gian này” có thể tương đương với “Đời Này” trong tính hai mặt tận thế. (l) Nhưng trong Giăng, “thế gian này” hầu như luôn luôn đối lập với thế giới trên cao, “thế gian này” được coi là tội lỗi, với ma quỷ làm chúa (16:11). Chúa Giê-xu đã đến để chiếu sáng cho thế gian này (11:9). Quyền lực của sứ mệnh Ngài không đến từ “thế gian này” mà từ thế giới trên cao, từ Thượng Đế (1 8:36). Sau khi hoàn thánh sứ mệnh, Ngài phải lìa khỏi "thế gian này” (13:1).
Tính hai mặt ấy thể hiện rõ trong cách nói của Chúa Giê-xu rằng Ngài từ trời xuống Trái Đất và rồi sẽ lại về trời. “Chưa hề có ai lên trời trừ ra Đấng từ trời xuống” (3:13). Chúa Giê-xu đã từ trời xuống để hoàn thành sứ mệnh do Thượng Đế giao cho (6: 38). Ngài đã từ trời xuống như “bánh hằng sống”. Ai ăn bánh này sẽ không bao giờ chết nhưng được sống vĩnh cửu (6:33, 41,50, 51,58). Sau khi hoàn thành sứ mệnh, Ngài phải trở lên trời, nơi mà từ đó Ngài đã xuống thế gian (6:62). Lúc Ngài sống lại rồi, Ma-ri luôn bám lấy Ngài. Ngài đã phán với bà ta rằng đừng làm như thế, Ngài chưa về với Cha đâu, mà hãy đi báo với các môn đệ và nói với họ “Ta sắp lên cùng Cha Ta và Cha các ngươi, cùng Đức Chúa Trời Ta và Đức Chúa Trời các ngươi" (20:17).
BÓNG TỐI VÀ ÁNH SÁNG. Thế gian bên dưới là vương quốc của bóng tối nhưng thế giới bên trên là vương quốc của ánh sáng. Đấng Cứu Thế đã đến và đem ánh sáng vào vương quốc bóng tối. Ánh sáng và bóng tối được coi là hai hình ảnh đối lập nhau. “Ánh sáng soi trong bóng tối, bóng tối chẳng hề nhận lấy ánh sáng” (1:5). Chính Chúa Giê-xu là nguồn sáng (8:12). Ngài đã đến thế gian để làm cho loài người không còn bị giữ lại trong bóng tối nữa mà được phép có ánh sáng của sự sống và được tạo khả năng để bức trong ánh sáng cho khỏi vấp ngã. (8:12, 9:5, 11:9, 12:36, 46). Những ai tiếp nhận ánh sáng sẽ trở nên con cái của ánh sáng (12:36). Mặc dầu ánh sáng đã đến với thế gian, nhưng con người vẫn yêu bóng tối hơn, và từ chối không chịu đến với ánh sáng vì những việc làm tội lỗi ca họ. Bất cứ ai “làm theo chân lý” cũng sẽ đến với ánh sáng để bày tỏ bản chất thật của mình (3:19-21). Trong Giăng, tội lớn nhất là tội căm ghét ánh sáng, tức là không tin nhận Chúa Giê-xu.            .           .
XÁC THỊT VÀ THẦN LINH. Một sự đối lập khác trong tính hai mặt này, tuy được dùng hạn chế hơn, là giữa xác thịt và Thần Linh. Xác thịt thuộc về vương quốc ở dưới, còn Thần Linh thuộc vương quốc ở trên. Xác thịt không phải là tội lỗi, như Phao-Lô đã khẳng định, nhưng tiêu biểu cho sự yếu đuối và bất lực của vương quốc ở dưới. Một cuộc đời “được sinh ra bởi ý muốn xác thịt” (1:13), nghĩa là bởi sự sinh sản tự nhiên của con người. Xác thịt không phải là tội lỗi, bởi vì “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (1:14). Xác thịt đồng nghĩa với con người, loài người. Tuy nhiên, xác thịt bị giới hạn trong vương quốc dưới; nó không thể đạt tới cuộc sống của thế giới ở trên. “Hễ chi sinh bởi xác thịt là xác thịt” (3:6); con người phải được sinh từ phía trên. (2) Về sau, Giăng được sinh từ phía trên là được sinh bởi Thánh Linh. Bản chất con người là yếu đuối, là phải chết. Chỉ khi được Thánh Linh cùa Thượng Đế ngự vào lòng, nó mới hiểu hoặc kinh nghiệm được
những ơn phước của Nước Trời (3; 12). Cuộc sống vĩnh cửu là một tặng phẩm của Thánh Linh Thượng Đế. Xác thịt trở nên vô ích dưới ánh sáng của cuộc sống vĩnh cửu. Con người không thể đạt tới cuộc sống vĩnh cửu với hình thức xác thịt của mình (6:63).
Một chiều khác bỗng xen vào tính hai mặt Giăng khi nói về việc THỜ PHƯỢNG. “Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy" (4:24). “Lấy tâm thần mà thờ lạy” không có nghĩa là lấy tinh thần con người để thờ phượng, trái với việc thờ phượng bằng các nghi lễ hình thức. Mệnh đề này có nghĩa là phải để cho Thánh Linh của Đức Chúa Trời làm chúa việc thờ phượng của mình. (3) Ở đây, giữ thế giới ở trên và thế giới ở dưới không đối lập nhau nhiều như giữa việc thờ phượng theo kiểu cũ và kiểu mới do Chúa Giê-xu mở đầu. Sự thờ phượng bằng tâm linh và lẽ thật là đối lập với những cuộc thờ phượng theo nghi lễ ở Giê-ru-sa-lem hay Ge-ri-zim. (4) “Đây là một sự thay thế các giáo đường hoặc các đền thờ đương thời bằng sự thờ phượng trong thời tận thế”. "Thánh Linh nâng con người lên cao hơn mức Trái đất, mức của xác thịt, và tạo khả năng cho họ thờ phượng Đức Chúa Trời cách thích hợp. "(5) đây lần đầu tiên chúng ta gặp sự giao nhau giữa tính hai mặt dọc và ngang. Bởi vì Chúa Giê-xu đã từ trên mà đến thế gian, Ngài đã lập nên những cách thức sinh hoạt mới.
KOSMOS. Khi nghiên cứu thần học Giăng, điều quan trọng là phải hiểu cách dùng thuật ngữ “thế gian” (kosmos) của ông. Thuật ngữ này được dùng theo một vài cách khác nhau. Đôi khi, theo cách thể hiện của triết học Hy-Lạp, giống như cách dùng của các Phúc Âm Đồng Quan kosmos có thể có nghĩa là toàn bộ các vật thọ tạo (Giăng 17:5, 24) (6) hoặc chỉ riêng Trái Đất (Giăng 1 1:9; 16:21: 21:25). (7) Trái Đất thường được ám chỉ là chỗ ở cùa con người, như trong cách nói Do Thái: đến thế gian (6:14; 9:39; 11:27; 18:37), ở thế gian (9:5a), lìa thế gian (13:1: 16:28b). Trong khi một số lời dạy này đòi hỏi ý nghĩa thần học vì văn cảnh dược dùng, thì chính cách biểu hiện này lại rất quen thuộc trong thuật-ngữ học Do Thái. Đến thế gian chỉ có nghĩa là được sinh ra, ở thế gian nghĩa là đang sống, và lìa thế gian nghĩa là chết. (8)
Không có dấu vết nào của ý tưởng thế gian là tội lỗi. "Muôn vật bởi Ngài làm nên chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài" (1:3). Trong Giăng, không có một yếu tố nào về tính hai mặt của vũ trụ hay về việc phải từ chối thế gian. Thế gian được sáng tạo, nên luôn luôn thế gian là của Thượng Đế.
Trong cách nói hoán dụ, kosrnos có thể có nghĩa không chỉ là thế gian mà cũng có nghĩa là những người đang cư ngụ trên thế gian này: nhân loại (12:19; 18:20; 7:4; 14:22). Nghiên cứu kỹ những câu này ta thấy rằng kostnos không có nghĩa là toàn thể mọi người sống trên Trái Đất mà chỉ có nghĩa là nhân loại nói chung. “Cả thiên hạ đều chạy theo người” (12:19) có nghĩa là Chúa Giê-xu đã được nhiều người đáp lời. Chúa Giê-xu đã nói rõ ràng cùng thiên hạ (18:20). Điều đó có nghĩa làng đã tiến hành chức vụ cách công khai. Cách dùng của Giăng đã về thuật ngữ này không phải là thông dụng trong Tiếng Hy Lạp cổ điển. Trong các Phúc Âm Đồng Quan ta cũng thấy cách dùng này (Ma-thi-ơ 5:14 và 18:7).
Cách dùng đáng chú ý nhất của thuật ngữ “kosmos” với nghĩa “nhân loại" được tìm thấv trong những lời dạy mà ở đó thế gian-nhân loại- là đối tượng của tình yêu và sự cứu rỗi của Thượng Đế. Đức Chúa Trời yêu thương thế gian (3:16) và ban con mình xuống để cứu thế gian (3:17c; 12:47). Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của thế gian (4:42). Ngài đã đến để cất tội lỗi của thế gian đi (1:29) và ban sự sống cho thế gian (6:33). Những lời dạy này không mang ý nghĩa nhấn mạnh tổng quát đặc biệt mà chỉ khẳng định nhân loại về toàn bộ là đối tượng của tình yêu và họa động cứu rỗi của Thượng Đế. (9)

KOSMOS: CON GƯỜI TRONG TÌNH TRẠNG THÙ ĐỊCH VỚI THƯỢNG ĐẾ. Cho đến đây, cách dùng của Giăng về thuật ngữ kosmos cũng giống như trong các Phúc Âm Đồng Quan. Tuy nhiên, Giăng cũng dùng thuật ngữ này với nghĩa riêng không có trong các Phúc Âm Đồng Quan. Nhân loại được nhìn không phải đơn giản là cư dân của Trái Đất và là đối tượng của tình yêu cũng như hoạt đông cứu chuộc của Thượng Đế, mà còn là những kẻ đối lập với Thượng Đế, đầy tội lỗi, nổi loạn, bị ngăn cách với Thượng Đế như là những kẻ sa ngã. Kosmos được đặc trưng bằng điều ác (7:7), và việc không nhận biết Thượng Đế (17:25), cũng như sứ giả của Ngài, Đấng Christ (1:10). Khi Giăng nói rằng “ thế gian đã làm nên bởi Ngài” (1:10) thì từ ngữ kosmos (thế gian) ở đây có nghĩa là nhân loại chứ không phải là vũ trụ hay Trái Đất. Cái làm cho kosmos thành tội lỗi không nằm trong chính nó mà do nói quay lưng lại Đấng Sáng Tạo và trở thành nô lệ cho các quyền lực tội lỗi. Sự ngăn cách giữa thế gian và Thượng Đế được thực hiện rõ trong việc họ căm ghét sứ giả của Thượng Đế (7:7; 15:18), người đã đến để cứu họ. Quyền lực của tội lỗi làm cho thế gian này trở thành nô lệ khi họ nổi dây chống lại Thượng Đế. Ba lần Giăng gọi nó là vua chúa của thế gian (12:31; 14:30; 16:11). Thế gian trực diện chống lại các môn đệ của Chúa Giê-xu, là những người trước đây cũng thuộc về thế gian, nhưng đã được chọn đưa ra khỏi đó và thuộc về Đấng Christ (17:16), mặc dầu họ tiếp tục sống trong thế gian này (13:1; 17:11, 15). Họ không mang những tính chất của thế gian nữa, vì học thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu, sau khi đã tiếp nhận lời Ngài (17:14). Mục đích cùa Chúa Giê-xu là sống theo ý Cha Ngài hơn là chỉ cho nhân loại. Vì vậy, Ngài không thuộc về thế gian này, mặc dầu sống trong thế gian. Cũng có thể nổi như vậy cho các môn đệ Ngài. Họ đã chuyển tính yêu thương chỉ đối với con người sang đối với Thượng Đế; nên họ không thuộc về thế gian này nữa (15:19; 17:14). Chúa Giê-xu đã đến để chia loài người làm hai, mặc dầu họ tiếp tục sống với nhau. Thượng Đế đã chọn một số người ra khỏi thế gian (15:19) để lập thành một hội đoàn mới tập trung quanh Chúa Giê-xu (17:15). Bởi vì thế gian này căm ghét Chúa Giê-xu, nên họ cũng căm ghét cả những người theo Ngài (15:18; 17:14).
Phản ứng của các môn đệ không phải là phản ứng của một người rút khỏi thế gian mà của người đang sống trong đó nhưng được thúc đẩy bởi tình yêu của Thượng Đế hơn là bởi tình yêu của thế gian.(10) Các rnôn đệ phải thực hiện một sứ mệnh ở thế gian, mà thực chất không có gì khác hơn là thực hiện sứ mệnh của Chúa Giê-xu (17:18). Vì Chúa Giê-xu đã cống hiến đời mình để thực hiện hoàn tất ý chỉ của Cha Ngài ở thế gian và công cuộc cứu chuộc, (l1) nên những người tiếp bước Ngài cũng không thể yên tâm và thỏa mãn như mọi người ở thế gian, mà phải dâng mình cho công cuộc cứu chuộc của Thượng Đế (17:17,19). Họ phải giữ mình để tránh khỏi tội lỗi của thế gian (17:15), bằng cách lấy tình yêu Thiên Chúa làm trung tâm điểm.
Vì vậy, việc tách nhân loại thành con dân Chúa và thế gian không phải là một sự phân chia tuyệt đối. Con người có thể được chuyển từ thế gian sang con dân Chúa nếu biết-nghe và, đáp lại sứ điệp của Chúa Giê-xu (17:6; 3:16). Tóm lại, các môn đệ phải làm cho bất diệt sứ mệnh của Chúa Giê- xu ở thế gian để nhân loại biết đến Phúc Âm và được cứu khỏi thế gian (20:31). Thế gian không thể nhận lãnh được Đức Thánh Linh (14:17). Nhưng nhiều người trên thế gian sẽ tiếp nhận lời chứng của các môn đệ Chúa Giê-xu (17:21), và sẽ tin Ngài, mặc dầu chưa từng thấy Ngài (20:29).
SA-TAN. Trong Phúc Âm Thứ Tư, cũng như trong các Phúc Âm Đồng Quan, thế gian được coi là ở trong sự kìm kẹp của một thế lực ác độc siêu nhiên gọi là ma quỉ (8:44; 13:2) và Sa-tan (13:27). Nó được mô tả bằng ngôn ngữ rất giống với ngôn ngữ của Phao-lô: "vua chúa của thế gian này” (12:31; 14:30; 16:1 1).(12) Các Phúc Âm Đồng Quan nói về nó như là “chúa” (archon) của các quỉ (Ma-thi-ơ 12:24). Giăng không nói về việc nó cai trị các quỉ, mà nói giống như Phao-lô: Toàn bộ kosrnos này bị archon cai trị.”( 13) Nd của nó chính là chống lại công việc Chúa. Khi Giu-đa ở đỉnh
cao của sự phản bội Chúa Giê-xu, “Sa-tan nhập vào y” (13:27). Những người Do Thái tự nhận rằng họ là con cháu Áp-ra-ham, và chính vì vậy là những người thừa kế các ơn phước mà Chúa đã hứa cho ông. Chúa Giê-xu trả lời việc họ căm ghét Ngài chứng tỏ rằng họ không phái là con cháu Áp- ra-ham, mà đích thực là con cháu ma quỉ. Ngay từ đầu ma quỉ là kẻ giết người và chối bỏ chân lý vì trong nó chẳng có gì chân thật (từ 8:39). Chúa Giê-xu đã đến đến mang chân lý tới cho loài người (1:17); còn ma quỉ là kẻ nói dối và cha của sự nói dối.
Không giống với các Phúc Âm Đồng Quan, Giăng đã không kể về cuộc đấu tranh của Chúa Giê- xu với ma quỉ, nhưng rõ ràng là sứ mệnh của Ngài cũng bao hàm cả những cuộc xung đột như vậy đối với các thế lực siêu nhiên.(14) Với tư cách là vua của thế gian này. Sa-tan đã cố gắng thắng Chúa Giê-xu (14:30), nhưng bất lực không làm nổi. Ngược lại, Chúa Giê-xu rõ ràng là đã thắng kẻ thù. Trên thập tự giá của minh, Ngài đã chiến thắng Sa-tan, và ta có thể nói rằng nó đã bị “đuổi đi” (12:31). Nói cách khác, thắng lợi này có thể mô tả như một sự tuyên án “vua của thế gian này” (16:1 1). Giăng không nêu lên nguồn gốc của Sa-tan hoặc bản chất của nó. Nó chỉ được hình dung như một quyền lực siêu nhiên độc ác, chủ của thế gian này nhưng đã bị Chúa Giê-xu đánh thắng trên thập tự giá của mình.
Nhiều học giả hiện đại không thể thừa nhận ý tưởng về một quyền lực siêu nhiên như thế, nhất là những lời của Chúa Giê-xu phán về những người Do Thái là con cái ma quỉ. "Thật không thể hiểu được rằng Chúa Giê-xu ở Na-xa-rét lại từng nói những lời này. (15) Những câu này được họ coi là không phản ánh đúng lời Chúa Giê-xu đã dạy, mà là phản ảnh một cuộc bút chiến mạnh mẽ của Giăng chống lại người Sê-mít. Tuy nhiên, phải công nhận rằng những lời dạy này là phù hợp với toàn bộ giáo huấn trong Phúc Âm Thứ Tư. “(Những người Do Thái) không thể tự nhận mình là dòng dõi thánh dược, vì những việc làm của họ đã chối b điều đó. Thái độ của họ chống lại chân lý của Cha Ngài mà Ngài đã tiết lộ, và sự quan tâm xử tử Ngài là hoàn toàn phù hợp với bản chất cùa cha họ: Ma Quỉ. Ngay từ đầu, nó là tên sát nhân, chống lại Thượng Đế, Đấng có cả vương quốc chân lý. Nó có bản chất dối trá; cái lưỡi bẩm sinh của nó là dối trá lòng đố kỵ và ác tâm của nó đã dụ dỗ con người không vâng lời Thượng Đê và do đó phải chết. Con cái nó không thể hoan nghênh một sự khải thị đến từ Chân Thần duy nhất, và chúng lập trung vào âm mưu phá hoại sứ mệnh của Con, người đã được Cha sai mang ánh sáng và tự do đến cho nhân loại."(l6)
TỘI LỖI. Trong các Phúc Âm Đồng Quan, thuật ngữ hamartia đã được dùng để chỉ các hành động tội lỗi. Trong Giăng, có sự nhấn mạnh hơn vào nguồn gốc tội lỗi. Đức Thánh Linh sẽ làm cho thế giai tự cáo về tội lỗi mình (không phải các tội lỗi) (16:8). Tội lỗi là một cách xử thế sai nào đó, mà trong ví dụ này là sự thể hiện lòng bất tín đối với Đấng Christ. Mọi người sống trong tội lỗi là sống trong cảnh tù tội, là tôi mọi của tội lỗi (8:34). “Tội lỗi con người là tình trạng nó lệ cho ma quỉ, và vì vậy hoàn toàn tách khỏi Thượng Đế.“(17) Ai không tin Chúa Giê-xu là Đấng Cứu Thế sẽ phải chết vì lội lỗi của mình (8:24).
Tội lỗi là bóng tối. Đặc điểm nổi bật của thế gian đẩy tội lỗi này là bóng tối. Nhưng Thượng Đế đã không bỏ thế gian. Ánh sáng đang chiếu vào bóng tối, nghĩa là thông qua Ngôi Lời, Thượng Đế đã chọc thủng bóng tối bằng ánh sáng khải thị siêu nhiên; nhưng "tối tăm chẳng hề nhận lấy sự sáng” (1:5). Chúa Giê-xu nói về chức vụ của mình bằng những từ ngữ tương tự. Ngài nói với mọi người rằng “sự sáng còn ở giữa các ngươi ít lâu nữa, hầu đi trong khi các ngươi còn có sự sáng, e rằng sự tối tăm đến thình lình cùng các ngươi chăng. Kẻ đi trong nơi tối tăm thì chẳng biết mình đi đâu” (12:35). Chỉ có tin vào ánh sáng mới có thể trở thành con cái của ánh sáng được.

KHÔNG TIN CHÚA LÀ MỘT TỘI LỖI. Không tin Chúa là một biểu hiện mạnh mẽ hơn của lòng căm ghét Thượng Đế. Sự hiện diện của Chúa Giê-xu giữa nhân loại đã làm cho lòng căm ghét này bị khủng hoảng, và thể hiện thành lòng căm ghét đối với Đấng Cứu Thế (3:19-21). Ai chống Đấng Cứu Thế sẽ chết vì các tội lỗi của mình (8:24). Vì vậy, lòng tin vào Đấng Cứu Thế (pisteuo eis) được đặc biệt nhấn mạnh trong Giăng. Trong các Phúc Âm Đồng Quan, cụm từ trên chỉ được dùng một lần (Ma-thi-ơ 18:6). Còn trong Giăng, cụm từ này được tìm thấy mười ba lần trong các lời của Chúa Giê-xu, và hai mươi mốt lần trong các lời giải thích của Giăng. Thực chất của việc không tin Chúa Giê-xu là một tội lỗi (16:9). Những người như thế sẽ bị hư vong (3:16), và cơn thạnh nộ của Thượng Đế vẫn ở trên họ (3:36).
SỰ CHẾT. Giăng không nói nhiều về sự chết, mà chỉ coi như là một khía cạnh về sự tồn tại của con người. Ông không bàn đến nguồn gốc Sa-tan, tội lỗi, hay sự chết. Tách khỏi sự sống mà Chúa Giê-xu đã mang lại, loài người sẽ bị bỏ mặc cho chết và tự chịu lấy trách nhiệm cho việc đó, vì họ đã phạm tội. Sự chết là đặc trưng cho thế giới này; nhưng từ trên cao, sự sống đã đến thế gian để giúp mọi người thoát khỏi sự chết và đi vào sự sống vĩnh cửu (5:24).
TÍNH HAI MẶT TẬN THẾ. Cho đến đây, chúng ta đã làm theo dấu vết tính hai mặt của Phúc Âm Giăng, tính hai mặt dọc. Thế giới ở dưới là vương quốc của bóng tối, của quyền lực Sa-tan, của tội lỗi, của sự chết. Thế giới ở trên là thế giới của Thần Linh, của ánh sáng, của sự sống. Trong sứ mệnh của Chúa Giê-xu, ánh sáng và sự sống đã xâm nhập vào bóng tối để giải phóng nhân loại khỏi bóng tối, tội lỗi và sự chết, để ban cho họ đời sống của các Thần.
Tuy nhiên, đây không phải là toàn bộ câu chuyện, vấn đề là ở chỗ trong Giăng đã xuất hiện một sự căng thẳng giữa tận thế dọc và ngang. Giăng không chỉ nhận thức được sự xâm nhập của thế giới bên trên vào thế giới bên dưới. Đó là một sự xâm nhập vào lịch sử. Bulimann giải thích tính hai mặt Giăng là tính hai mặt gnostic, cosmological, đã được định thành tính hai mặt quyết định (dualisrn of decision), (18) còn Dodd giải thích nó bằng tính hai mặt platonic trong đó.
(19). Vì vậy, điều quan trọng là phải xác định xem Giăng có cảm thấy đây là sự cứu chuộc không.
Cultmann đã bảo vệ quan điểm rằng thần học Giăng phải được nhìn trong hoàn cảnh lịch sử cứu chuộc.(20) Mặc dù một số thành ngữ Giăng dùng có trong tư tưởng ngộ đạo, và mặc dù có thể Giăng đã cố tình dùng loại thuật ngữ này để giải thích Phúc Âm cho những người có khuynh hướng ngộ đạo, chúng ta không nên cho rằng cách thể hiện của Giăng bắt nguồn từ những ý tưởng ngộ đạo. Cách thể hiện này cũng tìm thấy trong tư tưởng Palestine, đặc biệt là trong các bản thảo Qumran. Điều sau đây cũng quan trọng như thể: Việc Ngôi Lời-đến thế gian đã được Giăng đặt vào giữa lịch sử. Chắc chắn là Giăng không dùng Cựu Ước nhiều như các Phúc Âm Đồng Quan để chỉ ra rằng Chúa Giê-xu là sự hoàn thành niềm mong đợi Cựu Ước. Nhưng ở nhiễu chồ, ông đã trích dẫn các lời tiên tri để chứng t rằng các lời đó đã được ứng nghiệm trong các sự kiện của cuộc đời Chúa Giê-xu. Giăng Báp-tít là tiếng nói dọn đường cho Chúa, như Ê-sai đã nói (1:23). Quyền tể trị của Chúa Giê-xu đối với đền thờ đã làm ứng nghiệm Thi Thiên 69:9 (?) Chúa Giê-xu đã mở đầu cho một thời đại mới, trong đó mọi người có thể nhận biết Thượng Đế nhanh hơn trong xã hội cũ. Sự kiện đó đã làm ứng nghiệm những lời tiên tri, có thể là Ê-sai 54:13 (6:45). Lần cuối cùng Chúa Giê-xu đi vào thành Giê-ru-sa-lem là chuyến viếng thăm của vua Y-sơ-ra-ên như đã được báo trước trong Thi Thiên 118:25 (?) và Xa-cha-ri 9:8 (12:13-15). Việc dân Do Thái từ chối Chúa Giê-xu đã được báo trước trong Ê-sai 53:1,6:10 (12:38-40). Sự phản bội Chúa cũng được báo trước trong Thi Thiên 41:9 (13:18). Thậm chí các chi tiết về cái chết của Ngài đã làm ứng nghiệm
Thi Thiên 22:19; 34:20 và Xa-cha-ri 12:10 (19:24, 36-37). Tuy nhiên, gây ấn tượng mạnh mẽ hơn những lời trích dẫn đặc biệt là giọng văn chung của Phúc Âm này và quan điểm đối với Cựu Ước về toàn bộ. “Nhìn chung, của Giăng không phải là ủng hộ một vài chủ đề của học thuyết Cơ Đốc về lịch sử dựa vào phần này hay phần khác của Cựu Ước. Thay cho toàn bộ Cựu Ước, đã hình thành một cơ sở hay khuôn khổ để cho khải thị mới dựa vào.“(21) Phần lớn các bối cảnh lịch sử trong Phúc Âm này là cuộc nói chuyện đầy hứng thú của Chúa Giê-xu với những người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem. Điều đó ủng hộ quan điểm trên.(22)
Giăng đã ý thực được rõ ràng Chúa Giê-xu đã mở đầu cho một thời đại mới hiện thực hóa những điều đã báo trước trong Cựu Ước. Ngài đã đánh trên những chủ âm của khúc nhạc dạo đầu. Vì Luật Pháp đã ban cho bởi Môi-se, còn ơn và lẽ thật (tương đương trong thời Cựu Ước là hesed và emeith) bởi Đức Chúa Giê-xu mà đến (1:17). Qua việc trích dẫn Môi-se khá thường xuyên (11 lần), và qua cuộc tranh luận về con cháu Áp-ra-ham (8:33-58). Chúa Giê-xu đã khẳng định rằng Ngài đã đến để ban một sự giải phóng thật mà những người Do Thái tưởng mình đã có rồi vì là con cháu Áp-ra-ham (8:33,36). Thậm chí Ngài khẳng định rằng "cha ngươi là Áp-ra-ham đã nức lòng nhìn thấy ngày của ta; người đã thấy rồi và mừng rỡ” (8:56). Tuv nhiên, câu này là một sự khẳng định rằng Chúa Giê-xu đã hiện thực hóa niềm hy vọng của Áp-ra-ham, một niềm hy vọng mà ông đã có dựa trên những lời hứa của Thượng Đế.
Để chỉ Chúa Giê-xu, Giăng cùng dùng các thuật ngữ như trong các Phúc Âm Đồng Quan: Đấng Mết-si-a, Vua của Y-sơ-ra-ên, Con Loài Người. Con Thượng Đế (23) mặc dầu cách dùng có khác- chút ít. Điều đó chứng tỏ rằng Ngải là sự hoàn thành hy vọng Mết-si-a trong Cựu Ước. Chúa Giê- xu không bao giờ tự giới thiệu mình là Ngôi Lời của Thượng Đế. Điều đó không phải là khoa học quan trọng. Đây là lời làm chứng độc đáo riêng của Giăng về Chúa Giê-xu.
Có thể có đôi chút phàn đối nghi ngờ về việc nhiều sự kiện do Giăng kể lại có ý nghĩa tượng trưng và đã đặt chức vụ ca Chúa Giê-xu vào dòng lịch sử cứu chuộc. Nhưng phép lạ đầu tiên biến nước thành rượu trong đám cưới Ca-na, là một dấu hiệu đá (2:11). Đám cưới là một sự tượng trưng cho những ngày Mết-si-a (Ê-sai 54:4-8; 62:4-5), còn trong các Phúc âm Đồng Quan, cả đám cưới và bữa tiệc đều tượng trưng cho thời đại Mết-si-a (Ma-thi-ơ 8:1 1; 22:1-14; Lu-ca 22:16-18). Sách khải thị đã hình dung sự hoàn thành Mết-si-a bằng một đám cưới (Khải huyền 19:9). Trong Phúc Âm Giăng, đám cưới tượng trưng cho sự hiện diện của sự cứu chuộc Mết-si-a: rượu vang tượng trưng cho không khí vui vẻ của bữa tiệc Mết-si-a (xem Mác 2:19); sáu chiếc chum đá dùng cho thủ tục rửa sạch của người Do Thái, tượng trưng cho thời đại Cựu Ước lúc này đã kết thúc; còn câu nói của Ma-ri: “Người ta không còn rượu nữa" trở thành một sự phản ánh đầy sáng tạo về sự cằn cỗi của thủ tục rửa sạch Do Thái được đề cập nhiều lần trong cách nói của Mác (Mác 7:1- 23).(24) Giăng đã cố tình đặt việc thanh tẩy đền thờ vào ngay đầu Phúc Âm của ông (từ 2:13), giống như Lu-ca đưa việc Chúa Giê-xu bị từ chối tại Na-xa-rét lên đầu chức vụ của Ngài.(25) Giăng giải thích rằng đây là thể hiện địa vị làm Chúa của Đấng Mết-si-a đối với đền thờ. Đền thờ sẽ bị triệt phá và được thay vào bằng tất cả những cái được thể hiện trong sự sống lại của Chúa Giê-xu (2:1 9-20). Ý nghĩa cho rằng phải thờ phượng ở đền thờ cả ở Giê-ru-sa-lem và Sa-ma-ri, dã được thay thế bằng cách thờ phượng do Thánh Linh cảm ứng. Điều này đã được khẳng định công khai trong 4:20-24.
Hai trong các thuật ngữ mà Giăng thích dùng là: lẽ thật (laletheia) và thật (olethinos). Khi Giăng nói về một cái gì đó là thật, (26) ông thường đem đối lập những ơn phước không chỉ giữa trên trời và dưới đất. mà còn giữa kỷ nguyên mới và những cái đã qua. "Sư sáng thật” (1:9) đúng là đối lập

với sự tối tăm trên Trái Đất. Nhưng sự đối lập này không phải lả đối với ánh sáng giả của các tà giáo, mà với nguồn sáng từng phần, không hoàn thiện, trước Ngài. Giăng là một nguồn sáng theo ý nghĩa đó (5:35); còn Chúa Giê-xu là một nguồn sáng hoàn chỉnh. "Bánh thật” (6:32) là thứ bánh thỏa mãn sự đói tâm linh; nhưng nó không phải được đối lập với thức ăn hằng ngày mà với bánh được Thượng Đế cung cấp thông qua Môi-se, loại bánh để duy trì sự sống thể xác. Đấng Christ là cây nho thật (15:1), vì Ngài cung cấp nguồn sống thật cho những ai sống trong Ngài, đối lập với những người Do Thái, cây nho của một hệ thống tôn giáo trước đây (Giê-rê-mi 2:21; Ê-xê-chi-ên 15:1-8; Thi 8:8-16(7)).
Chúa Giê-xu là trung tâm của lịch sử cứu chuộc. Điều này đã được nhấn mạnh nhiều lần bằng từ ngữ “giờ” (2:4; 8:20; 12:23; v.v). đó là giờ của sự khổ nạn, sự chết, sự sống lại, sự thăng thiên như giờ cực điểm trong lịch sử lâu dài mà Thượng Đế đã quan tâm đến nhân loại. (27) Sự nhấn mạnh ấy cũng được thể hiện qua việc lặp lại nhiều lần từ ngữ “hiện bây giờ” (nun). "Nhưng giờ hầu đến và đã đến rồi” (4:23; 5:25) "Hiện bây giờ” sứ mệnh của Chúa Giê-xu đang ở cực điểm, có nghĩa là Ngài đang thắng ma quỉ và thế gian (12:31), đang được vinh quang trong sự chết (17:5) và đang trở về cùng Cha (16:5; 17:13). Cực điểm của lịch sử cứu chuộc cũng là một sự thấy trước thời kỳ hoàn thành tận thế. “?”(28)
Giăng cũng nhìn vào tương lai. Mặc dầu không có học thuyết rõ ràng về giáo hội, Giăng cũng thấy trước sứ mệnh của các môn đệ Chúa Giê-xu. Sứ mệnh của Ngài là nhóm con cái Đức Chúa Trời đã bị tản lạc lại làm một đoàn” (11:52). Điều nảy phản ảnh sứ mệnh của Chúa đối với người ngoại đạo, nhưng Ngài đã dạy rằng: "Ta còn có chiên khác chẳng thuộc về chuồng nàỵ” (10:16).
Như chúng ta sẽ thấy Phúc Âm Giăng có những yếu tố tận thế học tương lai hiện thực. Mặc dù cuộc sống vĩnh cửu trong Giăng thường là một cuộc sống hiện tại của “Tận thế học đã được hiện thực hóa”, nhưng thỉnh thoảng nó cũng là cuộc sống tương lai và tận thế (3:36; 5:39).(30) Măc dù không dùng cách nói đặc biệt, lời dạy sau đây phản ánh rõ hơn lời dạy tương tự trong các Phúc Âm Đồng Quan về tính hai mật tận thế của hai kỷ nguyên: "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong thế giới này thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời” (12:25). Cụm từ "thế giới này” đồng nghĩa với “Đời Này” trong các Phúc Âm Đồng Quan.(31).
Chúng ta kết luận rằng "quan điểm của Giăng về sự cứu rỗi là cả dọc và ngang. Tính dọc thể hiện ở chỗ sự can thiệp thần thánh của Chúa Giê-xu là duy nhất; tính ngang cho thấy mối quan hệ giữa sự can thiệp này và lịch sử cứu rỗi.” (32) vấn đề còn lại là liệu đây có đúng là cách tư duy của Kinh Thánh, phù hợp với các Phúc Âm Đồng Quan, hay là một sự pha trộn của các phương pháp Hy-bá và cổ Hy Lạp về sự cứu rỗi, dẫn đến bóp méo Phúc âm này.
TÍNH HAI MẶT HY LẠP. Tính hai mặt của Phúc Âm Giăng phải được bản luận trên cơ sở tính hai mặt Hy Lạp, bao gồm chủ nghĩa ngộ đạo và tính hai mặt Do Thái, mới phát hiện thấy trong các bản thảo Qumran. Như đã lưu ý ở trên, (33) một số học giả, trong đó nổi bật nhất là Buitmann, cảm thấy rằng nguồn gốc của chủ nghĩa ngộ đạo không phải là kết quả của sự tổng hợp tính hai mặt Hy Lạp và Phúc Âm này mà là sản phẩm cuối cùng của mót phong trào tôn giáo Đông Phương hố lớn, đã có trước Cơ Đốc giáo. Tuy nhiên, cho đến khi tìm thấy rằng các nguồn gốc Do Thái trước Cơ Đốc giáo hay Phương Đông phản ảnh rõ ràng tính hai mặt này, (34) ta nên làm một kết luận an toàn hơn: chủ nghĩa ngộ đạọ trên thực tế chỉ là một phong trào có khuynh hướng tư tưởng Hy Lạp rất sâu sắc”.(35)
Nhiều nhà văn, nhà triết học như Pla-tô, Plu-tác; và Philo Do Thái đã chứng tỏ rằng tính hai mặt bắt rễ sâu tư tưởng triết học và tôn giáo Hy Lạp.(36) Không thể có chuyện vô lý rằng Philo Do
Thái, đã chấp nhận Cựu ước như những khải thị Kinh Thánh lại giải thích nó bằng tính hai mặt hoàn toàn có ý nghĩa triết học. Theo quan điểm này, có hai vương quốc của sự tồn tại: Vương quốc hiện tượng (thế giới đang biến đổi, chuvển dịch và thấy được và vương quốc không hiện tượng là vương quốc của Thượng Đế hiện thực cuối cùng chỉ thuộc về thế giới cao hơn. Con người, cũng như vũ trụ, là một thực thể hai mặt: thể xác và linh hồn. Thể xác thuộc về thế giới hiện tượng linh hồn thuộc về thế giới không hiện tượng. Thế giới nhìn thấy, bao gồm cả thể xác cả, chính nó không phải là tội lỗi nhưng làm một gánh nặng, một trở lực cho linh hồn. Thành ngữ quen thuộc để mô tả mối quan hệ giữa hai thế giới này là soma-sema: thể xác là nấm mồ hay nhà tù của linh hồn.(37) Người sáng suốt là người có thể làm chủ được sự đam mê của thể xác và có thể dùng ý chí để chế ngự những đòi hòi thấp hèn của nó. “Sự cứu rỗi” chính là dành cho những ai làm chủ được sự đam mê của họ, và khi chết, linh hồn họ sẽ được giải phóng khỏi sự nô lệ thể xác, trần tục, và được tự do vui hưởng sự bát tử đầy ơn phước. Nhờ kiến thức, con người có thể đạt đi sự cứu rỗi.  Pla-to dạy rằng ý trí con người có thể hiểu được bản chất thật của thế giới và sự tồn tại của chính con người, và như vậy lý trí làm chủ được cả thể xác. Philo cũng dạy rằng sự hiểu biết về Thượng Đế và thế giới sẽ giải phóng con người khỏi sự nô lệ trần tục. Để đi tới quan điểm đó, Plato đã dùng ly luận biện chứng, còn Philo dùng lời tiên tri và khải thị về Bộ Luật Môi-se.
Những nguồn gốc sớm và quan trọng nhất về chủ nghĩa ngộ đạo là những bản thảo Hermetic. Đó là một sự tổng hợp của chủ nghĩa Platon với các triết học khác. Chúng ta đã từng lưu ý đến sự giống nhau nổi bật giữa Phúc âm Giăng và Hermatica(38)
Thượng Đế được gọi là trí tuệ, ánh sáng và sự sống. Trong bàn luận văn đầu tiên, Poimandres đã mở đầu bằng một khải tượng về nguồn sáng vô tận, đó là Thượng Đế. Bao trùm lên, chống lại nguồn sáng nguyên thủy đó là một đại dương hỗn lọan của bóng tối. Một lời phán thánh (logos), Con Thượng Đế đã phát ra từ nguồn sáng và phân thành trên và dưới. Từ các yếu tố phía dưới, đất và nước, vũ trụ đã được tạo thành. Những yếu tố phía dưới, có bản chất tồn tại tự nhiên, đã mất đi không có nguyên nhân, nên chúng chỉ là vật chất bình thường. Con người đã được tạo nên “như 'hình ta và theo tượng’ ta”, tức là như ánh sáng và sự sống. Nhưng vì yêu tạo vật, nên con người đã bị sa ngã và bị hòa trộn vào với thế giới tự nhiên không có lý trí. Con người này có hai phần: phần phải chết là thể xác và phần bất tử nằm trong sự tồn tại cơ bản của nó. Sự cứu rỗi có thể đạt được sau khi chết, nếu con người vượt thoát được khỏi bản chất xác thịt của mình, nhờ đó được nên thánh. Vương quốc thánh là ánh sáng và sự sống, vương quốc ở dưới là bóng tối hỗn loạn.
TÍNH HAI MẶT QUMRAN. Trong các bản thảo Qumran tính hai mặt thể hiện rất khác. Đoạn tiêu biểu nhất, chứa đựng đầy đủ các yếu tố của tính hai mặt này, là Scroll of the rule (?) (1QS) 3:13-4:26.(39) Đã xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Thần Chân Lý và Thần Ác. Thần Chân Lý đến từ nguồn của ánh sáng, còn Thần Ác đến từ nguồn cùa bóng tối. Mỗi vị thần cai trị một phần nhân loại. Nhân loại đã bị phân làm hai loại rõ rệt: con của ánh sáng và chân lý, và con của sự độc ác. Tuy nhiên, hai vị thần này cũng làm cho cuộc giao tranh của họ diễn ra trong lòng mỗi người. Quan niệm này cũng có trong các ý tưởng ra-bi: trong mồi người đều có hai khuynh hướng: thiện và ác.(40) Thần Chân Lý sẽ ngự trị trong những ai biết nghiêm túc tuân thủ Bộ Luật (như người Qumran), mà ý nghĩa của nó dã được các giáo sư dạy về sự công chính giải thích. Tất cả những người khác đều bị Thần Ác thống trị. Cuộc xung đột này không chỉ giới hạn trong lòng người mà có phạm vi rộng lớn. Rõ ràng cuộc xung đột giữa hai thẩn này chỉ có thể giải quyết được trong đại họa tận thế. Trong ngày phán xét, Thượng Đế sẽ xóa bỏ Thần Ác, và các thiên thần tiêu diệt sẽ trút cơn thịnh nộ của Thượng Đế lên Thần Ác cũng như những kẻ theo nó. Một cuộn bản thảo Qumran khác đã mô tả trận chiến đấu tận thế cách chi tiết (1QM). Phúc Âm Giăng và đoạn bàn
thảo Qumran này đã có một số thuật ngữ chung: thần chân lý, thánh linh, những đưa con của ánh sáng, sự sống vĩnh cửu, ánh sáng của sự sống, bước đi trong  bóng tối, cơn thịnh nộ của Thượng Đế, những đôi mắt mù lòa, đầy ơn, các việc làm của Thượng Đế.(41)
SO SÁNH VỚI PHÚC ÂM GIĂNG. Tính hai mặt cổ Hy Lạp và tính hai mặt Do Thái đồng vai trò gì trong việc giải thích tính hai mặt Giăng? Mặc dù Bultmann rất có uy tín, nhưng cũng khó nghĩ Giăng chia ảnh hưởng của tính hai mặt ngộ đạo. Ngược lại, dường như Giăng chống lại tính hai mặt này. Khi Giăng nhấn mạnh rằng “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta” (1:14), ông đã cố tình chống lại những tư tường ngộ đạo, ngăn cách hai thế giới thần linh và vật chất. Hơn nữa, mặc dù Giăng không quan trọng hóa tận thế học, nhưng đối với ông, sự cứu rỗi không có nghĩa là một cuộc bay của linh hồn khỏi thế giới này như quan niệm của những người ngộ đạo, mà là một cuộc theo Chúa sống động trong thế giới này và sẽ được hoàn thành trong sự sống lại. Sự phát hiện ra tính hai mặt Qumran đã làm lu mờ sự giống nhau giữa Giăng và Hermatica. “Các cuộn bản thảo Qurman đã chỉ ra rằng tính hai mặt của Phúc Âm Thứ Tư không liên quan gì đến Sự Ngộ Đạo, mà có nguồn gốc Palestine.”(42) Jeremias tiếp tục chỉ ra rằng tính hai mặt Giăng giống với Essene, có tính chất đơn thuần, đạo đức tận thế, và đang chờ đợi thắng lợi của ánh sáng.
Tuy nhiên có những khác nhau rất cơ bản giữa tính hai mặt Giăng và Qumran. Trong Qumran, sự xung đột xảy ra giữa hai thần, mà cả hai đều được Thượng Đế tạo ra; còn trong Giăng sự xung đột là giữa thế gian cùng kẻ thống trị nó với Chúa Giê-xu hiện thân làm người. Ta thừa nhận rằng cả hai đều dùng các thuật ngữ “ánh sáng” và “bóng tối”, “con của ánh sáng”, “con của sự độc ác” (bống tối), nhưng trong Giăng những thuật ngữ này không tiêu biểu cho hai thần trị vì hai lớp người khác nhau rõ rệt, mà Ngài hiện thân làm người chính là ánh sáng còn tất cả mọi người đều đứng ở trong bóng tối nhưng được mời vào chỗ có ánh sáng. Hơn nữa, việc ánh sáng chiếu vào bóng tối thế gian chính là một phần của ngày tận thế đã được hiện thực hóa, hoàn toàn khác với thần học Qumran. Thần học về tội lỗi cũng rất khác. Trong Qumran, con cái của ánh sáng là những người tuân thủ Bộ Luật Môi-se, được giải thích theo các giáo sư dạy về sự công chính. Họ đã tách mình ra khỏi thế gian (con cái cửa sự ác). Trong Giăng, con cái của ánh sáng là những người tin Chúa Giê-xu và nhờ vậy có sự sống vĩnh cửu. Đối với Qumran, bóng tối là không tuân giữ Bộ Luật; còn đối với Giăng, bóng tối là những người chối bỏ Chúa Giê-xu. Những sự khác nhau này dẫn đến kết luận rằng ảnh hưởng của Qumran đối với Giăng chỉ là trong cách dùng thuật ngữ mà không phải trong những vấn để thần học cơ bản.
Sự giống nhau giữa Qumran và Giăng là điều quan trọng để hiểu tính hai mặt Giăng. Qumran có cả hai tính hai mặt: tính hai mặt về đạo đức - ánh sáng đối lập với bóng tối —và tính hai mặt tận thế, trông ngóng cuộc chiến thắng cuối cùng của ánh sáng trong ngày tận thế. Các cuộn bản thảo Qumran - không nhiều hơn Giăng - đã sử dụng ngôn ngữ nhị nguyên (dualistic) của hai kỷ nguyên. Nhưng rõ ràng rằng những người Qumran đã trông đợi ngày phán xét — một cuộc đoán phạt thánh đối với quvền lực của bóng tối — khi đó kẻ ác sẽ bị tiêu diệt trong trận đánh tận thế vĩ đại, các phần thưởng và hình phạt sẽ được phân phát. Một vài học giả cho rằng người Qumran mong đợi một sự sống lại của thể xác;(43) còn các mảnh bản thảo, có lẽ mô ti về một Giê-ru-sa- lem mới, thì gợi ý rằng người Qumran đã chờ đợi công cuộc sáng tạo một thế giới mới.(44)
Sự pha trộn của hai lính hai mặt dọc và ngang thể hiện rất rõ ràng trong các tài liệu khải thị Do Thái. I Ê-nốc chứa đựng nhiều khải thị về những bí mật được giấu kín trên trời, nơi Chúa hiện diện; nhưng điều quan tâm chính của sách đó là sự hoàn thành tận thế trong ngày đoán phạt thánh.
Những khải thị của Ezra và Barúc nói rõ về một Giê-ru-sa-lem trên trời, đã được tiết lộ cho A-đam và Môi-se, và cả về Thiên Đàng, sẽ được thấv sau ngày phán xét sau cùng.(45)
Các bản thảo Kinh Thánh cũng được đặc trưng bởi tính hai mặt gấp đôi ấy. Các Phúc Âm Đồng Quan không những có tính hai mặt tận thế - thông điệp của một vương quốc tận thế, đã tiến vào Lịch sử trong con người Chúa Giê-xu — mà còn có tính hai mặt dọc. Trời được hiểu là nơi ngự của Thượng Đế, mà các môn đệ của Chúa Giê-xu có liên hệ rất năng động. Những người biết được về sự đầy ơn khi Thượng Đế trị vì, và chịu khổ nhục cho sự trị vì ấy sẽ có phần thưởng lớn trên trời (Ma-thi-ơ 5:12). Chúa Giê-xu đã khuyên mọi người nên tích trữ của cải ở trên trời (Ma-thi-ơ 6:20). Nếu chàng trai trẻ kia biết từ bỏ lòng yêu mến của cải trần gian của mình và đi theo Chúa Giê-xu, thì anh ta đã có một kho báu trên trời rồi (Ma-thi-ơ 19:21). Hình ảnh minh họa sinh động nhất là sách Khải Thị trong Tân Ước, ở đó Giăng đã có một khải tượng được đưa lên trời để chứng kiến phần cuối cùng của kế hoạch cứu chuộc của Thượng Đế đối với nhân loại. Mặc dầu ông đã trông thấy linh hồn của những người tử vì đạo dưới bàn thờ thánh (Khải Thị. từ 6:9) sự hoàn thành tận thế không có nghĩa gì khác hơn là sự chuyển thành thánh Giê-ru-sa-lem từ trời xuống đất (Khải 21:2). Cấu trúc cơ bản của Kinh Thánh là như sau: có một Thượng Đế ở trên trời, xuống thăm loài người trong lịch sử, và cuối cùng sẽ lại thăm họ, làm biến đổi cái xã hội sa ngã rồi ngự giữa nhân loại trên Trái Đất đã được cứu chuộc. Điều đó hoàn toàn khác với tính hai mặt Hy Lạp, trong đó có một sự cứu chuộc là một cuộc bay của các linh hồn từ trái đất vào thế giới nhà trên trời.(46) Tính hai mặt của Phúc âm Giăng là tính hai mặt của Kinh Thánh vì thông điệp của nó là lời tuyên bố về một ơn phước thánh đối với nhân loại thông qua Chúa Giê-xu hiện thân làm người; và mục đích cuối cùng là sự sống lại, sự phán xét, sự sống trong Đời Sau. Giữa Giăng và các Phúc Âm Đồng Quan không có gì khác nhau về thần học cơ bản mà chỉ có những sự nhấn mạnh là khác nhau. Các Phúc Âm Đồng Quan công bố sự cứu rỗi trong Nước Trời tận thế. Nước Trời ấy đã thâm nhập vào lịch sử thông qua con người và chức vụ Chúa Giê-xu. Giăng công bố một sự cứu rỗi hiện tại trong con người và chức vụ Chúa Giê-xu. Sự cứu rỗi đó sẽ hoàn thành trong ngày tận thế.

Xem tiếp phần 2




Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.